No icon

thoi-luan-kim-cuong

THỜI LUÂN KIM CƯƠNG

Posted by: MT | 26/03/2014

THỜI LUÂN KIM CƯƠNG

THỜI LUÂN KIM CƯƠNG (.PDF)

THỜI LUÂN KIM CƯƠNG

THỜI LUÂN KIM CƯƠNG

Soạn dịch: HUYỀN THANH

 

Thời Luân Kim Cương, Phạn văn là Kāla-cakra-vajra, Tạng văn là Để Vu Tức Khoát Lạc,là danh hiệu của một vị Thần Linh cao cấp trong Vô Thượng Du Già Bộ của Phật Giáo Mật Tông.

Thời Luân Kim Cương tên Tây Tạng là Đinh Khoa, là Bản Tôn Báo Thân Phật thuộc Bất Nhị Tục trong Vô Thượng Du Già của Tạng Mật, là điều mà Đức Phật Thích Ca đích thân truyền dạy, là Pháp Môn tối cao vô thượng, rất thù thắng trong các Mật Pháp.

Theo Tạng Truyền Phật Giáo: một năm sau khi Đức Thích Ca Mâu Ni thành Phật thời ứng với sự thỉnh cầu của vị vua nước Hương Ba Lạp (Śambhala) tên Nguyệt Thiện (Sucandra) mà truyền dạy Pháp này, sau đó Pháp này triển chuyển nhập vào Ấn Độ, Tây Tạng…. đến thế kỷ thứ 13 thời thịnh hành ở Tây Tạng. Phái Tát Ca (Sākya) của Tạng Mật đã truyền Thời Luân Kim Cương Pháp rất sớm, xác định rõ cơ sở tu tập Thời Luân Kim Cương của Tạng Mật. Sau này các Phái phổ biến tu tập, rất nhiều học viện lớn đều chuyên dựng lập Thời Luân Học Viên

Truyền thuyết ghi nhận là: khi Đại Sư Tông Khách Ba (Tsoṅ-kha-pa) bế quan tu thành viên mãn thứ tự thì nhìn thấy Thời Luân Kim Cương. Thời Luân Kim Cương dùng bàn tay an trên đỉnh đầu của Tông Khách Ba và bảo Đại Sư cũng như một dạng của vua Nguyệt Thiện (Sucandra) là hoằng dương Pháp này. Sau đó, Đệ Tử của Tông Khách Ba là Ý Khải Chu Kết đắc được sự truyền thừa của Pháp này, đời đời truyền  nhau cho đến ngày nay thì bậc Thượng Sư đời thứ 14 của Tây Tạng là Đạt Lại Lạt Ma (Dalai-lama) nhiều lần đã từng hoằng truyền Pháp này. 

_Thời Luân (Kāla-cakra) tức là bánh xe của thời gian. Luân Hồi (Saṃsāra) là gốc rễ của sự thống khổ và vọng niệm lớn nhất của hữu tình Hàm Thức tức là Duyên bám níu (phan duyên) vào quá khứ, hiện tại, vị lai mà lưu chuyển ở sáu đường, cho nên chư Phật nói bày vô số Pháp Môn giải thoát để cứu độ hữu tình thoát ra khỏi Luân Hồi.

Tình Khí Thế Gian (Hữu Tình Thế Gian và Khí Thế Gian) đều thuận theo 12 năm xoay chuyển, một kỳ tiếp nối một kỳ chẳng đứt đoạn Tăng Ích hoặc Hủy Tổn. Do nhân duyên hòa hợp sinh ra sự khoái lạc và thống khổ trong Luân Hồi lưu chuyển. Nếu y theo Thời Luân Pháp tu hành như Phong Thủy chẳng thích hợp, hoặc bốn Đại chẳng điều hòa… liền có thể chuyển sự bất tịnh thành thanh tịnh, khiến cho sự hủy diệt lại được phục sinh, chuyển hóa sự đấu tranh thống khổ thành hòa bình và khoái lạc.

