No icon

pho-ba-kim-cuong

PHỔ BA KIM CƯƠNG

Posted by: MT | 24/03/2014

PHỔ BA KIM CƯƠNG

PHỔ BA KIM CƯƠNG (.PDF)

PHỔ BA KIM CƯƠNG

PHỔ BA KIM CƯƠNG

Soạn dịch: HUYỀN THANH

Phổ Ba Kim Cương, tên Phạn là Vajra-kilaya, tên Tây Tạng là Dorje-phurba, dịch âm là Đa Kiệt Hùng Nỗ, dịch ý là Nhu Đồng Kim Cương

Hai chữ Phổ Ba (Phurba) là ngôn ngữ Tây Tạng, nghĩa là cây cọc (quyết) nguyên là một loại công cụ mà dân tộc du mục Tây Tạng dùng để cắm giữ cố định liều vải của họ, sau này trở thành một trong những Pháp Khí quan trọng của các Tôn trong Phật Giáo Tây Tạng.

Do Pháp Khí chủ yếu được Vajra-kilaya nắm giữ trong bàn tay là Phurba nên Tôn này có tên gọi là Phổ Ba Kim Cương và cây cọc Kim Cương được gọi là Phổ Ba Chử (chày Phurba)

Theo truyền thuyết của người Tây Tạng, thời xưa có một vị Đại Lực Quỷ Thần Lâm Đương Lỗ Trát có đủ ba đầu, sáu cánh tay, bốn Tộc, hai cái cánh… trụ ở trong rừng Thi Đà (Śita-vana) gây nguy hại cho hữu tình trong ba cõi. Thời Cát Mã Hắc Lỗ La (tướng phẫn nộ của Kim Cương Tát Đỏa) vì giáng phục vị Đại Lực Quỷ Thần này mới hóa thân làm Phổ Ba Kim Cương đồng một hình tướng với vị Đại Lực Quỷ Thần này có đủ Uy Lực lớn, cuối cùng tồi phục vị Đại Lực Quỷ Thần với tất cả chúng Ma

_Hình tướng của Phổ Ba Kim Cương: Thân màu lam đen có ba đầu sáu cánh tay, đầu đội mão năm đầu lâu, trên cổ đeo ba vòng chuỗi đầu người kèm với rắn trang sức, khoác áo da voi da người, mặc quần da cọp, sau lưng có hai cái cánh sắc bén như cây kiếm. Sáu cánh tay: bên phải: tay thứ nhất  cầm Thiên Thiết Chế Cửu Cổ Kim Cương Chử (chày Kim Cương 9 nhánh), tay thứ hai cầm Kim Chế Ngũ Cổ Kim Cương Chử (chày Kim Cương năm nhánh). Bên trái: tay thứ nhất cầm lửa Trí Bát Nhã, tay thứ hai cầm Tam Xoa Tập (cái đinh ba). Hai tay phải trái thứ ba chắp lại nâng giữ Đơn Diện Kim Cương Quyết (Chày Phurba). Bàn chân phải đạp lên lưng của Ma nam, bàn chân trái đạp lên ngực của Ma nữ, an trụ trong lửa Bát Nhã, ôm giữ Phật Mẫu tên là Lạc Cách Tân Mẫu có da màu xanh lam nhạt, tay phải cầm hoa Ổ Bà La (Utpāla) [cũng có truyền thừa là cầm Thiên Trượng Khaṭvaṅga], tay trái cầm cái bát đầu lâu (Kapāla) chứa đầy máu, mặc quần da beo cùng với Phật Phụ (Phổ Ba Kim Cương) hiện tướng song vận Đại Lạc 

(XEM HÌNH TRONG FILE PDF)

Ý nghĩa của hình tượng:

.) Ba đầu có ba màu biểu tượng cho ba độc thanh tịnh.

Đầu bên phải màu trắng biểu thị cho tướng phẫn nộ của Văn Thù Bồ Tát (Maṃjuśrī-bodhisatva) tức Đại Uy Đức Kim Cương (Yamāntaka) là đại biểu cho thân (Kāya) của chư Phật

Đầu bên trái màu hồng biểu thị cho tướng phẫn nột của Đức Phật A Di Đà (Amitābha-buddha) [hoặc Quán Âm Bồ Tát (Avalokiteśvara-bodhisatva)] tức Mã Đầu Minh Vương (Hayagrīva) là đại biểu cho Ngữ (Vāk) của chư Phật

Đầu chính giữa màu xanh lam biểu thị cho tướng phẫn nộ của Đại Thế Chí Bồ Tát (Mahā-sthāma-prāpta-bodhisatva), tức Kim Cương Thủ Bồ Tát (Vakra-pāṇi) là đải biểu cho Ý (Citta:Tâm) của chư Phật.

