No icon

nam-ton-van-thu

NĂM TÔN VĂN THÙ

Posted by: MT | 04/04/2014

NĂM TÔN VĂN THÙ

NĂM TÔN VĂN THÙ (.PDF)

NĂM TÔN VĂN THÙ

NĂM TÔN VĂN THÙ

Biên soạn: HUYỀN THANH

Theo Tạng Truyền Phật Giáo thì Văn Thù Bồ Tát (Mañjuśrī) là nơi mà Trí Tuệ của chư Phật đã hóa hiện, Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteśvara) là nơi mà Từ Bi của chư Phật đã hóa hiện, Kim Cương Thủ Bồ Tát (Vajra-pāṇi) là nơi mà Lực Lượng của chư Phật đã hóa hiện. Do đó, ba vị Bồ Tát này tức là Trí Tuệ, Từ Bi với Lực Lượng của chư Phật, được hợp xưng là Tam Bộ Chủ

Văn Thù có nhiều loại Hóa Tướng, hiện ra nhiều phong mạo chẳng đồng: có lúc tay phải cầm hoa sen tượng trưng cho sự thuần khiết cao thượng của Trí Tuệ, có lúc thì tay cầm cây kiếm báu biểu thị cho Trí Tuệ hay đoạn trừ tất cả phiền não, có lúc ngồi trên con sư tử biểu thị cho uy vũ dũng mãnh, có lúc ngồi trên đài sen biểu thị cho sự thanh tịnh không nhiễm dính, có lúc ngồi trên con chim công biểu thị cho sự bay bổng tự tại….

Tu trì Pháp Môn của Văn Thù hay được sáu loại Trí Tuệ tức: Tốc Tuệ, Thâm Tuệ, Quảng Tuệ, Thuyết Pháp Tuệ, Biện Pháp Tuệ với Trước Soạn Tuệ. Sáu loại Tuệ này đều có sự chẳng đồng, thông thường:

Người thấy một chữ mà có thể biết ý nghĩa của một loại ấy, tức là người có đủ Tuệ mau chóng (Tốc Tuệ)

Thấy một chữ mà có thể biết nghĩa bên trong của nhiều loại, tức là người đủ Tuệ sâu xa (Thâm Tuệ), liền khiến cho người khác đặt câu hỏi rồi giải quyết vấn đề ấy một cách tinh thâm, rõ ràng

Quảng Tuệ chỉ Trí Năng bao quát nhiều mặt

Người có Thuyết Pháp Tuệ thì khi giảng Kinh rất ư khéo léo

Người có Biện Pháp Tuệ thì rất tinh tế trong việc biện luận nghĩa của Pháp, nói năng mười phần tốt đẹp

Trước Soạn Tuệ tức chỉ tài năng biên soạn tác phẩm khiến cho người được lợi ích

_Tại Tạng Truyền Phật Giáo, Văn Thù Bồ Tát có nhiều loại Hóa Thân, thường thấy có Hồng Hoàng Văn Thù, Nhu Đồng Văn Thù, A Lạp Bạc Tra Văn Thù (cũng là Ngũ Tự Văn Thù), Bạch Văn Thù với Hắc Văn Thù … Năm Tôn của Môn này đều hợp xưng là năm Văn Thù. Năm Văn Thù tuy đồng là Văn Thù Đại Sĩ, nhưng mà Phật Bộ ấy với Hóa Thân đều có sự chẳng đồng, ngoài ra cũng có lợi ích thù thắng chẳng đồng.

Pháp Môn của Hồng Hoàng Văn Thù trừ Trí Tuệ ra cũng có tác dụng Hoài Nhiếp (Tăng ích)

Nhu Đồng Văn Thù là Hóa Tướng của Văn Thù bên trong Tâm của Đại Uy Đức Kim Cương

Pháp Môn của A Lạp Bạc Tra Văn Thù đối với sự chứng ngộ Không Tính đặc biệt có sự trợ giúp

Pháp Môn của Bạch Văn Thù trừ Trí Tuệ ra cũng đặc biệt lợi cho sự sinh ra Tâm Bồ Đề

Hắc Văn Thù trừ Trí Tuệ ra cũng là một vị Bản Tôn trừ chướng

Ngoài ra, Hóa Tướng của Văn Thù lại chia ra nhiều loại tướng: bên ngoài (ngoại), bên trong (nội) với kín đáo (mật). Chú ấy cũng đều có sự chẳng đồng.