_Thời Luân Kim Cương Pháp chia ra làm ba loại là: Ngoại, Nội và Biệt

Ngoại Thời Luân là chỉ thiên văn, tinh tượng, số học

Nội Thời Luân là chỉ sự cấu tạo của thân thể con người với sự vận hành của Kinh Lạc Khí Mạch

Biệt Thời Luân là Pháp tu trì thực tế, y theo Bản Tôn và Đàn Thành hình tròn của Ngài mà tu. Sau khi Hành Giả được sự gia trì của Quán Đỉnh thì mới có thể xem xét Bộ Loại, lần lượt theo thứ tự Quy Lập mà học tập và tu trì hết thảy Thời Luân Kim Cương Pháp

Hình tượng của Thời Luân Kim Cương chủ yếu có hai loại hình thức biểu hiện là tượng đơn thân và tượng song thân

_Tượng Đơn Thân: Thân màu xanh lam phóng bắn thuần một ánh sáng, có bốn cái đầu: mặt chính màu xanh lam, mặt bên phải màu hồng, mặt bên trái màu trắng, mặt phía sau màu vàng, mỗi mặt đều có ba con mắt. Mỗi cái đầu đều đội mão đầu lâu người, đỉnh đầu có nửa vành trăng và hai Kim Cương (song Kim Cương)

12 cánh tay, mỗi cánh tay có 2 bàn tay tổng cộng là 24 bàn tay chia ra làm ba nhóm: tám tay bên trên màu trắng, tám tay ở giữa màu hồng, tám tay bên dưới màu xanh lam. Màu sắc của các ngón tay từ ngón cái đến ngón út y theo thứ tự  là: màu vàng, màu trắng, màu hồng, màu xanh lam, màu xanh lục. Màu sắc của các lóng tay từ đầu ngón tay đến lòng bàn tay theo thứ tự là: màu xanh lam, màu hồng, màu trắng.

Pháp Khí cầm trong tay y theo thứ tự bên phải là: chày Kim Cương, cây kiếm báu, cây kích ba chia (tam xoa kích), cây việt đao, mũi tên lửa, cây gậy móc câu (câu trượng), cái trống Pháp, cái chùy, bánh xe Pháp (Pháp Luân), cái mâu, cây gậy báu, cây búa. Bên trái là: chuông Kim Cương, Thuẫn Bài, chày Giáng Ma, vật khí đầu lâu, cây cung, sợi dây, báu Ma Ni, hoa sen trắng, vỏ ốc trắng (bạch loa), cái gương, hoa sen móc câu (câu liên), cái đầu Phạm Thiên có bốn mặt.

Duỗi chân phải có màu hồng dạp lên thân của Thiên Mẫu, co chân trái có màu trắng dẫm đạp lên thân của Đại Tự Tại Thiên. Thân trên khoác Thiên Y, thân dưới mặc quần da cọp, đeo các loại Anh Lạc báu, đầy đủ tất cả sự trang nghiêm của Báo Thân Phật 

_Tượng Song Thân:

Thân tướng của Chủ Tôn giống như bên trên

Minh Phi của Ngài có thân màu vàng, bốn đầu, tám cánh tay, mỗi khuôn mặt có ba con mắt. Bốn tay bên phải của Minh Phi cầm: cây Việt Đao, cây gậy móc câu, cái trống Pháp, tràng hạt. Bốn tay bên trái của Minh Phi cầm: vật khí đầu lâu, sợi dây thừng, hoa sen trắng, báu Ma Ni.

Nét mặt của Thời Luân Kim Cương và Minh Phi hiển tướng nửa vui nửa giận, ôm nhau theo thế Đại Lạc Song Vận. Hai bàn chân dẫm đạp trên thân của Đại Tự Tại Thiên với Thiên Mẫu biểu thị cho sự tồi phục các chướng ngại Tham Sân Si.

