TRƯỜNG THỌ PHẬT (.PDF)
Biên soạn: HUYỀN THANH
Hồng Danh A Di Đà được ghi nhận qua tên Phạn là Amṛta có nghĩa đen là bất tử, nghĩa bóng là Cam Lộ và Hồng Danh này đã được ghi nhận rất nhiều trong các Đà La Ni của Mật Giáo. Lại do hiển bày đặc tính Trường Thọ bằng cáchdùng nước Cam Lộ (Amṛta), khi uống vào thì chẳng già chẳng chết, nên được tôn là Cam Lộ Vương (Amṛta-rāja), hoặc Cam Lộ Vương Như Lai (Amṛta-rāja-Tathāgata), Cam Lộ Đại Minh Vương (Amṛta-mahā-vidya-rāja) hay Kim Cương Cam Lộ Thân (Vajra-amṛta-kāya). Do các danh hiệu này mà Đức Phật A Di Đà được ghi nhận là một trong các Bản Tôn Diên Mệnh Trường Thọ.
Sau này Hồng Danh A Di Đà được ghi nhận qua tên phạn là Amita nghĩa là: Vô Lượng và được xưng là Vô Lượng Phật (Amita-buddha: biểu thị cho nhân cách Giác Ngộ của Trí Tuệ và Từ Bi không có cùng tận). Từ ý nghĩa Vô Lượng này cho nên A Di Đà Phật được dịch ý là Vô Lượng Thanh Tịnh Phật (Amita-śuddha-buddha: biểu thị cho sự Thanh Tịnh không có cùng tận dứt hẳn mọi bơn nhơ phiền não), Vô Lượng Quang Phật (Amitābha-buddha: biểu thị cho Trí Tuệ giải thoát), Vô Lượng Thọ Phật (Amitāyus-buddha: biểu thị cho Đại Định giải thoát).
Ý nghĩa của Vô Lượng (Amita)chính là không thể tính toán được, rộng lớn vô tận…. ở trong Mật Giáo là Tôn Chủ ở Phương Tây trong ngũ phương Phật, ở Thai Tạng Giới thì có tên là Vô Lượng Thọ (Amitāyus), ở Kim Cương Giới thì được gọi là Vô Lượng Quang (Amitābha)…. đại biểu cho Trí Phương Tiện của Đại Nhật Như Lai (Vairocana-tathāgata), cũng tức là Diệu Quán Sát Trí. Tính của Trí ấy chẳng sinh chẳng diệt, bên trong thì chiếu soi thực tướng của các Pháp, bên ngoài thì chiếu soi căn cơ của chúng sinh, Đức ấy là Vô Lượng Vô Biên, lợi ích cho tất cả chúng sinh.
Đại Nhật Kinh Sớ nói rằng: “Chúng sinh giới thì không có cùng tận, phương tiện Đại Bi của chư Phật cũng không có cùng tận, cho nên gọi là Đại Vô Lượng Thọ”.
Từ các ý nghĩa này, Tạng Truyền Phật Giáo đã đem một thân của Đức Phật A Di Đà phân biệt thành hai Tôn Phật Vô Lượng Quang và Vô Lượng Thọ (hoặc xưng là Trường Thọ Phật) để cúng phụng, đồng thời ghi nhận A Di Đà Phật (Amita-buddha) là Pháp Thân (Dharma-kāya), Vô Lượng Thọ Phật (Amitāyus-buddha) là Báo Thân (Saṃbhoga-kāya) và Vô Lượng Quang Phật (Amitābha-buddha) là Ứng Hóa Thân (Nirmāṇa-kāya).
Trong Thế Giới Sa Bà (Sāha-loka-dhātu): chư Phật, Bồ Tát luôn hiện bày trăm ngàn loại phương thức chẳng đồng, đem đến lợi ích cho chúng sinh, trong đó Thọ Mệnh và Trí Tuệ là hai điều rất trọng yếu. Đối với người đời, nếu không có mạnh khỏe sống lâu ắt không có Pháp thành tựu sự nghiệp ấy và người tu hành cũng không có Pháp tu hành viên mãn. Do Trường Thọ Phật có Đức đặc biệt là hay giúp cho chúng sinh tăng trưởng Trí Tuệ Phước Đức và Thọ Mệnh. Tu Pháp này lại hay tránh khỏi cái chết đột ngột không đúng thời, diệt tội sống lâu, thành tựu sự bất tử…. cho nên Trường Thọ Phật được xem là Tổng Tập của chư Phật và được xem là Bản Tôn trọng yếu phi thường trong Phật Giáo, chẳng phân biệt Hiển Mật.
