No icon

thich-ca-mau-ni-phat-dan-thanh

THÍCH CA MÂU NI PHẬT ĐÀN THÀNH

Posted by: MT | 09/03/2014

THÍCH CA MÂU NI PHẬT ĐÀN THÀNH

THÍCH CA MÂU NI PHẬT ĐÀN THÀNH (.PDF)

THÍCH CA MÂU NI PHẬT ĐÀN THÀNH

Hán văn: chỉnh lý Nhiên Đăng tạp chí biên tập bộ

Việt dịch: HUYỀN THANH

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Śākya-muṇi) là  Giáo Chủ của Phật Giáo, vào ngày 8 tháng tư (hiện nay ghi nhận là ngày 15 tháng 4 ÂL) ở dưới cây Vô Ưu (Aśoka) trong vườn Lam Tỳ Ni (Luṃbini). Đức Phật Thích Ca tên là Tất Đạt Đa (Siddhārtha), tên cửa Đức Phật lại xưng là Nhân Tịch Mặc là vị Thái Tử của vua nước Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu) ở Ấn Độ cổ, cha tên là Tịnh Phạn (Śuddhodana), mẹ tên là Ma Gia (Māyā), vì truy cầm Chân Đạo mà xuất gia, năm đản sinh ở trước Công Nguyên 36 năm, năm 29 tuổi xuất gia, 35 tuổi thành đạo, nói Pháp khoảng 45 năm, giảng Kinh hơn ba trăm Hội, Người Trời được độ chẳng thể đếm được, khoảng 60 năm trước Công Nguyên thì nhập Diệt, tuổi thọ ở đời là 80

Khi Đức Phật Đà (Buddha) thành Đạo thời trước tiên hóa độ năm vị Tỳ Khưu Kiều Trần Như (Ājñātakauṇḍinya), tiếp đến độ cho Đại Ca Diệp (Mahā-kāśyapa) rồi lại độ hóa rất nhiều vị quốc vương với Đệ Tử. Ngài thường qua lại khu vực của các nước Ma Yết Đà (Magadha), Kiều Tát La (Kauśala), Tỳ Xá Ly (Vaiśali) để nói Pháp. Vào lúc 80 tuổi, Ngài viên tịch dưới hai cây Sa La (Śāla) bên bờ sông Bạt Đề (Ajitavatī), nhập vào Niết Bàn (Nirvāṇa)

_Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở trong hai Bộ Mạn Trà La của Mật Giáo. Ở trong Thai Tạng Giới Mạn Trà La dùng Thích Ca Mâu Ni làm Chủ Tôn, ở trong Kim Cương Giới Mạn Trà La ắt kèm dựng với Bất Không Thành Tựu Phật (Amogha-siddhi-buddha).

Y theo sự ghi chép trong Kinh Đại Nhật thì: “Thích Ca Mâu Ni toàn thân trình màu vàng ròng, đủ ánh sáng chói lọi của 32 Tướng, mặc Cà Sa màu Kiền Đà, ngồi ở trên hoa sen màu trắng, Ứng Thân nói Pháp”

Trong đời quá khứ rất lâu xa, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở tại xứ sở của Đức Phật Nhiên Đăng (Dīpaṃkara), nhân dùng Pháp thật không có mà chứng ngộ, được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề (Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác), thế nên Đức Phật Nhiên Đăng với các Đức Phật khác thọ ký o83 đời sau sẽ được làm Phật, hiệu là Thích Ca Mâu Ni [xem trong Kinh Kim Cương, Cứu Cánh Vô Ngã Phần 11]

_Chính giữa Đàn Thành là một đóa hoa sen tám cánh: Trung tâm là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, thân khoác Cà Sa, kết Định Ấn. Mạn Trà La do Liên Hoa Mạn Diệp, chày Kim Cương và cánh sen vây quanh tạo thành, phương bên trên của bốn cửa có tám vị Cúng Dường Thiên Nữ, mặt ngài của cung tường do bình báu, bảy trân tám báu, cây Vô Ưu, dù lọng làm trang sức. Chung quanh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là tám vị Đại Bồ Tát tức là: Văn Thù Bồ Tát (Mañjuśrī-bodhisatva), Phổ Hiền Bồ Tát (Samanta-bhadra-bodhisatva), Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteśvara-bodhisatva), Di Lặc Bồ Tát (Maitreya-bodhisatva), Kim Cương Thủ Bồ Tát (Vajra-pāni-bodhisatva), Địa Tạng Bồ Tát (Kṣiti-garbha-bodhisatva), Trừ Cái Chướng Bồ Tát (Sarva-nirvaraṇa-viṣkaṃbhin), Hư Không Tạng Bồ Tát (Ākāśa-garbha-bodhisatva)

*) Phụ chú của người dịch:

Theo Tạng Truyền Phật Giáo thì tám vị Đại Bồ Tát: Di Lặc, Quán Âm, Địa Tạng, Văn Thù, Phổ Hiền, Hư Không Tạng, Trừ Cái Chướng, Kim Cương Thủ … biểu thị cho việc chuyển hóa tám Thức (Aṣṭau-vijñānāni) của chúng sinh thành Tướng thanh tịnh màu nhiệm. Trong đó

Di Lặc Bồ Tát (Maitreya-bodhisatva) biểu thị cho Tướng thanh tịnh màu nhiệm được hiển hiện sau khi đã chuyển hóa Nhãn Thức (Cakṣur-vijñānaṃ)

Quán Âm Bồ Tát (Avalokiteśvara-bodhisatva) biểu thị cho Tướng thanh tịnh màu nhiệm được hiển hiện sau khi đã chuyển hóa Nhĩ Thức (Śrotra-vijñānaṃ)

Địa Tạng Bồ Tát (Kṣiti-garbha-bodhisatva) biểu thị cho Tướng thanh tịnh màu nhiệm được hiển hiện sau khi đã chuyển hóa Tỵ Thức (Ghrāṇa-vijñānaṃ)

Văn Thù Bồ Tát (Mañjuśrī-bodhisatva) biểu thị cho Tướng thanh tịnh màu nhiệm được hiển hiện sau khi đã chuyển hóa Thiệt Thức (Jihvā-vijñānaṃ)

Phổ Hiền Bồ Tát (Samanta-bhadra-bodhisatva) biểu thị cho Tướng thanh tịnh màu nhiệm được hiển hiện sau khi đã chuyển hóa Thân Thức (Kāya-vijñānaṃ)

Hư Không Tạng Bồ Tát (Ākāśa-garbha-bodhisatva) biểu thị cho Tướng thanh tịnh màu nhiệm được hiển hiện sau khi đã chuyển hóa Ý Thức (Mano-vijñānaṃ)

Trừ Cái Chướng Bồ Tát (Sarva-nirvaraṇa-viṣkaṃbhin) biểu thị cho Tướng thanh tịnh màu nhiệm được hiển hiện sau khi đã chuyển hóa Mạt Na Thức (Manas-vijñānaṃ)

Kim Cương Thủ Bồ Tát (Vajra-pāni-bodhisatva) biểu thị cho Tướng thanh tịnh màu nhiệm được hiển hiện sau khi đã chuyển hóa A Lại Gia Thức (Ālaya-vijñānaṃ) [Kim Cương Thủ Bồ Tát chính là thân phẫn nộ (Krodha-kāya) của Đại Thế Chí Bồ Tát (Mahā-sthāma-prāpta-bodhisatva)]

09/03/2014

Advertisements


100%

Nguồn KinhMatGiao

Comment