CÁT TƯỜNG THIÊN MẪU (.PDF)
Soạn dịch: HUYỀN THANH
Cát Tường Thiên Mẫu hay Cát Tường Thiên Nữ, tên Phạn là Lakṣmī dịch âm là Lạp Khắc Thí Mễ, tên Tây Tạng là Ban Đạp Lạp Mỗ (Palden Lhamo hay Penden Lhamo). Lại xưng là Đại Cát Tường Thiên Nữ (Mahā-śrī-sevī), Thiện Nữ, Mã Cáp Ca Lý (Mahā-śrī)…
Truyền thuyết Ấn Độ cổ xưa ghi nhận là: khi Thiên Thần cùng với A Tu La cừu địch khuấy động biển sữa thời sinh ra Tôn này. Sau đó Bà La Môn Giáo và Ấn Độ Giáo đem Tôn này tạo thành vị Thần Nữ có tên gọi là Công Đức Thiên Nữ (Śrī-devī) lại xưng là Cát Tường Thiên Nữ, và nói Tôn này là vợ của Tỳ Thấp Nô (Viṣṇu), em gái của Tài Thần Tỳ Sa Môn (Vaiśravaṇa) chuyên trông coi Mệnh Vận và Tài Phú. Về sau thì Tôn này trở thành vị Thần Hộ Pháp trọng yếu của Phật Giáo.
Tại Tạng Truyền Phật Giáo thì Cát Tường Thiên Mẫu rất được sùng phụng, ảnh hưởng lâu xa, là một vị Thần Hộ Pháp nữ tính trọng yếu trong Tạng Mật.
Cát Tường Thiên Mẫu thường thấy có hai loại là: hình tướng hòa nhã và hình tướng phẫn nộ
_Hình tướng hòa nhã tức là Bạch Lạp Mẫu có màu da trắng tinh, trên đầu có búi tóc cao vót đội mão Trời, tai đeo cái vòng khoen lớn, mặt có ba con mắt dài nhỏ phát ra ánh mắt hòa thiện, thân mặc Đại Y, bên trong mặc Đại Hồng Bào, dưới bàn chân mang cái ủng màu hồng, ngồi trên tòa hoa sen, tay phải cầm cành cây màu trắng có gắn mũi tên dài, tay trái tác Dữ Nguyện Ấn chỉ vào cái bát chứa đầy châu báu
(xem hình trong file PDF)
_Hình tượng phẫn nộ của Cát Tường Thiên Mẫu là vị Hung Thần có màu xanh lam, tóc trên đầu có màu cam dựng đứng lên, trên mặt trang sức năm đầu lâu, đỉnh đầu có nửa vành trăng và lông chim công, trên khoen tai bên phải có con sư tử nhỏ trang sức, trên tai trái đeo một con rắn nhỏ, trên eo đeo sổ sách, tay phải cầm cây côn đầu lâu (khô lâu bổng), tay trái cầm cái chén đầu lâu chứa đầy máu tươi, trên thân khoác da người, ngồi trên con Loa (Lừa Ngựa giao hợp sinh ra con Loa) màu vàng phi hành trong ba cõi: trên trời, trên đất, dưới đất. Bên dưới chỗ ngồi của Ngài có treo đầu người rũ tóc xuống phía dưới. Phía trước yên ngựa, ở bên dưới có hai hột xúc sắc màu hồng và màu trắng. Phía sau cái yên có cái túi nhỏ, bên trong chứ đầy độc khuẩn bệnh dịch
(xem hình trong file PDF)
Ý nghĩa của hình tượng này là:
.)Thân thể màu xanh lam, đầu đội mão năm đầu lâu, tóc vàng cam dựng đứng biểu thị cho sự phẫn nộ
.)Đỉnh đầu có nửa vành trăng biểu thị cho phương pháp của Tôn này là vô thượng
.)Trên khoen tai bên phải có con sư tử nhỏ biểu thị cho việc lắng nghe Phật Đạo
.)Trên tai trái đeo một con rắn nhỏ tượng trưng cho dấu hiệu của sự phẫn nộ
.)Trên eo đeo sổ sách biểu thị cho bản Án chuyên môn ghi chép việc mà con người đã gây hoại, tương lai của người ác sẽ bị xử trí bằng cách lột da
.)Tay phải cầm cây côn đầu lâu biểu thị cho việc chuyên môn đối phó với Quỷ ác, A Tu La
.)Tay trái cầm cái chén đầu lâu chứa đầy máu tươi biểu thị cho hạnh phúc
.)Trên thân khoác da người biểu thị cho việc vì Đại Nghĩa diệt Thân
.)Bên dưới chỗ ngồi của Ngài có treo đầu người rũ tóc xuống phía dưới biểu thị cho việc Môn Đồ của Dị Giáo đã bị Ngài giáng phục
.)Hột xúc sắc màu hồng chủ về việc giết chóc, hột xúc sắc màu trắng chủ về việc giáo hóa
.)Bên trong cái túi nhỏ chứa đầy độc khuẩn bệnh dịch biểu thị cho Tôn này là vị Thần chủ về sinh tử, bệnh ôn, thiện ác
