No icon

dieu-kien-bo-tat

DIỆU KIẾN BỒ TÁT

Posted by: MT | 15/02/2014

DIỆU KIẾN BỒ TÁT

DIỆU KIẾN BỒ TÁT (.PDF)

dieu kien bo tat

Soạn dịch: HUYỀN THANH 

Diệu Kiến Bồ Tát, tên Phạn là Su-daśana hay Su-dṛṣṭa là vị Thiên Tôn được Thần Cách Hóa của Bắc Đẩu Tinh Thần, bậc tối thắng trong các vì sao (chư tinh). Lại xưng là Tôn Tinh Vương, Bắc Thần Bồ Tát, Diệu Kiến Tôn Tinh Vương, Diệu Kiến Đại Sĩ

Trong Kinh chẳng nói rõ Bản Địa của Bồ Tát này, hoặc dùng Thích Ca (Śākya-muṇi) làm Bản Địa, hoặc dùng Quán Âm (Avalokiteśvara) làm Bản Địa, hoặc dùng Dược Sư (Bhaiṣajya-guru) làm Bản Địa

Diệu Kiến Bồ Tát có đủ nhóm Công Đức; thủ hộ quốc thổ, tiêu trừ tai nạn, đẩy lùi quân địch, tăng ích Phước Thọ…như Thất Phật Bát Bồ Tát sở thuyết Đại Đà La Ni Thần Chú Kinh, quyển 2 nói rằng: “Ta, Bắc Thần Bồ Tát tên là Diệu Kiến. Nay muốn nói Thần Chú ủng hộ các quốc thổ, chỗ làm rất kỳ đặc, cho nên tên là Diệu Kiến, ở nơi Diêm Phù Đề (Jambu-dvīpa) là tối thắng trong mọi vì sao (chúng tinh), Tiên trong Thần Tiên, Đại Tướng của Bồ Tát, con mắt sáng của các Bồ Tát, độ khắp các quần sinh. Có Đại Thần Chú tên là Hồ Nại Ba (ngôn ngữ đời Tấn) ủng hộ quốc thổ, trợ giúp các quốc vương, tiêu trừ tai nạn, đẩy lui quân dịch. Không có gì chẳng do Chú này

Cụ đê đế đồ tô tra, a nhược mật tra, ô đô tra, cụ đồ tra, ba lại đế tra gia, di nhược tra, ô đô tra, câu la đế tra, đồ ma tra, toa ha”

MATITETUSUṬ  ANYAMIṬ  UTUṬ  KUKIṬ  BHALATEṬ  YA  VIDYAṬ  UTUṬ  KURATEṬ  KIMATA  SVĀHĀ

_Căn cứ theo Diệu Kiến Đà La Ni Kinh, quyển Hạ ghi chép thì vị Bồ Tát này ở phương Bắc của Thế Giới Sa Bà (Sāha-loka-dhātu) cho nên xưng là Bắc Thần Bồ Tát hay cứu các chúng sinh, khiến được Phước cát tường. Do đó Mật Giáo dùng Bắc Thần để chỉ Bắc Cực Tinh, dùng Bắc Cực Tinh làm Bắc Đẩu Thất Tinh và xem như là sự hóa hiện của Diệu Kiến Bồ Tát

Song, xưa nay liên quan đến sự đồng dị giữa Bắc Thần Bắc Đẩu Thất Tinh thì có các Thuyết nói rằng: có người dùng Bắc Đẩu Thất Tinh tức là Bắc Thần, có người dùng Văn Khúc Tinh trong Bắc Đẩu làm Bắc Thần, có người dùng Thủy Diệu làm Bắc Thần, có người lại dùng Thiến Đế Tinh làm Bắc Thần. Nhưng, đa số Kinh Điển vẫn cứ nói Bắc Thần, Diệu Kiến, Tôn Tinh Vương là đồng Thể khác tên, là vua của các vì sao (chư tinh)

