No icon

di-lac-bo-tat-man-da-la

DI LẶC BỒ TÁT MAN ĐA LA

Posted by: MT | 21/03/2014

DI LẶC BỒ TÁT MAN ĐA LA

DI LẶC BỒ TÁT MAN ĐA LA (.PDF)

DI LẶC BỒ TÁT MAN ĐA LA

DI LẶC BỒ TÁT MAN ĐA LA

Biên soạn: HUYỀN THANH

Bồ Tát Di Lặc tên Phạn là Maitreya, dịch âm Hán Việt là Di Đế Lệ, Mai Đê Lê, Mê Đế Lệ, Mai Đát Lệ, Mỗi Đát Lý, Mai Đát Lệ Dược, Muội Đát Lý Duệ…là họ của Bồ Tát, nghĩa là Từ Thị, còn tên của Ngài là A Dật Đa (Ajita) nghĩa là Vô Năng Thắng.

_ Bồ Tát Di Lặc có hiệu là Từ Thị, tên hiệu đó xác lập căn bản tối hậu là Bản Nguyện Sở Hạnh của Ngài. Ngay trên Duyên Khởi, đời đời kiếp kiếp Ngài đều tu tập Tam Muội Từ Tâm (Maitra-citta-samādhi), thực hiện Từ Hạnh (Maitra-caryā) để cứu độ chúng sinh. Đức đặc biệt của Di Lặc là sau khi bứt trừ sự thống khổ của các chúng sinh, liền tiến thêm một bước là ban cho chúng sinh niềm vui của Pháp (Pháp Lạc)

.) Kinh Nhứt Thiết Trí Quang Minh Tiên Nhân Từ Tâm Nhân Duyên Bất Thực Nhục ghi rằng: “Bồ Tát Di Lặc phát tâm không ăn thịt, vì nhân duyên này mà có tên là Từ Thị (Maitreya)”.

.) Đại Nhật Kinh Sớ, quyển 1 ghi nhận là: “Từ Thị Bồ tát dùng Tâm Từ (Maitra-citta) trong bốn Tâm Vô Lượng của Phật làm đầu, Lòng Từ này từ trong  Chủng Tính của Như Lai sinh ra, hay khiến cho tất cả Thế Gian chẳng bị đứt mầm giống Phật cho nên xưng là Từ Thị”.

.) Kinh Đại Thừa Tâm Địa Quán ghi nhận rằng: “Bồ Tát Di Lặc là con của vị Pháp Vương, từ khi phát Tâm vì muốn kết duyên lành hóa độ hết thảy chúng sanh, nên không ăn thịt, vì nhân duyên đó mà có tên là Từ Thị

_ Do Di Lặc là vị Bồ Tát vào thời đương lai sẽ sinh xuống cõi Diêm Phù Đề, nối tiếp sau Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Śākyamuṇi) để thành Phật, vì thế được xưng là Nhất Sinh Bổ Xứ Bồ Tát (Ekajāti-pratibaddha-bodhisatva), Bị Xứ Tát Đỏa hoặc Di Lặc Như Lai (Maitreya-tathāgata)

_ Hệ thống Mật Giáo ghi nhận tôn tượng của Bồ Tát Di Lặc ở vị trí Đông Bắc trong Trung Đài Bát Diệp Viện thuộc Thai Tạng Giới Man Đa La (Garbha-dhātu-maṇḍala)

_ Trong Kim Cương Giới Man Đa La (Vajra-dhātu-maṇḍala), Di Lặc Bồ Tát là một vị thuộc 16 Tôn đời Hiền Kiếp  được an trí ở đầu phía Bắc bên phương Đông của nhóm Tam Muội Gia Hội.

Kim Cương Nhân Bồ Tát (Vajra-hetu-bodhisatva) trong Kim Cương Giới Man Đa La là Bản Thệ của Di Lặc Bồ Tát và Đại Luân Kim Cương (Mahā-cakra-vajra) trong Thai Tạng Giới Mạn Trà La Giáo Lệnh Luân Thân của Di Lặc Bồ Tát

Mật Hiệu của Di Lặc Bồ Tát là Tấn Tật Kim Cương 

_Trong Di Lặc Bồ Tát Man Đa La bên trên thì Di Lặc Bồ Tát là Tôn ở chính giữa, chung quanh có tám vị Đại Bồ Tát y theo thứ tự khởi từ bên trên thuận theo bên phải là Kim Cương Ba La Mật Bồ Tát, Kim Cương Ca Bồ Tát, Bảo Ba La Mật Bồ Tát, Kim Cương Vũ Bồ Tát, Pháp Ba La Mật Bồ Tát, Kim Cương Hy Hý Bồ Tát, Nghiệp Ba La Mật Bồ Tát, Kim Cương Man Bồ Tát

_Di Lặc Bồ Tát Tâm Chú là:

OṂ_ MAITREYA  SVĀHĀ

_Từ Thị Bồ Tát Thệ Nguyện Đà La Ni:

NAMO  BHAGAVATE  ŚĀKYA-MUṆĀYE  TATHĀGATĀYA  ARHATE  SAMYAKSAṂBUDDHĀYA

TADYATHĀ: AJITE  AJITAṂ  JAYE, BHARA  BHARA, MAITRA  AVALOKITE, KARA  KARA, MAHĀ-SAMAYA  SIDDHI, BHARA  BHARA, BODHI  MĀNA  VĪ  NI, SMARA  SMARA, ASMĀKAṂ  SAMAYAṂ, BODHI  BODHI  MAHĀ-BODHI  SVĀHĀ

[Namo bhagavate  Śākyamuṇāye tathāgatāya arhate samyaksaṃbuddhāya: Quy y Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Như Lai Ứng Cúng Chính Đẳng Chính Giác

Tadyathā: Như vậy, liền tuyên nói Chú là

Ajite: Vô Năng Thắng

Ajitaṃ: Nhóm Vô Năng Nắng

Jaye: Tôn Thắng

Bhara bhara: Đắc được, đạt được

Maitra avalokite: Tâm Từ quán chiếu khắp cả

Kara kara: Tác làm, gây tạo

Mahā-samaya  siddhi: Thành tựu Đại Thệ Nguyện

Bhara bhara: Đắc được, đạt được

Bodhi māna vī ni: Dẫn đến ý chí Bồ Đề

Smara smara: Ghi nhớ, ghi nhớ

Asmākaṃ samayaṃ: Thệ Nguyện của chúng ta

Bodhi bodhi  mahā-bodhi : Giác Tuệ, Giác Tuệ, Đại Giác Tuệ

Svāhā: Quyết định thành tựu]

 

20/03/2014

 

Advertisements


100%

Nguồn KinhMatGiao

Comment