.)Đội mão năm đầu lâu biểu thị cho Trí Tuệ của Phật ở năm phương

.)Da voi biểu thị cho sự giáng phục ngu si

.)Da người biểu thị cho sự giáng phục tham ái

.)Da cọp biểu thị cho sự giáng phục sân hận

.)Rắn trên cổ biểu thị cho Bản Tôn có đầy đủ Uy Lực giáng phục loài Rồng, hay thống trị tất cả

.)Hai vòng chuỗi đầu người chảy máu tượng trưng cho sự chinh phục những khuyết điểm của vọng tưởng, Tà Niệm, giả dối. Vòng chuỗi còn lại là đầu lâu trắng tượng trưng cho Tính trống rỗng (Śūnyatā: Không Tính)

.)Tay phải thứ nhất cầm Thiên Thiết Chế Cửu Cổ Kim Cương Chử biểu thị cho sự phẫn nộ thâu nhiếp tất cả chúng sinh thuộc chín Thừa trong ba cõi

.)Tay phải thứ hai cầm Kim Chế Ngũ Cổ Kim Cương Chử biểu thị cho sự mừng vui chuyển năm Độc thành năm Trí.

.)Tay trái thứ nhất cầm lửa Trí Bát Nhã biểu thị cho sự thiêu đốt hết tất cả khổ não

.)Tay trái thứ hai cầm Tam Xoa Tập (cái đinh ba) biểu thị cho sự nhiếp hết Không Hành Mẫu trong ba cõi)

.)Hai tay trái phải thứ ba nâng giữ Đơn Diện Kim Cương Quyết (chày Phurba) biểu thị cho sự Tịnh Trừ tất cả Ma Chướng Phiền Não

.)Hai bàn chân đạp lên lưng của Ma nam, hai bàn chân đạp lên ngực của Ma nữ biểu thị cho sự giáng phục bốn Ma

 .)An trụ trong lửa Trí Bát Nhã biểu thị cho sự an trụ trong Tính trống rỗng thiêu đốt tất cả phiền não

_Theo ý nghĩa khác thì chữ Phổ biểu thị cho nghĩa của Không Tính (Śūnyatā), chữ Ba biểu thị cho Trí Tuệ (Prajña), Phổ Ba (Phurba) tức là Không Tính với Trí Tuệ kết hợp thành Thể Tính chẳng hai (bất nhị Thể Tính)

Tu trì Pháp Phổ Ba nhằm đoạn trừ tất cả Tham Chấp của Tự Ngã, tiêu trừ sự sợ hãi khiếp sợ tại Nội Tâm. Như điều này mới hai hiểu thấu Tính của Pháp Giới, cũng tức là chẳng ở tại sự giáng phục vật bên ngoài mà là liễu ngộ bản tính tại Nội Tâm của chính mình

_Phổ Ba Kim Cương Chú:

.)Phật Thuyết Nhất Thiết Như Lai Chân Thật Nhiếp Đại Thừa Hiện Chứng Tam Muội Đại Giáo Vương Kinh, quyển 15 ghi nhận Kim Cương Quyết Chân Ngôn là:

Trong Mạn Noa La cần phải dùng

Cây Khiết Nỉ La (Khadira) làm cái cọc

Dây ấy gấp bội, y Pháp Nghi

Làm xong tùy lượng giăng Đàn Vị

Đại Minh dùng cây cọc là:

“Án, phộc nhật-la, kế la (1) kế la dã, tát lý-phộc, vĩ cận-nẵng, hồng, phát tra (2)”

OṂ _ VAJRA-KĪLA  KĪLAYA_ SARVA  VIGHNA    HŪṂ  PHAṬ

.)Phật Thuyết Đại Thừa Quán Tưởng Mạn Noa La Tịnh Chư Ác Thú Kinh, quyển 2 ghi nhận là:

Lại nữa, kết Căn Bản Ấn, tụng Khiển Ma Chân Ngôn với xưng chữ Hồng (HŪṂ) như thế múa theo bên phải với như tướng tự tại của Minh Vương xoay chuyển quanh đất ấy. Tụng Chân Ngôn  Phát Khiển Nhất Thiết Ma . Chân Ngôn là:

“Án, phộc nhật-la, kế lý cát lý (1) tát lý-phộc, vĩ già-nẵng, mãn đà, hồng phát tra (2)”

OṂ_  VAJRA-KĪLI  KĪLE  SARVA  VIGHNAṂ  BANDHA  HŪṂ  PHAṬ

_Phật Thuyết Nhất Thiết Như Lai Kim Cương Tam Nghiệp Tối Thượng Bí Mật Đại Giáo Vương Kinh_ Quyển 4 ghi chép là:

Bấy giờ Đức Thế Tôn lại nhập vào Kim Cương Phộc Tam Ma Địa (Nibandhana-vajra-samādhi) thuộc thân ngữ tâm của tất cả Như Lai. Từ Định xuất ra xong, dùng ba nghiệp Kim Cương tuyên nói Tam Giới Thân Ngữ Tâm Kim Cương Quyết Đại Minh là:

“Án (1) già già, già đa dã, già đa dã (2) tát lý-phộc nậu sắt-đảm, phát tra, phát tra (3) kế la dã, kế la dã (4) tát lý-phộc bá báng, phát tra, phát tra (5) hồng hồng hồng (6) phộc nhật-la kế la (7) phộc nhật-la đà lỗ (8) nghê-dã bát dã để (9) ca dã, phộc cật-tức đa (10) phộc nhật-la kế la dã, hồng, phát tra (11)”

OṂ _ GHA  GHA_ GHATĀYA  GHATĀYA_ SARVA  DUṢṬĀN-KĪLĀYA  PHAṬ  PHAṬ_ KĪLĀYA  KĪLĀYA_ SARVA  PĀPĀṂ  PHAṬ  PHAṬ _ HŪṂ  HŪṂ HŪṂ_ VAJRA-KĪLA _ VAJRA-DHĀRA_ ĀJÑĀPAYATI   KĀYA  VĀK-CITTA  VAJRA-KĪLĀYA  HŪṂ  PHAṬ

.)Cựu dịch Ninh Mã Cát Tường Phổ Ba Kim Cương Thành Tựu Tâm Yếu Tổng Thích đối với nghĩa của Phổ Ba Chú đã giải thích như bên dưới

OṂ _ VAJRA-KILI  KILAYA  SAVRA  BIGHNANA  BAM  HUM  PHAT

(?Oṃ_ vajra-kili-kilaya  sarva  vighnaṃ  vaṃ  hūṃ  phaṭ)

OṂ: biểu thị cho năm Thân với năm Trí

VAJRA: biểu thị cho Bản Tính Vô Vi của ba thời quá khứ hiện tại vị lai

KILI: biểu thị cho sự thúc giục Bản Tôn với cây cọc Phổ Ba (Phổ Ba quyết)

KILIYA: biểu thị cho sự dùng cái chày Phổ Ba đâm giết

SAVRA (?SARVA): biểu thị cho Oán Địch, Ma Ngại

BIGHNANA (?VIGHANAṂ): biểu thị cho sự tồi phục thế lực của các Duyên trái nghịch

BAM, HUM (?VAṂ  HŪṂ): hai Chú này đồng biểu thị cho sự ôm nhiếp điều phục

PHAT (?PHAṬ): biểu thị cho sự vượt thoát thế lực của các Duyên trái nghịch

_Phổ Ba Kim Cương Thủ Ấn:

Hai tay tác Ngoại Phộc (hoặc Nội Phộc), dựng thẳng đứng hai ngón giữa cùng tiếp chạm nhau

 (XEM HÌNH TRONG FILE PDF)

_Chữ Chủng Tử của Phổ Ba Kim Cương là: HŪṂ ()

_Lược thuật lợi ích của Phổ Ba Kim Cương Trừ Chướng Pháp

1_Ngăn chận Tà Sư, Chú ác với Chú Trớ

2_Ngăn chận sự chướng ngại của La Hầu (Rāhu), Tinh Tú

3_Ngăn chận Ma Chướng lớn nhỏ

4_Ngăn chận tai vạ: động đất, nước, gió, lửa

5_Ngăn chận sự chướng ngại do chết yểu

6_Ngăn chận sự chướng ngại do Hồn Phách tan mất

7_Ngăn chận tai vạ do văn thư của Quan Phủ không có chính đúng

8_Ngăn chận sự chướng ngại do miệng lưỡi đúng sai

9_Ngăn chận họa loạn do nước ngoài vào xâm lược

10_Ngăn chận hiển hiển tướng loạn của đời ác

11_Ngăn chận sự lan rộng ra khắp bốn phương của bệnh tật, ôn dịch

12_Ngăn chận sự phát sinh họa loạn của chiến tranh

13_Ngăn chận mọi loại tai hại cho việc làm ruộng rẫy

14_Ngăn chận tai vạ do trộm nhỏ, cường đạo cướp đoạt tài phú

15_Ngăn chận tai vạ do Quỷ Thần trong nhà gây chướng ngại

16_Ngăn chận sự gây chướng ngại của Anh Linh, Quỷ nhỏ

17_Ngăn chận tai họa phạm đến Phong Thủy của mồ mả Tổ Tiên

18_Ngăn chận tai họa của Sinh Thần Lưu Niên

19_Ngăn chận sự thống khổ với phiền não của Thân Tâm

20_Ngăn chận sự chướng ngại do biến động chẳng xác định được trên sự nghiệp

21_Ngăn chận tai vạ của sự độc hại…..

24/03/2014

Advertisements


100%

Nguồn KinhMatGiao

Comment