No icon

nhung-chuyen-mo-ma-dat-cat

Những chuyện Mồ Mả Đất Cát

Nhiều chuyện mắt thấy tai nghe:

– Chuyện động mộ làm quan.

– Chuyền thần nanh mỏ đỏ, thần Trùng, hung táng, mả kết.

Như tôi đã trình bày trong KHHB số J2 (74) về chuyện đất cát mồ mả giữa người còn đang sống với nắm xương nằm trong lòng đất thuộc dòng họ đó quả thực vẫn có một sợi dây vô hình, thiêng liêng không thể chối cãi được.

Hôm nay tôi xin nói rõ thêm những truyện đã được tai nghe mắt thấy về điểm này.

Động mộ

Phụ thân tôi hốt nhiên bị “thiên đầu thống” (đau nữa đầu đằng sau) rất dữ dội, thuốc ta, tầu , tây đã nhiều nhưng chẳng đỡ chút nào. Nhờ “bói ra khoa thấy”, ông thầy bảo phải xem lại ngôi mộ tứ đại dòng họ (tức phụ thân tôi gọi là ông nội). Ngôi mộ này nằm ở Đống Hàng Đồng Hải Dương.

Xưa kia Đống Hàng Đồng chơ vơ nhưng rồi cụ Chánh Sỹ (có con trai lớn là anh Quế cùng học một lớp với tôi) đến lập ấp gần đó, trồng tre làm hàng rào sát cạnh Đống ấy.

Lúc bới đất lên, rễ tre đã phủ kín cả tiểu sành và chui vào trong qua khe nắp đậy. Chúng tôi phải rỡ đến xương ra, rửa lại bằng nước ngũ vị hương sau đó mới chôn lại. Rồi còn phải khơi một rãnh thực sâu giữa bờ tre và Đống Hàng Đồng, thường thường phải lên thăm nom chặt hết rể tre không cho vượt qua rãnh nữa mới được yên, phụ thân tôi mới khỏi đau.

Cũng một người ở làng Hàn chúng tôi đã chừng 50 tuổi bị đạu ngang ngực như có gì đè lên trên. Thầy bói bảo rằng “động mộ” (mộ tức là mả tròn:ta thường nói: mồ tròn mà dài). Và lạ quá, lúc bới hết đất lên thì thấy cái nắp tiểu sành đã vỡ, những mảnh sành nằng nghiêng chọc xuống xương. Lau rửa xương cốt lại, thay tiểu khác. Quả nhiên gia chủ hết đau.

Hung táng

Và đây là một trường hợp về hung táng (tức là chưa hốt cốt). Ông Lý Cựu XYZ ở cạnh nhà tôi, trước cổng nhà thương Hải Dương cứ bị như dùi đâm vào đầu và các khớp xương. Lần này không phải thầy pháp, cũng không phải “bói ra khoa thấy” mà do thầy địa lý ở Cổng Chông xem hộ. Thầy ra mả, nhổ mấy cây cỏ xem rễ rồi đóan là mả động. (Xin nói thêm điều này: người lớn kể rằng các thầy địa lý thực tài giỏi, có thể xem rễ cây mọc trên mồ mả mà biết được mồ mả đó “kết” hay không. Nghe vậy mà thuật lại như vậy)

Mở mả ra , nước đầy ăm ắp, phải lấy thau múc nước đổ vào rổ để lọc xương nhỏ. Nước cạn, thò tay xuống bới xương thì thấy nhung nhúc những cá trê và không rỏ làm thế nào chúng chui cả vào trong sọ, rồi không ra được, mà con nào con nấy đỏ như máu cả: thực là ghê khiếp ! Những cái túi bằng “đũi” bọc 2 bàn chân và 2 bàn tay cũng bị cá trê chui vào nằm đầy trong đó. Phải vét cho kỳ hết, lọc trên rổ mới lấy được trọn vẹn cả bộ xương để “cát táng”. Mả đó là mả bố ông Lý Cựu XYZ. Sau khi đã “tắm rửa” sạch sẽ cho Cụ Cố bằng nước ngũ vị hương và chôn trên gó cao, ông Lý Cựu khỏi hẳn bệnh buốt óc và những đốt xương.

Thần Trùng

Anh Vệ Tạo làng tôi có bà mẹ chết chưa được bao lâu thì anh bị đau nặng phải vào nằm nhà thương Hải Dương. Một đêm đã khuya, thanh vắng tứ bề, anh còn thức mà rõ ràng nghe tiếng từ ngòai cửa phòng ọgi vào:”Tạo ! .. Tạo ..!”

