No icon

van-thu-su-loi-bo-tat-bach-tu-minh

VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT BÁCH TỰ MINH

Posted by: MT | 26/02/2014

VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT BÁCH TỰ MINH

VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT BÁCH TỰ MINH (.PDF)

VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT BÁCH TỰ MINH

VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT BÁCH TỰ MINH

Biên soạn: HUYỀN THANH

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, tên Phạn là Mañjuśrī, hay Maṃjuśrī; dịch âm là: Văn Thù Thi Lợi, Mạn Thù Thất Lợi; dịch ý là Diệu Cát Tường. Lại có tên là Văn Thù Sư Lợi Đồng Chân, Nhu Đồng Văn Thù Bồ Tát, Diệu Âm Bồ Tát, Diệu Đức Bồ Tát, Diệu Thủ Bồ Tát, Phổ Thủ Bồ Tát, Nhu Thủ Bồ Tát, Kính Thủ Bồ Tát

Bồ Tát này cùng với Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội với Kinh Điển thuộc hệ Bát Nhã có quan hệ thâm sâu.

_Hoặc có thuyết nói Ngài là nhân vật lịch sử, như Kinh Văn Thù Sư Lợi Bát Niết Bàn ghi chép: “Văn Thù Bồ Tát là con của một vị Bà La Môn Phạn Đức ở thôn làng Đa La trong nước Xá Vệ tại Ấn Độ, khi Ngài sinh ra từ hông bên phải của mẹ thì nhà cửa hóa như hoa sen, thân màu vàng tía. Mới sinh ra đã có thể nói chuyện, sau này đến chỗ của các Tiên Nhân cầu Pháp xuất gia. Do không có người nào ứng đối lại, cho nên đến chỗ của Đức Phật, xuất gia học Đạo”

Hoặc có thuyết nói Ngài là Phật đã thành, như Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, quyển Hạ ghi nhận: “Ở kiếp quá khứ rất lâu xa, có Đức Long Chủng Thượng Như Lai (Nāgagotrodara-tathāgata) thành Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác tại Thế Giới Bình Đẳng ở phương Nam. Đức Phật ấy nay tức là Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử

Hoặc có thuyết nói Ngài là vị Phật đương lai, như Kinh Văn Thù Sư Lợi Phật Thổ Nghiêm Tịnh, quyển Hạ nói rằng: “Vị Bồ Tát này từ na do tha a tăng kỳ kiếp đến nay, đã phát mười tám loại Đại Nguyện nghiêm tịnh quốc thổ, đương lai sẽ thành Phật hiệu là Phổ Hiện Như Lai

Hoặc có thuyết nói vị Bồ Tát này giáo hóa tại Thế Giới thuộc phương khác, như Tân dịch Hoa Nghiêm Kinh, quyển 12, phẩm Như Lai Danh Hiệu ghi chép: “Đi về phương Đông trải qua số Thế Giới nhiều như hạt bụi nhỏ của mười cõi nước Phật, có Thế Giới Kim Sắc (Survaṇa-rūpa), Đức Phật hiệu là bất Động Trí (Acala-jñāna) có một vị Bồ Tát tên là Văn Thù Sư Lợi (Mañjuśrī)….”

_Trong Phật Giáo Đại Thừa: Văn Thù Sư Lợi cùng với Phổ Hiền Bồ Tát (Samanta-bhadra) là hai vị hầu cận hai bên phải trái Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Śākyamuṇi) nên người đời xưng là Hoa Nghiêm Tam Thánh. Do Văn Thù Sư Lợi là Thượng Thủ (Pramukha) trong hết thảy Bồ Tát Đệ Tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, phụ giúp Đức Thích Tôn hoằng Pháp. Nhân đây được xưng là Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử (Mañjuśrī-dharma-rāja-putra)

_Mật Tông Phật Giáo dựa vào số chữ nhiều ít tại Mật Bộ mà phân ra là: Nhất Tự Văn Thù, Ngũ Tự Văn Thù, Lục Tự Văn Thù, Bát Tự Văn Thù…hoặc dựa vào hình trạng của búi tóc trên đỉnh đầu của Ngài mà chia ra: Nhất Kế Văn Thù, Ngũ Kế Văn Thù, Bát Kế Văn Thù…

_Tại Kim Cương Giới Man Đa La (Vajra-dhātu-maṇḍala) thì Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là một trong 16 Tôn đời Hiền Kiếp, đồng Thể với Vô Tận Ý Bồ Tát (Akṣaya-mati) ở đầu phía Tây trong bốn Tôn ở phương Bắc tại Ngoại Đàn.

