No icon

a-ma-de-quan-am

A MA ĐỀ QUÁN ÂM

Posted by: MT | 19/05/2013

A MA ĐỀ QUÁN ÂM

DOWNLOAD FILE PDF 

Biên soạn: HUYỀN THANH

A Ma Đề Quán Âm tên Phạn là (Avaṭai: nguồn hạnh phúc), lại gọi là A Ma Tai Quán Âm, Am Ma Tai Quán Âm. Dịch ý là Vô Úy Quán Âm, Khoan Quảng Quán Âm, tức là Vô Úy Quán Tự Tại, Vô Úy Quán Âm. Là Tôn thứ 21 trong 33 Thể của Quán Âm. Trong đó, Tôn này ngồi trên tảng đá gối trái dựng thẳng bắt chéo nhau, hai tay để trên đầu gối.

image001

Có người cho rằng Tôn này ương đương với hóa thân Tỳ Sa Môn của Bồ Tát Quán Âm

Theo Thuyết khác thì Tôn này có thân màu thịt trắng, có 3 con mắt và 4 cánh tay, cỡi con Sư Tử trắng, toàn thân tràn đầy lửa rực, mặc áo Trời, anh lạc….đại biểu cho việc trang nghiêm; diện mạo từ bi, trạng thái chuyên tâm chăm chú nhìn về bên trái.

image003

_Quán Tự Tại Bồ Tát A Ma Tai Pháp ghi chép rằng: “Xưa kia, nước Vu Điền có vị Thanh Tín Sĩ (người có niềm tin trong sạch) tinh tâm trì niệm Quán Tự Tại Bồ Tát Chân Ngôn , nguyện thấy Đại Thánh. Trải qua nhiều năm vẫn chẳng thỏa được tâm trước (Túc Tâm), nhưng vẫn nuôi chí chẳng đổi thay, lại còn tinh tiến gấp bội.

Sau này, vào một đêm , nghe trong hư không có tiếng nói là:”Ngươi hãy qua nước lân cận, xin yết kiến vị vua ấy”. Hành Giả y theo lời liền đến nước ấy, nghe Pháp Lệnh của vua rất nghiêm khốc phi thường, hễ ai vi phạm ắt bị hành hình. Người tu hành bèn xin gặp nhà vua. Nhân nhờ người dẫn dắt hỏi han mà bộc bạch ước muốn của mình, nên được dẫn vào Hậu Cung thì thấy nơi ấy như quốc độ của Phật còn vị vua tức là Quán Tự Tại Bồ Tát.

Hành Giả bạch với Bồ Tát rằng:”Đại Thánh trị hóa, khởi dụng hình lục (xử phạt chém giết) thời Đại Bi ở chỗ nào?”

Bồ Tát bảo rằng:”Chúng sinh ở đất này vốn cang cường khó cai quản. Ta thương xót nên dùng đường lối dẫn dụ, phân thân làm vua. Kẻ bị xử phạt chém chết đều là Hóa Nhân (người được biến hóa ra) khiến cho thói quen hung bạo ấy sợ uy mà thuận theo nếp tốt. Nếu Chính Lịnh đã thành thời Ta sẽ ẩn mất”

Hành Giả được nhà vua giữ lại nhiều tháng, thông ngộ Đại Thừa , sau đó xin từ giã quay về. Đức vua mặc nhiên hứa cho.

Người tu hành bạch với Bồ Tát rằng:”Đệ Tử may mắn được gặp Đại Thánh Từ Bi, được thấy nghe Pháp, gần gũi thấm gội Từ Hóa,  12 mùa sau mới được Nghiệm này. Ở đời vị lai, cầu thấy Bồ Tát, chẳng đổi tâm xưa (túc Tâm), siêng năng khổ nhọc lâu dài thì không có chỗ nào không thành. Một khi khởi tâm Nghi, phỉ báng Pháp sẽ bị tội. Nguyện xin Từ Bi bày Pháp Yếu cho đời vị lai”

Bồ Tát bảo rằng:”Ta có chương cú của  A Ma Tai Chân Ngôn (Avaṭai-mantra), nay trao cho ngươi, cúng dường giản dị, lại ngày thời chẳng nhiều, chí tâm tụng trì thì Ta sẽ hiện thân khiến ngươi mãn nguyện.

Người tu hành đã nhận được sự Giáo Hối, từ giã quay về nước của mình lưu truyền. Tín Sĩ (người tin tưởng) chỉ năm ngày được ứng nghiệm. Số ấy chẳng phải một

…Lại nữa, nếu người trì tụng Chân Ngôn này. Ở nơi nhàn tĩnh, hoặc A Lan Nhược, ở trước Tháp Xá Lợi an đặt Quán Tự Tại Bồ Tát, tùy sức cúng dường, trong sạch tắm gội, ăn thức ăn Tịnh, một mình ở Đạo Trường, một này một đêm trì niệm, đến sáng sớm thì Đại Thánh sẽ thấy, các Nguyện mãn túc, mọi người yêu kính, được Túc Mệnh Trí, hay chứng mười Địa, Tam Muội hiện tiền. Nếu phạm tội nặng năm Nghịch thì hai ngày hai đêm sẽ thấy

Bấy giờ vị vua Bồ Tát ấy nói Chân Ngôn đó xong liền bảo Hành Giả rằng: “Chân Ngôn này có Thần Lực lớn, hay diệt tất cả Nghiệp Chướng của chúng sinh, mau được Thần Nghiệm, mong cầu như ý ”

_Quán Tự Tại Bồ Tát A Ma Tai Pháp lại ghi nhận phương cách tu Pháp của Tôn này là: “Nếu người muốn trì Chân Ngôn này, cầu thấy Quán Tự Tại Bồ Tát thời Nghi Quỹ: Kết Hộ, Gia Trì, cúng dường… đều y theo Đại Giáo Tô Tất Địa Kinh với thứ tự đã nói trong Kim Cương Đỉnh Du Già.