Đúng tiếng bà mẹ anh rồi, sai sao được nhưng mẹ anh đâu còn sống mà gọi. Nhở đã được các bậc già nua dặn kỹ từ trước là nếu đêm hôm khuya khoắt, có ai gọi, dù gọi đích danh mình cũng chớ có trả lời kẻo ma nó bắt mất vía (Ở Thượng Du, những người đi rừng cũng kiêng gọi tên nhau mà chỉ “hú” thôi để ma khỏi bắt mất vía). Tạo im lặng hòan tòan để rồi mấy phút sau đó thôi không còn tiếng gọi nữa.

Hôm au gia đình anh Tạo phải mời thầy pháp về cúng trừ “Trùng”. Thầy cho biết, nếu đêm qua Tạo lên tiếng thì Trùng “Thần Nanh Đỏ Mỏ” đã thu vía anh để đem đi khảo đả cho đến khi Tạo chết, rồi nó lại đã vong mẫu anh phải đưa về bắt người khác.

Thầy pháp chỉ cúng lễ và bùa phép trấn áp “Thần Trùng” một thời gian nào đó thôi chứ không thể không thể trừ diệt hẳn được nó.

Già đình anh Vệ Tạo còn phải đi thỉnh “bùa ếm mả” mới được yên.

Thầy pháp danh tiếng làm bùa yểm mả trừ mọi lọai “Trùng”: Trùng Tang, Trùng Khô Kháo, dữ dội nhất là Trùng Thần Nanh Đỏ Mỏ: 2 con chim xanh mỏ đỏ như lửa cứ con bay lên, con bổ xuống trên mả người bị Trùng (và mỗi lần nó bổ xuống là tự lòng mả lại có tiếng rú lên như người bị kìm kẹp tra tấn) quán tại làng Giông, huyện Thanh Hà, bên kia cầu Phú Lương, tỉnh Hải Dương chừng vài chục cây số. Chính gia đình chúng tôi đã phải cầu cứu đến thầy một lần. Tất cả bùa chú đã được nhồi vào một ống tre bịt kín, phìa dưới đẽo nhọn như đầu cái đòn xóc. Lựa buổi sáng tinh sương, âm thầm đem bùa đó ra đóng trên mả thực sâu, lấp đất cho kỹ.

Theo lời các bậc già cả thì bùa đó có công năng phi thường, làm “vong hồn” bị mù đặc, không còn biết đường lối nào mà dẫn Thần Trùng về bắt con cháu nữa.

Trùng Khô Kháo

Đây là chuyện có thực mà chính tôi đã có mặt tại chỗ: Từ ngày bà ngọai vợ tôi mất đi, trong dòng họ Lê bị lục đục, đau ốn liên miên, gia súc chết, làm ăn hết sức lủng củng, như thế đã hơn 3 năm. Nhờ “bói ra khoa thấy” nên phải rước thầy phù thủy về cúng lễ, trừ tai giải ách cho. Thầy pháp cho biết là mả bà ngọai chúng tôi bị Trùng Khô Kháo, cần phải mở để yểm bùa trừ Trùng. Nhưng làm sao thầy biết được mà dám quyết đóan như thế ?

Quá giờ Tý một đêm thanh vắng và yên lặng hoàn tòan, chúng tôi mới ra mả. Trước khi thầy pháp bắt tay vào việc, mỗi người chúng tôi được ngậm một “bùa” tết sẵn, và một đeo vào khuy áo trước ngực. Đâu đấy rồi thầy mới cho động thổ. Tay thầy luôn luôn bắt ấn, miệng niệm “thần chú”. Lúc bắt đầy cậy nắp ván thiên, thầy hét lên một tiếng thực to. Chúng tôi đều thấy rõ xác chết vẫn còn y nguyên như lúc mới nhập quan chưa “tiêu” đi được chút nào mà lạ lùng hơn nữa là cũng không có mùi hôi thối !

Thầy pháp đã ngậm sẵn một đạo bùa miệng, cúi xuống sát tận mặt xác chết, lấy dao cậy răng… nhả bùa đó vào trong miệng xác khô, rồi đó linh phù được yểm trên xác và chung quanh. Một đạo bùa được đặt từ ngực xuống đến chân sau đó mới đậy nắp và lấp đất.

“Nhả hết bùa ra, Trùng Khô Kháo đủ bị đánh bạt đi rồi không còn gì phải sợ nữa !” Thầy pháp bảo chúng tôi như vậy rồi mọi người ra về.

Từ sau đó, ngành Trưởng họ Lê lại làm ăn yên ổn như cũ.

Mả kết

Khu Tịch Điền làng chúng tôi hồi 1916 được san bằng để xây trường Nam tiểu học Pháp Việt cả cái nghĩa địa rộng có mấy nghìn ngôi mộ cũng được dời đi.

