No icon

tac-minh-phat-mau-kurukulla-

TÁC MINH PHẬT MẪU (Kurukulla)

Posted by: MT | 29/03/2014

TÁC MINH PHẬT MẪU (Kurukulla)

TÁC MINH PHẬT MẪU (.PDF)

TÁC MINH PHẬT MẪU

TÁC MINH PHẬT MẪU

Soạn dịch: HUYỀN THANH

Tác Minh Phật Mẫu, tên Phạn là Kurukulla hay Kurukulle, dịch âm là Cô Lỗ Cô La hay Cổ Lỗ Cổ Liệt. Lại xưng là Cô Lỗ Cô La Bồ Tát, Cổ Lỗ Cô Liệt Phật Mẫu, Hoài Nhu Phật Mẫu. Là Bản Tôn ban cho uy quyền với Pháp Hoài (Tăng ích) trong Tạng Truyền Phật Giáo, Công Đức nhiếp khắp ba cõi tự tại nhậm vận, việc đã làm hay thành tựu được tên gọi, cho nên lại xưng là Tam Giới Tự Tại Không Hành Mẫu, Công Đức ấy rộng lớn thù thắng thâm sâu, thật là không có thể so sánh được.

Tác Minh Phật Mẫu là Bản Tôn của Pháp Kính Ái. Pháp ấy được thấy ở Phật Thuyết Đại Bi Không Trí Kim Cương Đại Giáo Vương Nghi Quỹ Kinh. Hán dịch là Cô La Bồ Tát (Kurukulla-bodhisatva)

Kinh ghi rằng: “Đức Phật bảo Kim Cương Tạng rằng: “Cau mày nhin ngó gọi là Phẫn Nộ Nhãn (Mắt giận dữ), hai mắt hướng về bên trái nhìn ngó gọi là Tín Ái Nhãn (mắt tin yêu)…

Lại nói rằng: “Nay Ta ở trong 12 Nghi Quỹ rộng lớn, lược nói Cô La Bồ Tát đối với các chúng sinh mau chóng thành tựu Pháp Tín Ái. Từ chữ Hột Lý (Hrīḥ) quán tưởng Bản Tôn màu hồng có bốn cánh tay, bàn tay cầm cung tên, cầm hoa Ưu Bát La (Utpala) với móc câu hoa sen (Liên Hoa Câu). Như vậy ở trong ba cõi mà làm Tín Ái…”

Tác Minh Phật Mẫu chủ yếu đại biểu cho Diệu Quán Sát Trí của chư Phật Bồ Tát, đồng thời cũng đại biểu cho Pháp Hoài Nhiếp (Kính Ái) trong bốn Pháp Tức Tai, Tăng Ích, Hoài Nhiếp (Kính Ái), Tru Giáng (Giáng Phục)… làm phương tiện chủ yếu để độ hóa chúng sinh. Lại nữa, Tác Minh Phật Mẫu có đầy đủ hết thảy Công Đức giải thoát phiền não, đắc được tự tại

Tác Minh Phật Mẫu hay bình trị, ngưng dứt phiền não thuộc Tình Chấp của chúng sinh, khiến cho các chúng sinh từ trong Tình Chấp liễu ngộ được sự thanh tịnh của Tự Tính, cuối cùng hay buông bỏ sự chấp dính, sinh về Thế Giới Cực Lạc hoặc là thành tựu Phật Quả.

Tác Minh Phật Mẫu (Kurukulle) là Hồng Tôn của Mật Giáo (trích ra từ Hỷ Kim Cương Bản Tục) cùng với Hồng Hỷ Vương, Hồng Tượng Vương hợp thành ba Hồng Tôn của Phái Tát Ca, các Phái đều có Pháp tu này

Tín ngưỡng Tác Minh Phật Mẫu được lưu hành rất rộng rãi trong Tạng Truyền Phật Giáo. Tại Trung Hoa, vào đời Tống thì tín ngưỡng ấy cũng từng từ Ấn Độ truyền vào Hán Truyền Phật Giáo.

_Hình tượng của Tác Minh Phật Mẫu

Tác Minh Phật Mẫu có thân màu hồng, một mặt bốn cánh tay, hai tay cầm cung tên do hoa Ưu Bát La hồng tạo thành, rồi giương cung mà thành tư thế bắn. Lại tay phải cầm Câu Trượng (cây gậy có móc câu) do hoa Ưu Bát La hồng tạo thành, tiếp đến tay trái cầm sợi dây do hoa Ưu Bát La hồng chế tạo ra. Mặt có ba con mắt, nhe lộ răng nanh, bộ ngực nhô lên, dung mạo như Diệu Linh Nữ 16 tuổi, tướng mặt xinh đẹp, hiện tướng nửa vui nửa giận.