Mật Hiệu là: Bảo Ý Kim Cương, Vô Tận Kim Cương

Chữ chủng tử là: JÑA ()

_ Trong Thai Tạng Giới Man Đa La (Garbha-dhātu-maṇḍala) thì Bồ Tát Văn Thù được hiện bày ở vị trí Tây Nam của Trung Đài Bát Diệp Viện, và trong Văn Thù Viện thì Ngài là vị Chủ Tôn.

.)Tại Trung Đài Bát Diệp Viện thì Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát biểu thị cho Hạnh Trưởng Dưỡng Tâm Bồ Đề, tức là giai đoạn nuôi lớn Bát Nhã

Mật Hiệu là: Cát Tường Kim Cương

Chữ chủng tử là: A ()

.)Tại Văn Thù Viện thì Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là Chủ Tôn

Viện này là sự mở thấy chứng ngộ thuộc ba loại trang nghiêm không tận của Đại Nhật Như Lai, đại biểu cho Bát Nhã Diệu Tuệ.

Tôn Hình: Thân màu vàng ròng, hiện hình Đồng Tử, đỉnh đầu có 5 búi tóc. Tay phải ngửa lòng bàn tay hướng đầu ngón tay về bên phải. Tay trái cầm hoa sen xanh bên trên có chày Tam Cổ dựng đứng, ngồi trên hoa sen trắng.

Thân màu vàng ròng biểu thị cho sự bền chắc của Tuệ thâm sâu.

Đỉnh đầu có 5 búi tóc biểu thị cho việc thành tựu đầy đủ 5 Trí của Như La.

Nhân làm duyên cho Nhân Duyên của Bản Thệ mà thị hiện làm hình Đồng Chân Pháp Vương Tử.

Hoa sen xanh biểu thị cho sự chẳng nhiễm dính các Pháp.

Kim Cương Trí Tuệ Ấn biểu thị cho việc hay dùng ánh sáng Trí chiếu soi khắp Pháp Giới

Mật Hiệu là:Bát Nhã Kim Cương

Chữ chủng tử là: MAṂ ()

_Kinh Kim Cương Đỉnh_Du Già Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Pháp ghi nhận Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Bách Tự Chân Ngôn là:

“Án, khát nga tát đát-phộc (1) tam ma gia ma nỗ bá la gia (2) khát nga tát đát-phộc (3) để phệ nộ bả để sắt-xá (4) niết lý-trụ minh bà phộc (5) tố đổ sử dụ minh bà phộc (6) a noa la cật-đổ minh bà phộc (7) tố bổ sử-dụ minh bà phộc (8) tát phộc tất đề minh, bát-la dã sai (9) tát phộc yết ma tố giả minh (10) chất đa, thất-lợi dược cú lỗ (11) hồng, ha, ha, ha, ha, hộc, bà nga tông (12) tát phộc đát tha nghiệt  đa (13) khát nga, ma, minh, môn giả (14) khát nghê bà phộc (15) ma ha tam ma gia, tát đát-phộc, Ác (16)”

OṂ –KHADGA-SATVA SAMAYAṂ ANUPĀLAYA – KHADGA-SATVA TVENA UPATIṢṬA – DṚḌHO ME  BHAVA- SUTOṢYO ME BHAVA-  ANURAKTO ME BHAVA- SUPUṢYO ME BHAVA _ SARVA SIDDHIṂ ME PRAYACCHA  SARVA  KARMASU  CA  ME  CITTA ŚRĪYAṂ  KURU HŪṂ HA HA HA HA HOḤ – BHAGAVAṂ – SARVA TATHĀGATA  KHADGA, MĀ  ME  MUṂCA _KHADGĪ   BHAVA- MAHĀ-SAMAYA-SATVA- ĀḤ

_Kết Kim Cương Lợi Ấn ở trên trái tim

(xem hình trong bản PDF)

Tụng Bách Tự Chân Ngôn gia trì thân của mình. Giả sử trong đời quá khứ đã gây tạo mọi loại nghiệp ác, tất cả tội chướng của nhóm Vô Gián… do Bách Tự Chân Ngôn này gia trì cho nên tất cả tội chướng thảy đều tiêu diệt, thân đời này đắc được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội (Śuraṃgama-samādhi)

Nếu Tâm tán loạn thì số lần tụng Minh này là hoặc bảy lần, hoặc 21 lần cho đến 49 lần, 108 lần thời Tâm lìa duyên bám níu (phan duyên) mau được Tam Ma Địa (Samādhi).

25/02/2014

Advertisements


100%

Nguồn KinhMatGiao

Comment