No icon

chuyen-ngay-tao-duoi-goc-nhin-kinh-dich

Chuyện ngày Táo dưới góc nhìn Kinh Dịch

Ai cũng biết sự tích ông Táo - bà Táo trong dân gian nhưng có lẽ không ai giải thích được vì sao 2 ông 1 bà?

Nay dùng Kinh Dịch để giải thích điều này, thấy rất rõ hơn. Trong bát quái, quẻ Ly thuộc hành Hoả, tượng nó cũng là cái Bếp. Quẻ Ly được vạch 3 hào: hào Dương trên cùng, tiếp đến là hào Âm, hào cuối là hào Dương. Nếu xoay ngang lại cho dễ nhìn thì 1 bà ở giữa ( hào âm), 2 ông ở 2 bên (hào Dương).

Trong đồ hình Tiên Thiên Bát Quái thì quẻ Ly nằm tại vị trí phương Đông, cũng là phương vị mặt trời mọc. Điều này cũng gợi cho chúng ta nhớ đến việc NHẬP TRẠCH về nhà mới luôn có thao tác bật bếp đun ấm nước pha trà là việc làm đầu tiên. Khởi đầu mới, khởi sự mới đều có mặt của Hỏa? Ngoài ra, nhiều thầy khi xem phong thủy của căn nhà cũng đề cập đến Bếp là quan trọng. Nhìn Bếp có thể suy đoán được gia đình gia chủ có đầm ấm, hạnh phúc hay không? Trong căn nhà, không có Bếp thì luôn có cảm giác gì đó lạnh lạnh, không ấm cúng. Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, Hỏa rất quan trọng, không có nó thì có lẽ không có sự sống.

Và tại sao ông Táo về chầu trời vào ngày 23?

Mà không phải là ngày khác? Diễn giải cái này rất dong dài, đại ý, sơ lược cần nói đến ngôi Ngọc Hoàng Thượng Đế là cửu ngũ chí tôn. Trong phong thủy kinh dịch, sao Ngũ Hoàng được gọi là chính vị khi ở vị trí trung cung của Lạc Thư cửu cung. Đến đây đã thấy xuất hiện đủ “cửu” và “ngũ”.

Số 23 gợi nhớ đến cho ta khái niệm “tam thiên lưỡng địa” trong Kinh Dịch. Và 2+3=5 chính là nơi trung cung.

Há phải chăng ngày 23 là ông Táo về chầu trời là như vậy!!!

HG

Comment