QUÁN CHỮ HỒNG (.PDF)
Hán văn: chỉnh lý Nhiên Đăng tạp chí biên tập bộ
Việt dịch: HUYỀN THANH
Chữ Hồng là Chân Ngôn Chủng Tử Tự của Mật Giáo, lại có thể xưng là Tổng Trì. Tức ở trong một chữ, tổng trì vô lượng Kinh Văn, ở trong một Pháp nhận giữ tất cả Pháp, ở trong một nghĩa nhiếp giữ tất cả Giáo Nghĩa, ở trong một tiếng nhiếp dấu vô lượng Công Đức. Chữ chủng tử như đồng với sáu Hào của Kinh khác, trong mỗi một Hào đều có đủ vạn tượng, tích chứa Giáo Pháp vô biên. Đối với chữ chủng tử, nếu chúng ta hiểu rõ nghĩa chân thật ấy ắt là văn tự của Đà La Ni xuất Thế Gian, không chỉ là bình thường tùy theo tướng của Chữ sử dụng văn tự của Thế Gian
_Đồ hình bên trên: Điểm Đại Không (lại xưng là điểm của vành trăng ngửa) ở mặt trên của chữ Hồng biểu thị cho Nhân Pháp Nhị Không (tức Nhân Không và Pháp Không) đầy đủ nghĩa của Diệu Đức viên mãn, quả của Đại Bồ Đề Niết Bàn.
Bộ phận Chủ Thể ở chính giữa biểu thị cho nghĩa của Nhân (Hetu), tất cả các Pháp không có gì chẳng từ Nhân Duyên mà sinh, nguồn gốc của tất cả Pháp trong vũ trụ vạn hữu là sự vắng lặng không có sinh, do ở các loại Nhân Duyên mà sinh ra tất cả các Pháp. Đức Phật nói tám vạn bốn ngàn Pháp Môn trị tám vạn bốn ngàn loại bệnh của chúng sinh, ấy là Nhân (Hetu) ứng với Duyên (Pratyaya) của chúng sinh.
Bộ phận ở mặt bên dưới của chữ Hồng là Tam Muội Gia (Samaya) biểu thị cho nghĩa các Pháp không có hao tổn giảm bớt. Các Pháp tuy là từ Nhân Duyên mà sinh, thế nhưng Tính Bản Thể của các Pháp lại vẫn là như đồng với một dạng rộng lớn không có ngăn ngại của Hư Không, chưa hề tăng thêm một phân, chưa hề hao tổn một sợi lông
_Chữ Hồng là thông nhiếp tất cả Kinh Luận, Đại Thừa Phật Pháp… hoàn toàn là dùng Lợi Tha (lợi ích cho người khác), thực hành sáu Độ (sáu Ba La Mật) làm chủ. Giáo Nghĩa của tất cả, chẳng qua là dùng Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta) làm Nhân (Hetu), vạn hạnh của Đại Bi (Mahā-kāruṇa) làm gốc rễ (Mūla:căn bản), dùng Phương Tiện (Upāya) làm Cứu Cánh (Uttara), chứng quả (Phala) của Niết Bàn (Nirvāṇa). Bởi thế là điểm Đại Không viên dung đủ nghĩa chân thật (thật nghĩa). Giáo nghĩa của ba câu Nhân (Hetu), Hạnh (Caryā), Quả (Phala) đều nhiếp ở trong chữ Hồng.
Chữ Hồng có sức gia trì chẳng thể nghĩ bàn của Như Lai (Tathāgata), tuy ngàn Kinh vạn Luận cũng chẳng lìa tất cả Giáo Nghĩa mà chữ Hồng đã nhiếp.
_Chữ Hồng tượng trưng cho Hợp Thể của năm Phật, năm Trí. Đồ hình bên trên được thuyết minh như sau:
1_Điểm Không có ánh sáng màu xanh lam, biểu thị cho Tỳ Lô Giá Na Phật (Vairocana-buddha), Pháp Giới Thể Tính Trí (Dharma-dhātu-parakṛti-jñāna) ở trung ương
2_Nửa vành trăng ngửa có ánh sáng màu trắng, biểu thị cho A Thiểm Phật (Akṣobhya-buddha), Đại Viên Kính Trí (Adarśa-jñāna) ở phương Đông
3_Nét vẽ nằm ngang trên chữ Cáp (HA) có ánh sáng màu vàng, biểu thị cho Bảo Sinh Phật (Ratna-saṃbhava-buddha), Bình Đẳng Tính Trí (Samatā-jñāna) ở phương Nam
4_Nét vẽ gấp khúc bên dưới chữ Cáp (HA) có ánh sáng màu hồng, biểu thị cho A Di Đà Phật (Amitābha-buddha), Diệu Quán Sát Trí (Pratyavekṣana-jñāna) ở phương Tây
5_Dấu hiệu của âm dài (trường âm) và âm Mẫu (mẫu âm) có ánh sáng màu xanh lục, biểu thị cho Bất Không Thành Tựu Phật (Amogha-siddhi-buddha), Thành Sở Tác Trí (Kṛtya-muṣṭhāna-jñāna) ở phương Bắc
6_Toàn thể chữ Hồng có ánh sáng năm màu, biểu thị cho Thể Tổng Nhiếp của năm Phật, năm Trí ở năm phương
05/03/2014
Comment