Biên soạn: HUYỀN THANH
Bất Không Quyến Sách Quán Âm (Amogha-pāśa). Lại xưng là Bất Không Quyến Sách Quán Tự Tại, Bất Không Vương Quán Thế Âm Bồ Tát, Bất Không Quảng Đại Minh Vương Quán Thế Âm Bồ Tát, Bất Không Tất Địa Vương Quán Thế Âm Bồ Tát. Là một trong 6 vị Quán Âm
Bất Không (Amogha) là một tên gọi của Bất Không Quyến Sách Quán Âm, ý nghĩa là chỉ Tâm Nguyện chẳng Không.
Quyến Sách (Pāśa) nguyên là chỉ ở Ấn Độ Cổ Đại, trong lúc chiến tranh hoặc săn bắn dùng dây thừng để bắt Người và Ngựa.
Dùng Bất Không Quyến Sách làm tên gọi, ý nghĩa là tượng trưng cho Quán Thế Âm Bồ Tát dùng sợi dây của Từ Bi, cứu độ hóa đạo chúng sinh, Tâm Nguyện ấy chẳng nhiễm dính sự trống rỗng (bất nhiễm không), nên cũng dùng sợi dây làm Tam Muội Gia Hình.
Tôn này biểu thị cho ý nghĩa Nhiếp Phục chúng sinh, thể hiện Từ Bi rộng lớn của Thệ Nguyện thâm sâu.
Kinh Bất Không Quyến Sách Thần Chú Tâm ghi chép rằng:
“Bấy giờ trong Hội có một vị Bồ Tát tên là Quán Tự Tại từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa soạn quần áo, trật áo bày vai phải, quỳ gối phải sát đất, chắp tay hướng Phật, mặt mắt vui vẻ, nở mặt mỉm cười rồi bạch Phật rằng: “Con có Thần Chú Tâm tên là Bất Không Quyến Sách (Amogha-pāśa). Con ở thời xa xưa cách nay 91 kiếp, thời có Thế Giới tên là Thắng Quán (Vilokitāyaṃ), trong đó có Đức Phật tên là Thế Chủ Vương Như Lai (Lokendra-rāja- tathāgatāya) Ứng Chính Đẳng Giác Minh Hạnh Viên Mãn Thiện Thệ Thế Gian Giải Vô Thượng Trượng Phu Điều Ngự Sĩ Thiên Nhân Sư Phật Bạc Già Phạm Đức Phật Thế Tôn ấy thương xót con cho nên vì con nói Đại Thần Chú Tâm. Khi ấy do con thọ trì sức uy thần nên thường vì vô lượng chúng Tịnh Cư Thiên, chúng Tự Tại Thiên, chúng Đại Tự Tại Thiên, Đại Phạm Thiên Vương cùng với Thiên Chúng, vô lượng trăm Trời cung kính cúng dường tôn trọng khen ngợi. Con đều giáo hóa khiến cho họ hướng về Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề
Con y theo sức công đức như vậy liền được mười ức Bất Không Diệu Trí Thượng Thủ Trang Nghiêm Đại Tam Ma Địa. Do sức Định này, hiện thấy mười phương vô lượng vô số các Thế Giới Phật, tất cả Như Lai với các Chúng Hội.(Con) đều đi đến cúng dường, lắng nghe Chính Pháp, triển chuyển giáo hóa vô lượng Hữu Tình đều khiến cho họ phát tâm hướng về Vô Thượng Giác. Cho nên chẳng thể luận bàn sức của Chú này, hay cứu vô lượng nạn khổ của chúng sinh. Các kẻ có Trí đều nên thọ trì”
Do đó, nên Quán Thế Âm Bồ Tát thị hiện Hóa Thân, lúc dùng Pháp này cứu độ chúng sinh, liền gọi là Bất Không Quyến Sách Quán Âm.
HÌNH TƯỢNG CỦA BẤT KHÔNG QUYẾN SÁCH QUÁN ÂM
Hình tượng của Tôn có nhiều loại: 1 mặt 8 cánh tay, 3 mặt 6 cánh tay, 1 mặt 3 mắt 18 cánh tay, 1 mặt 4 cánh tay (hoặc 32 cánh tay), 3 mắt 2 cánh tay (hoặc 4 cánh tay, 6 cánh tay, 10 cánh tay, 18 cánh tay)….