_Tùy theo sự truyền thừa mà Pháp Tướng của năm Tôn Văn Thù được ghi nhận khác nhau:

.)Năm Văn Thù là sự hiển hiện chẳng đồng của Văn Thù Bồ Tát. Trung ương là A Lạt Ba Tạp Văn Thù (tức Ngũ Tự Văn Thù).Phần bên trên: phía trái là Hồng Hoàng Văn Thù, phía phải là Tứ Tý Văn Thù. Phần bên dưới: phía trái là Bạch Văn Thù, phía phải là Hắc Văn Thù. Năm loại Thân biến hóa của Văn Thù này đều có năm loại màu thân chẳng đồng, cùng với Ngũ Trí Như Lai mỗi mỗi đối ứng, biểu thị cho Văn Thù gom tập năm loại Trí Tuệ ở một Thân

(xem hình trong file PDF)

.)Thangka (tranh Maṇḍala) của Mông Cổ (Thế kỷ 19) ghi nhận năm hình thức Văn Thù Bồ Tát là:

1_Trung tâm: Ārya-mañjuśrī (màu vàng)

2_Bên trên, phía trái: Tīkṣṇa-mañjuśrī (màu xanh đậm)

3_Phía dưới, bên trái: Rakta-mañjuśrī (màu đỏ)

4_Bên trên, phía phải: Vādita-mañjughoṣa (màu vàng)

5_Phía dưới, bên phải: Vadi-siṃha-mañjughoṣa (màu vàng)

Phần bên trên, ở trung tâm là Đại Sư Je-tsoṅ-kha-pa.

Hai bên trái phải và trung tâm ở bên dưới ghi nhận năm tháp báu của Phật, đại biểu cho năm Đỉnh 

(xem hình trong file PDF)

Ở Trung Quốc, biểu hiện năm Văn Thù Sư Lợi theo màu sắc là: trắng, vàng (hoặc : màu cam) , màu đỏ, màu xanh và màu xanh lá cây .

(xem hình trong file PDF) 

 .)Năm Văn Thù Bồ Tát là nơi hóa hiện của năm Đức Phật, đại biểu cho Như Lai của năm Bộ.

Văn Thù Chủ Tôn được xưng là A Lạp Ba Trát Văn Thù (tức Ngũ Tự Văn Thù), lại xưng là Văn Thù Vương. Là Tôn ngồi ở trung ương, thân màu cam, đầu đội mão năm Phật, tay phải cầm cây kiếm Trí Tuệ biểu thị cho sự chặt đứt tất cả năm độc, Vô Minh. Phiền não… Tay trái cầm hoa Ô Ba Lạp (utpāla), trên hoa có Kinh Điển Bát Nhã biểu thị cho Trí Tuệ của Phật

Bạch Văn Thù có thân màu trắng, đầu đội mão năm Phật. Tay phải để ở đầu gối tác Ấn Thí Nguyện, vịn cành hoa sen, trên hoa có cây kiếm Trí Tuệ dựng đứng. Tay phải để ngang ngực tác Ấn Chuyển Pháp Luân, vịn cành hoa sen, trên hoa có quyển Kinh Bát Nhã, Tôn này chủ yếu là có thể làm cho ngưng dứt tất cả tai nạn, cũng là Pháp Tức Tai, có thể tiêu trừ tất cả Nghiệp Lực. Bạch Văn Thù có thể dùng trị trăm bệnh. Trì Chú của Bạch Văn Thù có thể dùng trị bách bệnh

Hoàng Văn Thù có thân màu vàng của trái quất (màu cam), đầu đội mão năm Phật. Tay phải cầm hoa sen, trên hoa có cây kiếm Trí Tuệ. Tay trái cầm hoa sen, trên hoa có quyển Kinh Bát Nhã. Tôn này chủ về sự ban Phước, biểu thị cho Pháp Tăng Ích

Tứ Tý Văn Thù được trích ra từ Văn Thù Chân Thật Danh Kinh, thân màu vàng hồng, đầu đội mão năm Phật, có bốn cánh tay. Bên phải: tay thứ nhất giơ lên cao cầm cây kiếm Trí Tuệ chém đứt tất cả phiền não Vô Minh, tay thứ hai cầm mũi tên. Bên trái: tay thứ nhất cầm cành hoa Ô Ba Lạp, trên hoa có quyển Kinh Bát Nhã, tay thứ hai cầm cây cung. Tứ Tý Văn Thù chuyên chủ về Pháp Kính Ái

Hắc Văn Thù có thân màu đen hay màu xanh lam đậm, đầu đội mão năm Phật, Tay phải giơ lên cao cầm cây kiếm Trí Tuệ, Tay trái cầm hoa sen, trên hoa có quyển Kinh Bát Nhã. Tôn này chủ về trừ Ma Chướng, tức có thể dùng Pháp Giáng Phục. Hắc Văn Thù có khẩu quyết quán tường bí mật có thể dùng trừ bỏ tất cả chướng ngại 

(xem hình trong file PDF)

_Tác giả Sách Lãng thuộc Miễn Tát Họa Phái (hiện đại) đã vẽ năm loại Văn Thù để phổ biến và xưng gọi là Ngũ Tính Văn Thù

Trung ương là Kỵ Sư Giả Hồng Văn Thù.