_Tôn hình của Trường Thọ Phật là: thân màu hồng, có một cái đầu, hai cánh tay, tóc cột thành búi, đội mão báu ngũ Phật, mặc Thiên Y, quần lụa, thân đeo châu báu Anh Lạc, đầy đủ tất cả các loại trang nghiêm của Báo Thân Phật, hai tay để trên đầu gối kết Định Ấn, trên tay có bình báu Trường Thọ, trong bình báu hoặc đặt một đóa hoa Cát Tường, hai chân ngồi xếp bằng tư thế Kim Cương trên vành trăng trong hoa sen.
(xem hình trong file PDF)
Tây Tạng vẽ Đường Ca (Thang-ka) thường dùng Trường Thọ Phật, Đỉnh Kế Tôn Thắng Phật Mẫu, Bạch Độ Mẫu làm Trường Thọ Tam Tôn (3 Tôn Trường Thọ), bốn phương là bốn Sự Nghiệp Không Hành Mẫu Tức (Tức Tai), Tăng (Tăng Ích), Hoài (Kính Ái), Tru (Giáng Phục) vây quanh… dùng câu triệu tinh hoa của năm Đại: đất, nước, lửa, gió, hư không với nhóm Thọ Mệnh, Phước Đức, Trí Tuệ.
(xem hình trong file PDF)
_Chữ chủng tử của Trường Thọ Phật là: HRĪḤ màu hồng
(xem hình trong file PDF)
_Trường Thọ Phật Ấn (pháp Giới Định Ấn):
Hai tay ngửa lòng bàn tay xếp chồng lên nhau, tay phải ở trên tay trái, hai ngón cái cùng tiếp chạm nhau
(xem hình trong file PDF)
_Trường Thọ Phật Tâm Chú:
Tùy theo sự truyền thừa mà có nhiều bản khác nhau như
(xem hình trong file PDF)
_Hoặc:
OṂ_ AMĀRANI JĪVANTĪYE SVĀHĀ
(xem hình trong file PDF)
_Hoặc:
OṂ_ AMARAṆI JĪVANTAYE SVĀHĀ
(xem hình trong file PDF)
Hoặc:
OṂ_ GURU ĀYUḤ SIDDHI HŪṂ HRĪḤ_ AMĀRAṆI JIVANTIYE SVĀHĀ
(xem hình trong file PDF)
_Theo người biên soạn thì hai bản sau có ý nghĩa chuẩn xác nhất
OṂ_ AMARANI JĪVANA TEJE SVĀHĀ
[Oṃ: Nhiếp triệu
Amarani jīvana: Sinh mệnh bất tử
Teje: Uy Đức, Uy Quang
Svāhā: Quyết định thành tựu]
2_ OṂ_ AMARANI JĪVANTĀYE SVĀHĀ
[Oṃ: Nhiếp triệu
Amarani jīvantāye: nhóm điểm cuối cùng của sinh mệnh bất tử
Svāhā: Quyết định thành tựu]
Kinh ghi rằng: “Trì tụng Trường Thọ Phật Chú Ngữ hay tăng trưởng Thọ Mạng và Phước Đức Trí Tuệ, tránh khỏi cái chết đột ngột không đúng thời và chết yểu, ý ngoại thân vong, tiêu trừ tất cả tội nghiệp từ kiếp sâu xa đến nay, chứng Thành Tựu sự Bất Tử, cũng vãng sinh tịnh thổ cực lạc ở phương Tây”.
_Trường Thọ Phật Pháp lại xưng là Trường Thọ Bách Tuế Pháp, siêng tu Pháp này thì hay kéo dài Thọ Mệnh, tăng trưởng Tư Lương: Phước Đức, Trí Tuệ… cũng hay tồi diệt sự chết không đúng thời. Hết thảy tội chướng, mười ác, bốn nặng, năm vô gián trong thân thảy đều được tiêu tan hết
Tại Tây Tạng, rất nhiều người mong cầu được diên niên ích thọ, đều tham gia vào Pháp Hội của Trường Thọ Phật để cầu xin Đức Phật gia trì khiến cho mình được mạnh khỏe sống lâu
02/04/2014
Comment