Do Thời Luân Kim Cương là Bản Tôn Báo Thân Phật là sự kết tinh của Không Sắc Đại Thủ Ấn Trí Tuệ, nguồn gốc của mọi Phật Tính trong vũ trụ. Minh Phi tượng trưng cho Trí Tuệ của Không Tướng (tướng trống rỗng) đại diện cho tất cả mọi năng lực, có khả năng hỗ trợ cho người tu hành biến thân thể thành trạng thái hư không tuyệt đối… cho nên tượng Song Thân Thời Luân Kim Cương tượng trưng cho sự hòa hợp giữa Từ Bi và Trí Tuệ

Tóm lại, Tượng Thời Luân Kim Cương đại biểu cho tất cả Phật Bồ Tát ở mười phương cùng với Tổng Thể của Phật Giáo Hiển Mật, là chân lý hiển hiện sự tuyệt diệu rất hoàn mỹ. Như Đại Sư Tông Khách Ba khen ngợi rằng: “Hiểu biết được Thời Luân Kim Cương  tu hành tức cũng hiểu biết được tất cả Mật Tông tu hành”

_Chữ chủng tử là: HŪṂ

_Thời Luân Kim Cương Thủ Ấn:

Đặt lưng bàn tay phải trong lòng bàn tay trái. Hai tay: ngón trỏ, ngón giữa, ngón vô danh, ngón út giao chéo nhau. Hai ngón cái cùng chạm đầu ngón

 

(xem hình trong file PDF)

 

_Thời Luân Kim Cương Tâm Chú:

Ông, cáp kháp mã, lạp ngõa nhiệt dương, sa cáp

OṂ_ HAṂ  KṢA  MA  LA  VA  RA  YA  SVĀHĀ

(Chú ý: Nếu người chưa thọ nhận Thời Luân Kim Cương Quán Đỉnh thì chẳng thích hợp niệm tụng Tâm Chú này)

Tu Thời Luân Kim Cương Pháp thì có thể đạt được nhiều loại Công Đức như: chận đứng được tai vạ của binh đao với tất cả kiếp nạn đem lại sự hòa bình an vui, mưa thuận gió hòa, thu hoạch năm loại lúa đậu sung túc, sáu loài vật nuôi được hưng thịnh, đạt được Niết Bàn chẳng còn luân hồi, hoặc được sinh về nước Hương Ba Lạp (Śambhala) là Tịnh Thổ của Bản Tôn.

 

_Thời Luân Kim Cương Chủng Tử Tự Đồ (còn gọi là Thập Tướng Tự Tại Đồ)

 

(xem hình trong file PDF)

 

Thập Tướng Tự Tại Đồ (Đồ hình của mười tướng tự tại) là một loại đồ án tượng trưng cho Thời Luân Kim Cương của Mật Tông Phật Giáo. Tiếng Tây Tạng dịch âm là Lãng Cửu Vượng Đan, ý là mười loại tự tại, tức là nghĩa của Thời Luân Tâm Chú:

“Ông, cáp ca mã lạp oa lạp nha, thoa cáp”

Oṃ_ haṃ kṣa ma la va ra ya svā hā

Chính là chỉ mười chữ đấy, mà Ý của mười chữ ấy là: Tuổi thọ, Tâm, vật, sự nghiệp, sinh, Thần Biến, Thắng Giải, Nguyện, Trí Tuệ và Tự Tại

_Lại nữa, mười loại Tự Tại gồm có:

Thọ Mệnh Tự Tại: hay bảo vệ kéo dài tính mệnh

Tâm Tự Tại: chẳng nhiễm sinh tử

Nguyện Tự Tại: tùy quán chỗ ưa thích mà thành tựu, do Tinh Tiến đã được

Nghiệp Tự Tại: chỉ làm việc thiện và khuyên người khác làm điều thiện

Thọ Sinh Tự Tại: tùy theo ý muốn hay đi lại, do An Nhẫn đã được

Tư Cụ (vật dụng hàng ngày) Tự Tại: tùy ý yêu thích quán hiện, do Bố Thí đã được

Giải (Hiểu biết, phân tách) Tự Tại: tùy theo Dục biến hiện, do An Nhẫn được  

Thần Lực Tự Tại: khởi Thần Thông tối thắng, do An Lực đã được

Pháp Tự Tại: đối với Khế Kinh, do Trí Tuệđã được

Trí Tự Tại: Trí Tuệ tùy thuận ngôn âm

_Đồ hình của mười Tướng Tự Tại là tinh tủy của Thời Luân (Kāla-cakra). Cái ấy là do 7 tự mẫu của Phạn Văn gia thêm mặt trời, mặt trăng, vòng cuốn tròn (viên quyển)… cộng thành 10 phù hiệu. Trong Đồ Phù, 5 loại màu sắc tượng trưng cho 5 loại nguyên tố cơ bản của vũ trụ là đất, nước, lửa, gió, hư không.

Mười phù hiệu lại tượng trưng cho các bộ vị của thân thể con người với các bộ phận của Thế Giới vật chất.

 

(xem hình trong file PDF)


Điểm tròn đại biểu cho Thân

Na Đạt (vòng cuốn tròn) đại biểu cho Hư Không

Hình bán nguyệt Thái Âm đại biểu cho Trí

Chữ Haṃ màu lam đại biểu cho Vô Sắc Giới

Chữ Ya màu đen đại biểu cho gió

Chữ Ra màu hồng đại biểu cho lửa

Chữ Ma màu rực rỡ đại biểu cho Dục Giới

Chữ La màu vàng đại biểu cho Địa Giới bền chắc

Chữ Kṣa màu xanh lục đại biểu cho Sắc Giới

Chữ Vamàu trắng đại biểu cho nước. 

_Thập Tướng Tự Tại Đồ là khái quát của ba loại Thời Luân: Nội, Ngoại, Biệt

Ngoại Thời Luân chỉ núi Tu Di, bốn Đại Châu và tám Tiểu Châu, Khí Thế Gian

Nội Thời Luân chỉ năm cõi Dục, 16 cõi Sắc, bốn cõi Vô Sắc, 31 Hữu Tình Thế Gian

Biệt Thời Luân chỉ thứ tự sinh khởi của Bản Tôn, Niệm Tụng, Đàn Trường …và thứ tự viên mãn của sự tu trì Phong Mạch, Minh Điểm…

Nhân tiêu chí ấy, nêu lên Mật Thừa Bản Tôn với Đàn Trường ấy hòa hợp một Thể. Một cái đồ hình Thời Luân ấy là gom tập tất cả tinh hoa của Khí Thế Giới thuộc ba cõi để tượng trưng cho một Thể, tượng trưng cho giáo nghĩa tối cao của Thời Luân Mật Pháp, cho nên được nhận rõ là có đủ ý nghĩa và lực lượng của Thần Thánh cực lớn. Hay khiến cho người có đủ niềm tin, miễn trừ được đao binh, tật dịch, đói khát với tai nạn thuộc nhóm nước, lửa, gió….hay khiến cho nơi cư ngụ được cát tường viên mãn, quyến thuộc thuận hòa, đêm mộng tốt lành, thân tâm an khang, đi lại được thông đạt, cầu mong được như nguyện.

Đem đồ hình này để ở cửa chính bên dưới mái hiên ắt có thể dùng trấn Yêu, bảo vệ phong thủy. Để bên trong nhà ắt có thể tránh được Tà, tiêu tai, gặp xấu hóa tốt, cát tường bình an. Bởi thế đồ hình này phần lớn được vẽ ở cửa chính, bên dưới mái hiên của Tự Viện và nhà ở, hoặc trên tường vách bên trong nhà để cầu sự tốt lành như ý.

Ngoài ra còn có người thêu đan đồ hình này, hoặc làm thành đồ trang sức để đeo trên thân.

 

26/03/2014

 

 

Advertisements


100%

Nguồn KinhMatGiao

Comment