No icon

huong-dan-cach-tranh-thoi-mien-de-tranh-bi-lua-dao

Hướng dẫn cách tránh thôi miên để tránh bị lừa đảo

Sau vụ cướp tiệm vàng ở Quảng Ngãi, câu hỏi đặt ra là cách chống thôi miên như thế nào? hướng dẫn tránh thôi miên giúp nhiều người có tâm lý hoang mang lo sợ vì không biết làm thế nào để không bị thôi miên. Hãy cùng the gioi phu nu tìm hiểu về vấn đề này nhé

Tiếp chuyện người lạ, không quá chăm chú nhìn mắt, thường xuyên cử động để mắt họ không nhìn lâu vào mắt, gáy mình.

Ông Không Nguyên – võ sư Thiếu lâm Nam phái tư vấn.

Tiếp chuyện hơn 2 phút đã có thể là nạn nhân hiện tượng thôi miên

Theo ông Không Nguyên, thôi miên lừa đảo đã xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1975 và từ miền Nam ra. Việc này trước kia hay xảy ra ở các tỉnh lẻ, nhưng gần đây lại nổi lên nhiều ở Hà Nội.

Ông Nguyên cho rằng, con người có rất nhiều khả năng tiềm tàng nên có thể tự luyện tập được thôi miên. Ngoài phương pháp luyện thôi miên bằng cách buổi sáng nhìn mặt trời mọc, ban đêm nhìn mặt trăng, còn một phương pháp nữa là luyện nhìn xoáy vào gáy (tiểu não) người khác.

Gáy là nơi điều tiết kiểm soát hệ vận động của con người. Người luyện thôi miên có sóng năng lượng cao hơn sóng não của người bình thường nên điều khiển được đối tượng.

Ông Không Nguyên cho biết thêm, người có năng lực chỉ cần nhìn vào mắt đối tượng là đã thôi miên được, nhưng ít người đạt “cảnh giới” này.

Cảnh giác với "thôi miên" bằng cách nào?, Eva tám, thoi mien, cuop tai san, canh giac voi thoi mien, thoi mien cuop tai san, trom cuop, vu an, tin an ninh hinh su, tin xa hoi, tin tuc

Tránh thôi miên

Tập dưỡng sinh là một trong những cách để giúp cơ thể tạo ra sóng từ trường 
có khả năng chống lại thôi miên. (Ảnh minh hoạ)

Còn đa số kẻ xấu tìm cách bắt chuyện cởi mở, nói liên tục và nhìn thẳng vào mắt đối tượng để thu hút sự chú ý, từ đó gây ảnh hưởng trường năng lượng để át chế não, khi đối tượng hơi mê mê là lập tức điều khiển.

Tùy đối tượng mà thời gian thôi miên lâu hay mau, nhưng khi đối tượng bị cuốn vào câu chuyện tới lúc kết thúc chỉ khoảng hơn 2 phút.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải (Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người), một số kẻ xấu còn dùng thuốc mê nước, hương liệu tẩm vào đồ vật làm nạn nhân mê muội tạm thời.

Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc gây mê, kẻ lừa đảo phải tự giật đồ, lấy của nạn nhân, chứ không thể sai khiến đối tượng lấy đồ đưa cho kẻ gian được.

Thường xuyên cử động để tránh thôi miên

Theo Th.S BS Đào Trần Thái (Đại học Y TP Hồ Chí Minh), thôi miên chỉ có thể làm được khi đối tượng chỉ có một mình. Nơi đông người dễ va chạm phải nhau, trò chuyện, gọi nhau sẽ không có cơ hội cho kẻ xấu ra tay. Vì vậy, trẻ em, phụ nữ và thanh niên trẻ tuổi khi chỉ có một mình thì không nên hào hứng bắt chuyện ngay với người lạ.

Ông Không Nguyên cũng cho biết là phải dè chừng khi tiếp chuyện với người lạ, không quá chăm chú nhìn vào mắt họ và thường xuyên cử động, quay đi quay lại để ánh mắt của họ không nhìn lâu được vào mắt, vào gáy mình. Trí não luôn nghĩ nhiều việc khác để không bị cuốn vào câu chuyện của họ.

Khi tư tưởng không tập trung vào kẻ xấu sẽ giảm thiểu bức xạ từ sóng não của họ phát ra tránh thôi miên , hoặc làm những bức xạ đó không ảnh hưởng tới mức bị lệ thuộc hoàn toàn vào sóng năng lượng của kẻ xấu.

