No icon

con-tho-trung-quoc-tai-sao-tro-thanh-con-meo-viet-nam

Con thỏ Trung Quốc tại sao trở thành con mèo Việt Nam

Hai quốc gia cùng sử dụng lịch hoàng đạo với biểu tượng của 12 con vật — chuột, hổ, rồng, rắn, ngựa, dê, khỉ, gà, chó và lợn. Nhưng người Việt lại thay con thỏ với con mèo và con bò bằng con trâu.

Lý do chính xác tại sao họ lại thay thế những con vật này thì vẫn không được rõ, nhưng một vài học giả nói rằng sự khác biệt này có thể bắt nguồn từ nhữnng huyền thoại khi kiến tạo lịch hoàng đạo.

Một trong câu chuyện này là Đức Phật mời các con vật đến để cùng thi bơi sang một con sông và 12 con vật nào đến bờ trước sẽ được vinh dự có tên trong cuốn lịch.

Vì không biết bơi, hai người bạn thân chuột và mèo bèn quyết định quá giang bằng cách cưỡi trên lưng trâu. Nhưng khi chúng gần đến đích, loài gặm nhấm này đã trở mặt đẩy mèo xuống nước — và hai loài này từ đấy đã trở thành kẻ thù không đội trời chung.

Câu chuyện của người Việt thì khác một tí. Theo họ, Ngọc hoàng Thượng đế đã tổ chức cuộc đua. Và trong phiên bản của mình, con mèo thì biết bơi.

“Có những giải thích về nhân chủng và văn hoá,” Philippe Papin, một chuyên gia về lịch sử Việt Nam tại Ecole Pratique des Hautes Etudes ở Paris nói.

Nhưng vì có nhiều người Việt mang gốc gác Trung Quốc, cách giải thích tốt nhất là về phương diện ngôn ngữ, ông nói.

“Tiếng Trung Quốc gọi thỏ là ‘mao’, phát âm nghe giống như ‘mèo’ trong tiếng Việt (Có lẽ ông Philippe Papin đã nhầm thỏ, phát âm Trung Quốc là “thố”, và mèo, phát âm Trung Quốc là “miêu”. Nếu thế thì suy luận của ông không có ý nghĩa về sự trại âm – ND). Khi ngữ âm thay đổi, ý nghĩa cũng thay đổi theo,” Papin nói.

Cho dù nguyên nhân của sự tách biệt này là gì, người Việt ngày nay không quan tâm đến việc đưa những biểu tượng hoàng đạo của mình đi đúng với cách dùng của Trung Quốc.

“Đối với người Việt, không bắt chước hoàn toàn Trung Quốc là một vấn đề danh dự quốc gia,” theo Benoit de Treglode thuộc Học viên Nghiên cứu Đông nam Á Đương đại ở Bangkok.

“Hình thức khác biệt trong mô phỏng này có thể được tìm thấy trong suốt nền văn hoá Việt Nam,” ông nói thêm.

Chính trị cũng đóng một vai trò trong mâu thuẫn ngày càng tăng giữa Bắc Kinh và Hà Nội đối với một số tranh chấp lãnh thổ kéo dài.

“Chúng tôi không biết chính xác việc lựa chọn mươi hai con giáp này xảy ra như thế nào,” Đào Thanh Huyền, một nhà báo độc lập tại Hà Nội nói.

Nhưng “giờ đây những từ “Trung Quốc” và “người Trung Quốc” có thể trở thành nguồn gốc của những nghi ngại và thậm chí dẫn đến tranh cãi, nhiều người Việt không muốn giống người láng giềng của mình, mặc dù đúng là ngớ ngẩn khi quan trọng hoá vấn đề này.”

Hoàng Phát Triệu, một diễn viên về hưu người Việt, nói rằng đồng bào của ông chỉ đơn giản thích mèo hơn là thỏ.”

“Đa số người Việt là nông dân,” diễn viên 76 tuổi này nói. “Thỏ chẳng liên quan gì đến nông dân Việt Nam, trong khi mèo luôn là người bạn tốt của nông dân, cố gắng bắt chuột phá hoại mùa màng.”

Khi Việt Nam đánh dấu Tết Nguyên Đán của mình vào thứ Năm, những ai sinh vào năm con Mèo, Ngựa hoặc Gà sẽ cẩn thận để không là người đầu tiên xông đất vào nhà — vì bị cho là xui xẻo.

“Theo lời thầy bói thì năm nay là năm trung bình,” cô Huyền nói. Tuy nhiên cô hy vọng rằng chồng và con trai mình, cả hai đều mang tuổi con Chó, sẽ làm cho năm nay trở nên lý thú hơn là lời dự đoán buồn tẻ và đầy thất vọng.

“Mọi người đều biết chó và mèo đối nghịch ra sao,” cô nói, cho thấy mọi người đều ước vọng lời tiên đoán tử vi đi theo hướng mình mong muốn.

Ít nhất về mặt này thì người Trung Quốc và người Việt đều giống nhau.

Diên Vỹ (Theo AFP)

TAMTHUC

Comment