.)Ngồi trên con Loa màu vàng phi hành trong ba cõi: trên trời, trên đất, dưới đất biểu thị cho việc Ngài có danh xưng là Tam Giới Tổng Chủ
_Chữ chủng tử của Cát Tường Phật Mẫu là: ŚRĪ
_Thủ Ấn là Bát Diệp Liên Hoa Ấn: Chắp hai tay lại giữa rỗng, mở 2 ngón vô danh, 2 ngón giữa, 2 ngón trỏ rồi hơi co lại như cánh sen
(xem hình trong file PDF)
_Cát Tường Thiên Nữ Tâm Chú là:
“Ông, ma cáp thất lợi gia, thoa cáp”
OṂ_ MAHĀ-ŚRĪYA SVĀHĀ
Hoặc Công Đức Thiên Tâm Ấn: Hai ngón út, hai ngón vô danh cài ngược đầu giao nhau trong lòng bàn tay. Dựng thẳng hai ngón giữa sao cho 2 đầu ngón dính nhau. Hai ngón trỏ đều vịn lưng lóng trên của 2 ngón giữa, Hai ngón cái kèm dựng kề nhau
(xem hình trong file PDF)
_ Chân Ngôn là Đại Thân Chú còn gọi là Thiện Nữ Thiên Chú
NAMO BUDDHĀYA
NAMO DHARMĀYA
NAMO SAṄGHĀYA
NAMO ŚRĪ MAHĀ-DEVĪYA
TADYATHĀ: (OṂ) PARI-PŪRṆA-CARE, SAMANTA DARŚANE, MAHĀ- VIHĀRA GATE, SAMANTA VIDHĀ-MANE, MAHĀ-KĀRYA-PRATI-ṢṬHĀPANE_ SARVĀRTHA-SĀDHNE, SUPRATI-PŪRE, ĀYĀNA DHARMATĀ , MAHĀ-AVIKOPITE, MAHĀ-MAITRĪ, UPA-SAṂHITE, MAHĀ-KLEŚE SU-SAṂGṚHĪTE, SAMANTĀRTHA ANUPĀLANE SVĀHĀ
.)Ý nghĩa của Đại Thân Chú này là:
Namo buddhāya: Quy y Phật đẳng
Namo dharmāya: Quy y Pháp đẳng
Namo saṅghāya: Quy y Tăng đẳng
Namo śrī-mahā-devīya: Quy y Cát Tường Đại Thiên Nữ đẳng
Tadyathā: Như vậy, liền nói Chú là
Oṃ: Nhiếp triệu
Pari-pūrṇa-care: Viên Mãn Hành, thực hiện tròn đủ
Samanta-darśane: có thể thấy tràn khắp
Mahā-vihāra-gate: Đại Trú Xứ Bỉ Ngạn, bờ bên kia của trú xứ to lớn
Samanta-vidhā-mane: Ý niệm dạy bảo khắp
Mahā-kārya: Đại Sự Nghiệp, sư nghiệp to lớn
Prati-ṣṭhāpane: An trụ
Sarvārtha-sādhane: Tất cả nhiêu ích, lợi ích
Suprati-pūre: Khéo đầy đủ, cứu cánh viên mãn
Āyāna-dharmatā: tiếp cận Pháp Tính
Māha-avikopite: Đại bất thoái, đại bất hoại
Mahā-maitrī: Đại Từ
Upa-saṃhīte:Gần gũi thân cận lợi ích chân chính
Mahā-kleśe-su-saṃgṛhīte: khéo chân chính giữ gìn lợi ích bên trong sự Phiền Não rộng lớn (Đại phiền não)
Samantārtha anupālane: Giữ gìn lợi ích của cải cho khắp cả
Svāhā: Đem đến sự tốt lành
_Tạng Truyền Phật Giáo còn ghi nhận chữ chủng tử của Cát Tường Thiên Mẫu là BHYOḤ và tùy theo giòng phái truyền dạy Cát Tường Thiên Mẫu Chú hoặc Cụ Đức Thiên Mẫu Chú khác nhau:
.)Cụ Đức Thiên Mẫu Chú:
OṂ HŪṂ ŚRIYA DEVĪ KALI MAHĀ-KALI HŪṂ BHYOḤ
Phàm cầu đảo tiêu tai, mạnh khỏe, giàu có, cảm tình, hôn nhân, quan lộc, địa vị uy thế, trừ chướng thì Thần Chú này hay tiêu trừ Duyên chướng ngại, mau chóng gom tập được thuận duyên, cát tường
.)Cát Tường Thiên Mẫu Chú (Chú ngắn):
“Cứu lạt mẫu, cứu lạt mẫu, cứu cứu lạt mẫu”
BHYOḤ RAKMO, BHYO RAKMO, BHYO BHYO-RAKMO
.)Cát Tường Thiên Mẫu Chú hay Cụ Đức Phật Mẫu Tâm Chú (Chú dài):
“Cứu lạt mẫu, cứu lạt mẫu, cứu cứu lạt mẫu, thôn cứu, ca lạp lạt khánh mẫu, lạt mẫu, a gia đáp gia, thôn cứu, nhập lộ nhập lộ, hồng, cứu, hồng”
BHYOḤ RAKMO, BHYO RAKMO, BHYO BHYO RAKMO, THUNA BHYO, VILARAGACENAMO RAKMO, AVYATA THUNA BHYO, RULU RULU, HŪṂ BHYO HŪṂ
(xem hình trong file PDF)
Cát Tường Thiên Mẫu Pháp chẳng những là vị Hộ Pháp mà còn là Mãn Nguyện Tôn hay viên mãn hai Thiện Nguyện Thù Thắng và Thế Tục của chúng sinh. Ngoài ra cũng là bậc Tồi Ma hay tồi hủy tất cả Tà Ma, Quỷ Mỵ
Tu trì Cát Tường Thiên Mẫu Pháp hay được miễn trừ nhóm bệnh tật đau khổ, dứt trừ mọi sự chướng ngại, được mạnh khỏe sống lâu giàu có
09/04/2014
Comment