Kinh “Bất Không Quyến Sách Thần Biến Chân Ngôn” ghi nhận rằng: “Tượng có 3 mặt 6 cánh tay, nói rằng: Mặt chính vui vẻ, mặt bên trái nhăn mày trợn mắt há miệng, răng nanh hướng lên trên, mặt bên phải nhăn mày trợn mắt ngậm miệng. Đầu đội Mão Báu, Mão có Vị Hóa Phật, các tay cầm Hoa Sen, Sợi Dây, Tam Kích Xoa, một tay Tác Thí Vô Úy, một tay nâng Chưởng, (? tay thứ 6 cầm bình Quân Trì) ngồi Kiết Già trên Hoa Sen”
Tây Tạng thờ Tôn Tượng này với tư thế đứng trên hoa sen
Kinh Bất Không Quyến Sách Đà La Ni Tự Tại Vương Chú, quyển Thượng (Do Sa Môn Thích Quảng Trí dịch) có ghi rằng: “Hình tượng của Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát với thân màu vàng lợt, đầu đội mão hoa, tóc xanh rẽ ra hai bên vai sau trước, mặt mày vui vẻ, phóng trăm ngàn ánh sáng thanh tịnh hơn hết. Mặt có ba mắt, dùng toàn dây lụa trắng cột tréo nơi ngực, dùng da nai che nơi hai vai, trang sức, dùng dây lụa báu cột ở eo lưng. Tôn Giả có bốn tay, tay trái trên cầm hoa sen, tay trái dưới cầm Táo Bình (bình đựng nước rửa) tay phải trên Thí Vô Úy, tay phải dưới cầm xâu chuỗi đều dùng các báu nghiêm sức. Thân mặc áo Trời đứng trên hoa sen, có đại oai đức, Anh Lạc ngắn dài giao nơi cánh tay thòng xuống dưới, dùng các báu làm vòng xuyến. Trên đảnh vẽ Phật Vô Lượng Thọ (Amitāyus)”
Nơi khác thì thờ Tôn Tượng này ngồi trên tòa sen
_Trong Quán Âm Viện của Thai Tạng Giới Man Đa La thì Bất Không Quyến Sách Quán Âm có thân màu thịt trắng, 3 mặt 4 cánh tay, mỗi mặt có 3 mắt. Mặt chính diện màu thịt, mặt bên phải màu xanh, mặt bên trái màu đen. Ba mặt biểu thị cho 3 Đức . Bên trái : Tay thứ nhất cầm hoa sen, tay thứ hai cầm sợi dây. Bên phải: tay thứ nhất cầm tràng hạt, tay thứ hai cầm bình Quân Trì.
Mật Hiệu là: Đẳng Dẫn Kim Cương
Chữ chủng tử là: MO
Tam Muội Gia Hình là: Sợi dây
_Mật Giáo Tây Tạng thờ phụng Tôn tượng có ba mặt, bốn cánh tay:
_Tôn Tượng một mặt, bốn cánh tay
_Tôn Tượng một mặt, tám cánh tay: Sợi lông trắng giữa chân mày dựng lên, tay thứ nhất bên trái bên phải chấp lại để ngang ngực. Bên trái: kế đến tay cầm Hoa Sen, tiếp theo tay ở trên gối cầm Sợi Dây, tay thứ tư Tác Dữ Nguyện Ấn. Bên Phải: Tay thứ hai cầm cây Tích Trượng, tay thứ ba ở trên Già (thế ngồi) cầm cây Phất Trần Trắng, tay thứ tư Tác Dữ Nguyện Ấn, rũ các ngón xuống ngửa lòng bàn tay, Ấn bên phải bên trái giống nhau không cầm vật. 2 bàn chân bên trái đè bên phải, mặc Cà Sa làm bằng da Hươu.
Ngoài ra còn có Tôn Tượng một mặt, tám cánh tay với khí trượng khác như:
Hai tay phía trước kết Cát Tường Ấn biểu thị cho sự độ khắp chúng sinh được cát tường như ý
Tay cầm hoa sen trắng biểu thị cho sự thành tựu mọi loại Công Đức
Tay cầm chày Kim Cương biểu thị cho sự tồi phục tất cả oán địch
Tay cầm sợi dây biểu thị cho sự nâng cứu chúng sinh từ bất lạc không khiến được an ổn
Tay cầm cung tên báu biểu thị cho sự khiến cho chúng sinh sớm kết được duyên lành
TayThiên Thủ Thiên Nhãn hiển sức tương ứng với Pháp Lực vô biên
Tay cầm Tịnh Bình biểu thị cho sự rưới Cam Lộ tràn khắp, ban Phước cho chúng sinh
_Tôn Tượng ba mặt, 10 cánh tay:
_Bất Không Quyến Sách Quán Âm Thủ Ấn:
Hai tay tác Liên Hoa Hợp Chưởng. Hai ngón trỏ, ngón cái cài chéo nhau bên ngoài, duỗi ngón cái phải đền khoảng giữa ngón cái trái và ngón trỏ trái (hổ khẩu). Lại có tên là Liên Hoa Quyến Sách Ấn
Liên Hoa Hợp Chưởng biểu thị cho gốc của Liên Hoa Bộ, là Tự Tính vốn có của hoa sen mà ngón cái ngón trỏ bốn ngón cài chéo nhau bên ngoài ắt tác quán hoa sen ở đầu sợi dây (Sách đoan liên hoa quán). Sợi dây biểu thị cho Bản Thể đem bốn loại dây như ngư dân ở Thế Gian câu cá để tế độ chúng sinh cực ác.