Bên trên, phía trái là Trì Kiếm Hoàng Văn Thù, hoặc xưng là Văn Thù Dũng Sĩ

Bên trên, phía phải là Bạch Văn Thù, hoặc xưng là Trí Tuệ Luân Văn Thù

Bên dưới, phía trái là Tứ Tý Văn Thù

Bên dưới, phía phải là Hắc Văn Thù

Ngay chính giữa Thiên Giới là Tung Tam Thế Phật biểu thị cho khái niệm thời gian

(xem hình trong file PDF)

_Chân Ngôn chính của năm Tôn Văn Thù là Văn Thù Ngũ Tự Chân Ngôn:

A(狣): nghĩa là vốn vắng lặng không có sinh (Tỳ Lô Giá Na Phật nói)

RA(先): nghĩa là vốn trống rỗng lìa bụi bặm (A Súc Phật nói)

PA (扔): nghĩa là vốn chân thật không có nhiễm dính, lìa dơ bẩn (Bảo Sinh Phật nói)

CA(弋): nghĩa là vốn trong sạch, hành màu nhiệm (Quán Tự Tại Vương Như Lai nói)

NA(巧): nghĩa là vốn trống rỗng, không có Tự Tính (Bất Không Thành Tựu Như Lai nói)

_Khi cúng phụng chung năm Tôn Văn Thù thì dùng Ngũ Tự Văn Thù Kiếm Ấn

Hai tay kết Ngoại Phộc, dựng hợp hai ngón giữa, cong gấp lóng trên như hình cây kiếm. Lại gọi là Văn Thù Kiếm Ấn, là Kim Cương Lợi Bồ Tát Ấn trong Kim Cương Giới Tam Muội Gia Hội

(xem hình trong file PDF)

Chân Ngôn là:

OṂ _ A  RA  PA  CA  NA  DHĪḤ

Pháp Môn của năm Tôn Văn Thù hàm chứa năng lực Tả Tác (biên chép tạo làm), năng lực Biện Tài, năng lực giảng Pháp, năng lực phân tích sự vật… giúp cho chúng ta đạt được Trí Tuệ phi thường. Có thể khiến cho chúng ta tăng trưởng Tâm Bồ Đề, Tâm Đại Từ Đại Bi, Trí Tuệ của sự tu hành nhóm Bố Thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tiến, Thiền Định.

 

_Trong năm Tôn Văn Thù thì ba Tôn: Hoàng Văn Thù, Bạch Văn Thù Hắc Văn Thù được truyền dạy rộng rãi hơn. Trong đó:

.)Hoàng Văn Thù là Bản Tôn khai phát Trí Tuệ Không Tính. Tu trì Pháp Môn của Hoàng Văn Thù thời có thể đắc được Trí Tuệ thông đạt Không Tính, phá trừ sự chấp dính và mê mờ đối với biểu tượng của sự vật, từ đây khám phá tướng huyễn hóa, đắc được sự tự tại và sự tự nhiên không có trói buộc của Nội Tâm… tức tăng trưởng Trí Tuệ thuộc phương diện Thắng Nghĩa Đế

Chân Ngôn là: OṂ  A  RA  PA  CA  NA DHĪḤ

.)Bạch Văn Thù là Bản Tôn giúp cho mau chóng tăng trưởng sự ghi nhớ và biện tài. Trong Tạng Truyền Phật Giáo thì Bạch Văn Thù còn được xưng là Trí Tuệ Luân Văn Thù. Tu trì Pháp Môn của Tôn này thì rất mau chóng đạt được Trí Tuệ, đặc biệt đối với sức tăng trưởng sự ghi nhớ, Mẫn Tiệp Tuệ cùng với Trí Tuệ diễn giảng, biện luận có hiệu quả rất đặc thù… tức tăng trưởng Trí Tuệ thuộc phương diện Tục Đế

Chân Ngôn là: OṂ_  VĀKYEDA  NAMAḤ

 .)Hắc Văn Thù là Bản Tôn chủ về trừ Ma Chướng. Tu trì Pháp Môn của Tôn này sẽ mau chóng được sự gia trì, có thể trừ khử rất nhiều chướng ngại, đạt được Trí Tuệ, trị liệu bệnh tật, giáng phục loại Thi Biến, đuổi trừ Ma Chướng, đạt được công năng tự bảo hộ thân mình rất đặc thù

Chân Ngôn là: OṂ_ A  RA  PA  CA  NA  DHĪḤ  HŪṂ

03/04/2014

Advertisements


100%

Nguồn KinhMatGiao

Comment