Ông Không Nguyên khuyên rằng, muốn chống đỡ với thôi miên, mọi người nên tự mình tạo ra trường năng lượng mạnh bằng tập yoga, tập thiền, dưỡng sinh… để có sự tập trung tốt, có góc nhìn tốt hơn, khái quát hơn về cuộc sống xung quanh. Đặc biệt là tạo cho cơ thể một từ trường năng lượng mạnh, khiến thôi miên không thể tác động được.

PGS. TS Võ Văn Bản, Phó Tổng Giám đốc  Bệnh viện Việt – Pháp tư vấn: Khi giao tiếp với người lạ, nên luôn ngắt câu chuyện đang nói, ngoảnh mặt đi chỗ khác, chủ động làm việc khác để chấm dứt sự dẫn dắt của kẻ xấu. Nếu thấy mi mắt nặng, chân tay khó cử động… cần cắt ngay câu chuyện với người lạ. Nếu đã bị thôi miên mất của, cũng đừng hoảng sợ vì sau thôi miên con người chỉ bị ảnh hưởng vài phút, rồi trở lại bình thường, không bị ảnh hưởng gì về sức khỏe.

Những người dễ bị thôi miên

Th.S BS chuyên khoa II Đào Trần Thái (Đại học Y TP Hồ Chí Minh) cho biết, người dễ bị thôi miên là những người dễ bị ám thị.
Ngay sau khi đăng bài “Cảnh giác với thôi miên”, nhiều độc giả gọi điện cho biết mình cũng từng là nạn nhân. Vậy ai là người dễ bị thôi miên?
“Thầy lang” giữa chợ
Nguồn : Tổng hợp

Kể chuyện với PV Báo GĐ&XH, anh Phan Thành, trú tại phường Nhân Chính, Đống Đa (Hà Nội) cho biết, người giúp việc của anh tên là Hoa đã suýt bị nhóm người lạ mặt lừa tiền.
Theo lời anh Thành, buổi sáng chị này ra chợ mua đồ ăn. Trong lúc đứng chọn đồ, một người ngồi xổm bên dưới bỗng ngẩng lên nhìn thẳng vào mắt chị Hoa một lúc, rồi bảo: “Chị có bệnh về mắt rồi. Nếu không chữa ngay thì sẽ bị mù”.
Khi người giúp việc chưa định thần thì người này lại nói tiếp: “Ở gần đây có người chữa được bệnh này, chị đi theo em, em chỉ chỗ cho”. Sau khi gặp người bán thuốc, chị Hoa được đám người này giao cho gói thuốc với giá 8 triệu đồng, dặn cách sử dụng và lưu ý là không được để cho ai biết. Chị Hoa phân trần không mang theo tiền, người khách lạ gợi ý sẽ cho chị vay, sau đó theo chị về nhà lấy.
Anh Thành kể tiếp: “Rất may khi đó tôi có việc phải trở về nhà.  Nhìn người giúp việc vội vàng dắt tiền vào túi rồi ra khỏi nhà, tôi chặn lại hỏi rõ sự tình. Chị ấy kể lại chuyện xảy ra. Tôi ngó xuống dưới sân khu chung cư, thấy một nhóm 2-3 tên lộc ngộc đứng chờ tránh thôi miên . Tôi lớn tiếng đuổi, cả nhóm chuồn mất dạng”.
Chị Nguyễn Thị Đào, nhân viên quán cà phê Điệp Vàng, phố Đội Cấn (Hà Nội) cho biết, vợ chồng cậu em trai chị cũng mới bị một người lừa lấy 5 triệu rất… êm đềm.
Người này là khách ăn bún chả tại quán của em chị Đào. Lúc đứng dậy thanh toán tiền, vị khách than vãn: “Nhà chị lắm ruồi thế?”. Do buổi trưa muộn vắng khách nên khi nghe vị khách phàn nàn, chủ quán nhanh miệng giải thích thêm với mong muốn khách thông cảm, lần sau còn quay lại.
Sau một hồi trò chuyện, người khách nói nhẹ nhàng: “Đưa tiền đây em mua thuốc diệt ruồi, mai em mang lại cho”. Nghe vậy, chủ quán lừ lừ mở tủ, lôi toàn bộ số tiền 5 triệu đồng đưa cho người khách lạ.
Người khách ngoại quốc rởm
Chị Ngọc Trinh, chủ cửa hàng chăn ga gối trên phố Hoàng Hoa Thám (Hà Nội) cho biết, chị đã từng là nạn nhân của một khách ngoại quốc rởm.
Hôm đó, vị khách nam có gương mặt Á đông, ăn vận như một khách du lịch, bước vào cửa hàng chị. Có một người đàn ông khác đứng chờ anh ta dưới lòng đường. Sau khi ngó nghiêng một số chăn, gối, vị khách này chỉ vào chiếc vỏ gối rồi xổ ra một tràng tiếng… Lào.
Không hiểu vị khách nói gì, nhưng đoán là hỏi giá, chị Trinh giơ 5 ngón tay lên, ý bảo: 50.000đ. Vị khách lại nói thêm một tràng tiếng Lào nữa rồi rút trong ví ra tờ 100 USD. Sau khi nhận tiền thừa lại từ tay chị Trinh tránh thôi miên , vị khách đếm đi đếm lại rồi tỏ ý không đồng ý với mức giá 50.000đ mà cò kè muốn trả giá xuống thấp hơn. Thấy chị Trinh lắc đầu, anh ta liền giơ tập tiền vừa được thối lại (vẫn đang cầm trên tay) đưa trả chị Trinh, tỏ thái độ không mua nữa. Chị Trinh cũng thò tay vào túi tiền rút tờ 100USD trả lại cho khách.
“Khi anh ta trả lại, tôi chủ quan không đếm vì đến lúc trả lại, tập tiền ấy vẫn nằm trên tay anh ta và mắt tôi vẫn không rời tập tiền ấy. Nhưng khi kiểm tra lại mới thấy bị rút lõi mất hơn 1 triệu đồng”- chị Trinh kể.
Rút kinh nghiệm, chị Trinh luôn dặn nhân viên bán hàng phải cảnh giác với những vị khách ngoại quốc rởm này.
Và sự cảnh giác của chị không thừa, khi một lần, cũng một đối tượng ăn vận như khách du lịch vào cửa hàng xì xồ nói tiếng nước ngoài, sau đó chỉ mua một món hàng với mệnh giá thấp nhất trong cửa hàng. Cảnh giác, một nhân viên bảo: Ở đây không có tiền lẻ đâu anh ạ. Vị khách này buột miệng: Ừ để anh đi đổi. Biết lỡ miệng, vị khách này chuồn ngay ra khỏi cửa hàng.
“Bọn người này toàn tìm cửa hàng mới mở, nhân viên ít kinh nghiệm để “tấn công”. Từ ngày em mở thêm một cửa hàng nữa ở trên phố, ngày nào cũng có một bọn lượn lờ vào để tìm cách lừa tiền. Thời gian hoạt động chủ yếu là lúc buổi trưa vắng hay chập choạng tối, đó là lúc những người bán hàng thiếu tỉnh táo nhất” – chị Trinh chia sẻ.
Người nào dễ bị thôi miên?

Nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Ngọc

“Người dễ bị thôi miên là những người yếu đuối. Nhưng không vì thế mà cho rằng nữ dễ bị thôi miên hơn nam, bởi có những người nam cũng yếu đuối và có những người nữ lại rất mạnh mẽ.
Những người hay lưỡng lự, không quyết đoán trước một vấn đề cũng dễ bị thôi miên”.
Nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Ngọc, Bộ môn Dự báo, Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người cho rằng, những người bị thôi miên chủ yếu là những người yếu đuối. Những người này thường là do luân xa yếu (trong Đông Y gọi là 7 huyệt đạo).
Những kẻ đi thôi miên để lừa đảo sẽ bằng những cách riêng để tự kiểm tra năng lượng của đối tượng chúng cần thôi miên xem có thắng được năng lượng của người đó không. Nếu cảm thấy thắng được chúng sẽ tiến hành. Nhiều người vẫn tỉnh táo nhưng không thể điều khiển được chính mình, hoặc có trường hợp không biết gì cả.
Cụ thể hơn, Th.S BS chuyên khoa II Đào Trần Thái (Đại học Y TP Hồ Chí Minh) cho biết, người dễ bị thôi miên là những người dễ bị ám thị.
Ám thị là sự tiếp nhận thụ động tác động tâm lý từ bên ngoài, gây biến đổi nhất định về thể chất, tâm thần và là hiện tượng tâm lý bình thường.
Theo bác sĩ Đào Trần Thái, tính ám thị khi bị thôi miên dao động tùy lứa tuổi, tăng cao ở những người trẻ tuổi (lúc nhân cách chưa ổn định và chưa hoàn chỉnh). Những người trẻ chưa có gia đình, tuổi thanh thiếu niên dễ bị ám thị. Những người tính tình thiên về cảm xúc, không sống về lý trí dễ bị thôi miên.
Tính dễ bị ám thị còn phụ thuộc vào trình độ nhận thức, kinh nghiệm sống, tình trạng sức khỏe và nhân cách. Những người nhận thức kém, ít trải nghiệm trong cuộc sống, sức khỏe kém, đang ở trong tình trạng mệt mỏi… cũng rất dễ bị thôi miên.

Nguồn: Sưu tầm

TAMTHUC

Comment