Tóc trên đầu của Phật Mẫu có màu cam (hồng hoàng) dựng thẳng đứng lên trên, đội mão năm đầu lâu, đỉnh đầu đội Đức Phật A Di Đà, dùng 50 cái đầu người nhỏ máu tươi làm vòng hoa đeo ở năm chỗ là đầu trán, cổ, lỗ tai, cổ tay, bắp chân. Có Anh Lạc trang sức bằng xương kèm trang điểm vòng hoa, thân dưới mặc quần da cọp, co gập chân phải vào bên trong, chân trái đạp lên trên trái tim của Ma Nữ Ngoại Đạo lõa thể, dùng vành mặt trời trên hoa sen làm Tòa, hiển hiện tư thế múa an trụ trong lửa mạnh mẽ của Bát Nhã

_Ý nghĩa của hình tượng:

.)Toàn thân màu hồng là Pháp Hoài Nhu (Kính Ái) biểu thị cho sự nhiếp phục Tâm của con người

.)Một mặt biểu thị cho Pháp Tính

.)Hiện tướng mặt nửa giận biểu thị cho năng lực giáng phục tội dơ phiền não

.)Hiện tướng mặt nửa vui biểu thị cho năng lực viên mãn Giới Luật thanh tịnh

.)Mặt có ba con mắt biểu thị cho sự thông đạt ba đời

.)Tướng phẫn nộ (lộ răng nanh bén, tóc màu cam dựng đứng lên trên) đại biểu cho sự dùng Tâm Đại Bi bày hình tượng phẫn nộ, giáng phục hữu tình có khuynh hướng Tà Ác

.)Tóc màu cam dựng đứng lên trên còn đại biểu cho sự hướng đến Phật Địa (Buddha-bhūmi)

.)Đầu đội mão năm đầu lâu biểu thị cho sự vô thường và dũng vũ

.)Đỉnh đầu đội Đức Phật A Di Đà biểu thị cho Tôn này là Hóa Thân của Đức Phật A Di Đà

.)Bộ ngực nhô lên biểu thị cho năng lực rất thù thắng ôm nhiếp tất cả sự tin yêu ở khắp mười phương

.)Trên cổ đeo vòng chuỗi 50 đầu người biểu thị cho toàn bộ Kinh Điển của Phật Giáo

.)Năm vật trang sức đại biểu cho sự chuyển năm Độc thành năm Trí của năm Đức Phật

Vòng đeo tay đại biểu cho sự chuyển Nghi Độc thành Pháp Giới Thể Tính Trí của Đức Phật Tỳ Lô Giá Na ở trung ương

Vòng đeo trên đầu đại biểu cho sự chuyển Tham Độc thành Đại Viên Kính Trí của Đức Phật Bất Động ở phương Đông

Vòng đeo tai đại biểu cho sự chuyển Si Độc thành Diệu Quán Sát Trí của Đức Phật A Di Đà ở phương Tây

Vòng đeo cổ đại biểu cho sự chuyển Sân Độc thành Bình Đẳng Tính Trí của Đức Phật Bảo Sinh ở phương Nam

Vòng đeo ở bắp chân đại biểu cho sự chuyển Mạn Độc thành Thành Sở Tác Trí của Đức Phật Bất Không Thành Tựu ở phương Bắc

 .)Da cọp quấn quanh eo biểu thị cho sự dũng mãnh không có sợ hãi

.)Bốn cánh tay đại biểu cho bốn loại thành tựu Tức (Tức Tai), Tăng (Tăng Ích), Hoài (Kính Ái), Tru (Giáng Phục) hoặc đại biểu cho bốn Tâm vô lượng: Từ, Bi, Hỷ, Xả. Bông hoa, mũi tên, móc câu và sợi dây đại biểu cho lực lượng khống chế tất cả cùng với Pháp Lực hay nhiếp phục người, Trời trong ba cõi.

.)Chân trái đạp lên trên trái tim của Ma Nữ Ngoại Đạo lõa thể biểu thị cho sự giáng phục Ái Dục thấp hèn

.)Tư thế đứng trên vành mặt trời trên tòa hoa sen, an trụ trong lửa  mạnh mẽ của Bát Nhã biểu thị cho ánh sáng của Trí Bát Nhã soi chiếu khắp, hiểu biết tất cả, thoát lìa khỏi sự ràng buộc của Trần Thế

_Ngoài ra, còn lưu truyền các hình tượng khác là:

 

(xem hình trong file PDF)

 

108 Tôn Tác Minh Phật Mẫu

 

(xem hình trong file PDF)

 

_Chữ chủng tử của Tác Minh Phật Mẫu là: 猭 (HRĪḤ) phóng ra ánh sáng màu hồng

_Tác Minh Phật Mẫu Thủ Ấn là:

Hai ngón vô danh cột buộc bên trong (nội phộc), dựng thẳng hai ngón út, sau đó hai ngón giữa hai ngón trỏ cùng hợp chạm nhau, hai ngón cái cũng hợp chạm nhau

(xem hình trong file PDF)

 

_Tâm Chú của Tác Minh Phật Mẫu được truyền dạy tùy theo Dòng Phái  là:

.)OṂ_ KURUKULLE  SVĀHĀ

.)OṂ_ KURUKLLE  HRĪḤ  HŪṂ  SVĀHĀ

.)OṂ_ PADMA-ḌĀKIṆĪ  KURUKULLE  HRĪḤ  SVĀHĀ

Nhưng phần lớn thì truyền dạy Tác minh Phật Mẫu Tâm Chú là:

.) OṂ_ KURUKULLE  HRĪḤ  SVĀHĀ

Pháp này là chỗ thành tựu của Liên Hoa Không Hành (Padma-ḍākiṇī) ở phương Tây, cũng là Pháp Môn thuộc Liên Hoa Bộ (Padma-kulāya) của Đức Phật A Di Đà (Amitābha-buddha), dùng hoa sen câu triệu chúng sinh, có thể câu móc sự Từ Ái, sự kính yêu (hoài nhu)vốn có của chúng sinh, với tất cả Thể Tính của Liên Hoa Không Hành rồi nhiếp hết chúng sinh trong Pháp Giới viên mãn thành Pháp của Phật. Người tu Pháp này có thể được Phước Báo của người, Trời; đầy đủ thế lực quyền uy lớn, được cấp trên và thuộc hạ kính yêu.

_Theo Tạng Truyền Phật Giáo thì:

Tác Minh Phật Mẫu dùng Thệ Nguyện của Địa Khí khiến cho hết thảy con người đắc được tiền tài, giàu có

Tác Minh Phật Mẫu dùng Thệ Nguyện của Thủy Khí khiến cho ngưng dứt tai nạn, trị bệnh

Tác Minh Phật Mẫu dùng Thệ Nguyện của Hỏa Khí đi đến trợ giúp cho chúng sinh viên mãn sự kính yêu

Tác Minh Phật Mẫu dùng Thệ Nguyện của Phong Khí mà giáng phục oán địch

Do vậy, Mật Pháp của Tác Minh Phật Mẫu có hiệu ích rất lớn trong việc cải thiện tình ái sự nghiệp.

Tác Minh Phật Mẫu là Phật Mẫu sinh ra tất cả chư Phật, vì lợi ích cho tất cả chúng sinh mà hiện ra hình tướng Liên Hoa Không Hành Mẫu (Padma-ḍākiṇī). Phật Mẫu có đầy đủ vô lượng Hạnh Nguyện như Bi Nguyện của Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalikiteśvara-bodhisatva) thương yêu, lo lắng trợ giúp cho chúng hữu tình, hay thỏa mãn tất cả Nguyện tốt lành của các chúng sinh. Đặc biệt đối với người đời nay thì hay mau chóng giúp cho tất cả nguyện vọng về tiền tài, thực phẩm, tất cả vật thọ dụng cần thiết… đều được thành tựu

_Tu tập Pháp này, tốt nhất là tiếp nhận Quán Đỉnh kèm theo như Pháp tu trì ắt đạt được sự thành tựu rất lớn.

Đối với phương diện của Pháp Thế Gian thì có thể tăng trưởng vô lượng Phước Báo, tăng trưởng Nhân Duyên, quyền thế, được bộ thuộc, thân hữu yêu nhớ… cho nên Mật Pháp này rất thích hợp cho người Cư Sĩ tại gia tu trì.

Đối với phương diện của Pháp Xuất Thế Gian thì thân có thể được sống lâu chẳng chết, lời nói (ngữ) có thể được Diệu Âm chân thật, Ý có thể được Không Lạc Câu Sinh Trí kèm theo hay mau chóng viên mãn hai Tư Lương (Sambhāra): Phước (Puṇya), Trí (Jñāna). Học Phật tu hành thuận lợi, kính yêu (hoài nhu) chúng sinh trong sáu đường khiến cho tất cả chúng sinh vui vẻ yêu nhớ, lại hay trừ bỏ tất cả Vô Minh, Vọng Tưởng, chấp dính… lợi ích giải thoát Luân Hồi. Các Công Đức lợi ích rất nhiều chẳng thể tính đếm được. Phàm tất cả hữu tình đều hay cảm nhận được chủng tính Đại Bi của vị Phật Mẫu này

_Tóm lại: Tác Minh Phật Mẫu là Tôn Kính Ái của Mật Giáo, cũng là Bản Tôn chưởng quản Uy Thần. Hành Giả hướng về Tác Minh Phật Mẫu thành Tâm cầu thỉnh, sau khi tu Pháp tương ứng sẽ sinh ra vô lượng Công Đức có thể dùng tiêu trừ nghiệp chướng, tăng trưởng Phước Tuệ cùng với đủ quyền thế, danh dự, nhận được sự yêu mang với kính yêu của Bộ Thuộc, bạn thân. Cầu con gái được con gái, cầu con trai được con trai, nam nữ tình ái hòa hợp, điều nguyện cầu đều hay viên mãn.

29/03/2014

Advertisements


100%

Nguồn KinhMatGiao

Comment