Người ta kể lại: lúc hốt cốt, họ có gặp một ngôi mộ mở nắp tiểu sành ra, thấy xương vẫn đầy ăm ắp, mà tơ hồng phủ kín đầy tiểu, xương trong tiểu sành còn nguyên vên không hư hao thế là “được đất”.

Tơ hồng trên nắm xương nói trên, nhờ chổ đất tốt mới có.

Nó là thử chỉ hồng từ xương mà sinh ra. Xương bị “tơ hồng” phủ đầy la mả táng đúng long mạch. Mả như thế mà bị phá đi thì tai họa đến ngay. (Xin coi lại bài “ Thần Bia làng hàn Giang” trong KHHB J1 (74))

Đau khổ cho gia đình nào đó: “Mả kết” mà bị phá như thế con cháu, dòng họ nhà ấy sẽ bị lụn bại không tránh được.

Trê đây là một số những truyện phiền phức mà nắm xương trong lòng đất gây nên cho con cháu dòng họ cùng huyết thống, chứng minh thực tế rõ ràng sợi dây liên lạc vô hình thiêng liêng không thể chối cãi được giữa người sống và người chết.

Nếu tìm được đất tốt, được linh huyệt thì còn gì quý bằng ! Nhưng việc đó đâu phải dễ dàng. Phải đầy âm đức lắm lắm mới được những “đại huyệt”, chẳng thế mà Cổ Đức đã răn dạy trước: ” Tiên tích đức, hậu tầm long” !

Còn nếu trọn đời làm việc thất âm đức mà cố đấm ăn xôi, cũng học đòi “tìm đất” thì đạu có được, Không khéo lại gặo thầy gà mờ huyệt chẳng ngắm, ngắm hang rắn, nó cắn cho lụn bại dòng ác đức hại nhân !

Lúc này đây, khoa địa lý gần như thất truyền và dù thánh sư Tả Ao tái sinh nữa, dám chắc cũng chẳng htể làm nên được truyện gì tốt như nghìn xưa ! Đất cát hầu khắp Tổ Quốc VN bị bom đạn cày nát, dân chúng ly tán… còn ở thành thị thì lòng đất xẻ ngang dọc nư màng nhện ! Tìm mua được huyệt cho người chết ở các nghĩa trang lúc này đã khó (tôi đã được nghe nói: chỉ có “sang” một huyệt mà phải trả đến 300.000 đồng) thì còn chọn đất làm sao được theo ý mình chứ ! Đất cát đã bị băm vằm tan nát thì thử hỏi “long mạch” nào mà không đứt.

Đã thế rồi việc tống táng, nào xe đòn, nào mua đất, nào xây mộ… còn bao nhiêu truyện lặt vặt nữa, tốn phí đến mức nào mà kể !

Vậy chúng ta có nên theo tục “hỏa táng” giản dị sạch sẽ ít tốn kém mà lại không có các truyện rắc rối như vừa nêu trên kia không ?

Nhờ biết cố lịch sử 09-0301945, tôi đã được thấy tận mắt lính Nhật ở miền Cực Bắc VN về Hà Nội qua ngã Tuần Giao nơi tôi làm việcc, nhiều người đeo ngang trước ngực một miếng gỗ có dây quàng ra sau cổ, trên để một hộp gắn kín với một nén hương đang cháy. Hỏi ra thì được biết đó là “tro cốt” của các sĩ quan chết trận, được hỏa táng tại chổ, cốt được đựng vào hộp nắp kín, sẽ chuyển về Nhật để trao lại cho thân nhân người đã quá vãng. Tôi rất kính phục lòng tri ân của người Nhật đối với các quan thầy cao cấp của họ. Hộp “tro cốt” được thờ trước ngực người lính suốt dọc đường cho đến khi về đến Nhật, chứ không cầm tay hay xếp vào thùng vào hòm !

Tôi đã dự nhiều đám “hỏa táng” của đồng bào miền núi và ngay tại Saigon đây. Cũng đã có được xem hỏa táng vào ba lần, thì thấy thực sạch sẽ, gọn gàng, bớt đi được rất nhiều chuyện bực mình về “hung táng, địa táng”.

Hỏa táng rồi tro được hốt vào bình kín thờ trên tháp cao như ở chùa Phú Lâm. Hoặc cũng co gia đình đem tro đó thả xuống biển cho vong linh người thân được mát mẻ. Tôi thấy tiện lợi lắm.

Chẳng rõ ý kiến các bạn đọc ra sao ?

Khoa Học Huyền Bí số 3-B(75)

TAMTHUC

Comment