Chân Ngôn:
Oṃ_ Amogha-vijaya hūṃ phaṭ
hay Oṃ_ Amogha-padma-pāśa-krodha akarṣaya praveśaya mahā-paśu-pati, yama, varuṇa, kubera, brahma-veśa-dhara padma-kula-samayaṃ huṃ huṃ
Bí Mật Tiểu Tâm Chú Chân Ngôn
Oṃ_ Padma-dhāra amogha-jayane śru śru svāhā
Phàm người nào như Pháp Thọ Trì Bất Không Quyến Sách Tâm Vương Mẫu Đà La Ni, hiện đời có thể được 28 loại công đức như:
1_Tất cả bệnh đau nhức chẳng thể khiến thân ấy phiền não. Tuy có bệnh đau nhức, nhưng do sức của Phước Nghiệp nên mau được trừ khỏi.
2_ Thân ấy sáng loáng, da dẻ mềm mại vị diệu…. được nhiều người yêu kính.
3_ Các Căn diều phục
4_ Được nhiều tài bảo, mong cầu tuỳ xứng, chẳng bị kẻ khác cướp đoạt.
5_ Lửa chẳng thể thiêu đốt
6_ Nước chẳng thể cuốn chìm
7_ Vua chẳng thể đoạt được. Phàm Nghiệp đã làm thường được cát lợi
8_ Mưa đá ác chẳng thể gây thương tích, nhiếp chất độc của Rồng ác.
9_ Chẳng bị tai nạn, chẳng sợ gió ác mưa bạo ngược
10_ Nếu người bị sâu trùng ăn lúa mạ. Nên lấy cát, tro, nước… dốc tâm ý chú vào bảy biến rồi kết Giới tám phương, kết khắp cả các phương trên dưới thời tất cả điều sợ hãi, tất cả trùng độc liền được trừ diệt.
11_ Tất cả Quỷ ác hút tinh khí người, hoặc ở trong mộng kết làm vợ chồng, muốn gây Yểm Mỵ … cũng chẳng thể hại.
12_ Ở chỗ của tất cả chúng ác thường được an vui, tâm luôn kính trọng không tạm buông rời.
13_ Nếu có các Oán sinh khởi ý ác, muốn tìm đến trả thù cũng tự tiêu diệt.
14_ Nếu có người ác muốn đến gây hại thời chẳng thể hại, liền tự lìa bỏ
15_ Tất cả Chú Trớ, tất cả Cổ Đạo liền mau tự nhiếp, chẳng thể gây hại
16_ Giả Nhã Xứ ở trong Chúng rất cứng mạnh
17_ Phiền não của các Hữu chẳng thể ràng buộc quấy nhiễu.
18_ Ngay tại trận địch, mũi nhọn bén gây hại. Một lòng tụng Chú thì thân chẳng bị dính vướng tất cả dao, gậy, cung tên.
19_ Tất cả Thiện Thần thường theo ủng hộ.
20_ Đời đời, chốn chốn thường được chẳng lìa Từ Bi Hỷ Xả
21_ Vào ngày bị chết, Quán Thế Âm Bồ Tát sẽ hiển tướng Tỳ Kheo hiện trước mặt người ấy
22_ Khi bị chết thời tâm chẳng tán loạn, bốn Đại an ổn, không có các khổ não gây rối thân ấy.
23_ Tuy bệnh trầm trọng quẫn bách cũng không có các thứ rỉ thấm, tiết ra chất ô uế, phân nước tiểu chẳng sạch.
24_ Ngày bị chết, được nghĩ nhớ chân chính, tâm chẳng thác loạn.
25_ Ngày bị chết, chẳng phải úp mặt mà chết
26_ Ngày bị chết, được vô lượng biện tài
77_ Ngày bị chết, muốn sinh vào quốc độ của Đức Phật nào thời tuỳ ý vãng sinh. 28_ Thường được Thiện Tri Thức chẳng lìa bỏ.
07/05/2013
Comment