Trước tiên nên chí tâm tụng đủ một ngàn biến. Ở nơi thanh tịnh, hoặc A Lan Nhược, hoặc ở núi rừng, hoặc chốn Già Lam thanh tịnh, trước Tháp Xá Lợi như Pháp xây dựng Quán Tự Tại Bồ Tát Đạo Trường, để tượng Quán Âm, tùy theo sức mà tinh thành cúng dường, tắm gội trong sạch, mặc áo sạch mới, cẩn thận giữ che ba Nghiệp, đừng quên vui giận. Một ngày một đêm, ở một mình, cắt đứt tất cả việc nói năng, tâm chẳng theo Duyên khác, chuyên tưởng Quán Âm, tâm chẳng gián đoạn, tụng Chân Ngôn này. Đốt Trầm Thủy Hương, hoặc đốt Ngũ Vị Hòa Hương, đừng để cho khói hương chấm dứt, niệm niệm liên tục, một lòng cầu thấy Bồ Tát.

Ở bốn góc của Đàn đều để một thứ thiêu đốt. Lại đều để một cái chén nước thơm, một là nước uống Thạch Mật (Thạch Mật Tương), một là sữa bò sạch, một là nước Uất Kim Hương, một là nước Bạch Đàn Hương như thường. Cúng dường bánh, quả, cháo, cơm… đều nhau. Sáng sớm hiến cơm ăn, riêng ngày Trai thời nên gom lại bỏ ở chỗ an tịnh , bố thí cho các loài chim quạ.

Lại bên dưới, làm thức ăn uống cúng dường mới… đến lúc mặt trời sắp lặn thời dựa theo lúc trước Tống Khước (tiễn đi)

Lại bên dưới, vật mới tạo thành, cúng dường cho đến trời sáng, trong một ngày đêm chẳng được để cho bị hôn trầm, lười biếng, sợ khó… sẽ được thấy.

Lại tưởng trong Hào Tướng (sợi lông trắng xoáy vòng ở tam tinh) có hai luồng ánh sáng, một  luồng vào thẳng trong các Địa Ngục cứu chúng sinh bị khổ khiến được giải thoát, một luồng nhập vào đỉnh đầu của người tu hành. Tưởng khắp thân mình, mọi ác các nghiệp thảy đều tiêu trừ, trong ngoài thanh tịnh.

Quán tưởng như vậy, niệm tụng chí tâm ắt được thấy Ta. Ta sẽ vì kẻ ấy hiện thân khiến cho mãn ước nguyện. Ngươi có thể thọ trì . Giả sử đã từng phạm tội nặng, năm tội Vô Gián thì hai ngày hai đêm siêng năng niệm tụng ắt sẽ được thấy, huống chi người vốn thanh tịnh. Chỉ trừ kẻ chẳng chí tâm”.

_Quán Tự Tại Bồ Tát A Ma Tai Pháp lại ghi nhận hình tượng của Tôn này là: “Tượng của A Ma Tai Quán Tự Tại Bồ Tát như hình Bát Nhã Ba La Mật Bồ Tát có ba mắt bốn cánh tay, cỡi sư tử trắng, đầu hướng về bên trái đều nghiêng xuống dưới, đầu đội mão báu, dùng hoa sen trắng nghiêm sức phía trước, hai tay cầm cái đầu con chim Phượng Không Hầu. Một tay bên trái: ngửa lòng bàn tay cầm con cá Ma Kiệt. Một tay bên phải cầm con chim Cát Tường màu trắng. Co chân trái ngay trên háng con sư tử, buông thõng chân phải xuống dưới, dùng Thiên Y Anh Lạc nghiêm sức. Toàn thân tỏa lửa sáng, diện mạo từ bi, hướng về bên trái chân thật quán”.

image005

Thủ Ấn là: Hai tay chắp lại theo thế Phù Dung Hợp Chưởng, hai Phong (2 ngón trỏ) như móc câu để ngang trái tim.

image007

Chân Ngôn là:

Namo ratna-trayāya

Namaḥ Ārya-avalokiteśvarāya-bodhisatvāya mahā-satvāya mahā-kāruṇikāya

Tadyatha: Avaṭai pravaṭai vivaṭai taraṭai saṃpravyeṭai. Ilene kiline kiline, aruhane diruhane, dharane dharane dhapane, avatarane, sarva-tarane, repane arepane, napha napha naphane, naḍa naḍa naṇḍa, neḍo ḍone, sa-mṛdhyaṃ me, aśavana parapuridhaneyaṃ

Namaḥ Ārya-avalokiteśvarāya-bodhisatvāya  svāhā

Ngoài ra, trong “Giác Thiền Sao” có nói về Hình Tượng do Tâm Giác A Xà Lê truyền miệng là: “Bồ Tát ngồi trên Hoa Sen xanh, đội Mão báu có Phật Vô Lượng Thọ. Nhưng Tôn này trên lửa sáng có một vị Phật, tay trái cầm Hoa Sen, trên Hoa có Bảo Khiếp (cái rương Báu), tay phải Kết Thí Vô Úy Ấn”.

Do Tôn này ngồi trên lưng con sư tử trắng nên được xem là đồng thể với Sư Tử Hống Quán Âm (Siṃha-nāda-avalokiteśvara)

image009

08/05/2013

Advertisements


Comment