_Tín ngưỡng Diệu Kiến bắt nguồn từ Ba Tỳ Luân Kinh của Ấn Độ cổ đại, nguyên từ tư tưởng của Tinh Tú, là dạng Thần Cách Hóa của Bắc Cực Tinh. Sau khi đến Trung Quốc thì hòa với Phật Giáo, Đạo Giáo… đồng thời truyền đến Nhật Bản. Do tín ngưỡng Diệu Kiến Bồ Tát được hỗn hợp giữa các yếu tố của Đạo Giáo, Mật Giáo, Âm Dương Đạo… nên hình tượng chẳng nhất định. Phần lớn là hình Võ Tướng có thân mặc giáp trụ, tay cầm cây kiếm, cỡi ngồi trên rùa rắn, hoặc hình tượng đứng trên con rùa được nhìn thấy ở Tự Viện theo hệ Mật Giáo của Nhật Liên Tông, Chân Ngôn Tông, Thiên Đài Tông và được xưng là Diệu Kiến Tôn Tinh Vương Bồ Tát, Bắc Thần Diệu Kiến Bồ Tát, Diệu Kiến Thiên là vị Thần võ, Thần Hộ Pháp… chưởng quản thủ hộ quốc thổ, trừ khử tai ách, âm thầm giúp cho trường thọ, trị liệu bệnh tật của con mắt…và rộng truyền thành tín ngưỡng của dân gian

Do là vị Bắc Thần có hình tượng cầm Kiếm, chân đạp lên rùa, rắn nên Diệu Tý Bồ Tát được xem là một Thể với Huyền Thiên Thượng Đế 

_Trong Sơn Âm Tạp Lục ghi rằng: “Tô vẽ tượng Diệu Kiến theo khuôn mẫu hình Đồng Tử, thân mặc áo giáp vàng ròng, tay phải duỗi cánh tay nắm cây kiếm Thần, tay trái co khủy tay để ở eo, bàn chân đạp lên rùa, rắn. Vị Đại Sĩ này hiện dấu vết tại bảy Tú ở phương Bắc, ấy là Bắc Cung Huyền Vũ vậy”

_Một số hình Tượng Diệu Kiến Bồ Tát ở Nhật Bản:

(xem hình trong bản PDF)

_Mật Giáo Đồ Tượng, quyển 3 ghi nhận vài hình tượng của Diệu Kiến Bồ Tát:hoặc làm hình Bồ Tát, hoặc làm hình Thiên Nữ cỡi Rồng ở trong Mây, có hai cánh tay hoặc bốn cánh tay. Trong đó tượng hai tay thì tay trái cầm hoa sen, trên hoa sen có bảy vì sao Bắc Đẩu (Bắc Đẩu Thất Tinh), tay phải: ngón cái và ngón trỏ cùng vịn nhau, hơi co ngón giữa, hướng lòng bàn tay ra bên ngoài làm Ấn Thuyết Pháp, đầu đội mão báu, ngồi Kiết Già ở trong mây ngũ sắc

(xem hình trong bản PDF)

_Diệu Kiến Bồ Tát Man Đa La:

Tức Mật Giáo dùng hiển bày Man Đa La Nội Chứng của Diệu Kiến Bồ Tát. Đồ Thức ấy là: Tại trong vành trăng lớn ở trung ương, vẽ Diệu Kiến Bồ Tát làm Trung Tôn (Tôn ở chính giữa), chu vi ấy vẽ 7 vành trăng nhỏ, trong vành trăng có bảy vì sao Bắc Đẩu, đây là Chúng của Nội Viện. Bắc Đẩu Thất Tinh y theo phương vị của vành trăng thuận theo thứ tự là: Tây Nam vẽ Tham Lang Tinh, mặt Tây vẽ Cự Môn Tinh, Tây Bắc vẽ Lộc Tồn Tinh, mặt Bắc vẽ Văn Khúc Tinh, Đông Bắc vẽ Liêm Trinh Tinh, mặt Đông vẽ Vũ Khúc Tinh, Đông Nam vẽ Phá Quân Tinh. Trước mặt Diệu Kiến Bồ Tát để một Luân Bảo

Ngoại Viện y theo phương vị, thuận theo thứ tự vẽ:

Phương Đông, vị trí Dần là Giáp Dần Tướng Quân, vị trí Mão là Đinh Mão Tòng Thần, vị trí Thìn là Giáp Thìn Tướng Quân.

Phương Nam: vị trí Tỵ vẽ Đinh Tỵ Tướng Quân, vị trí Ngọ vẽ Giáp Ngọ Tướng Quân, vị trí Mùi vẽ Đinh Mùi Tòng Thần

Phương Tây: vị trí Thân vẽ Giáp Thân Tướng Quân, vị trí Dậu vẽ Đinh Dậu Tướng Quân, vị trí Tuất vẽ Giáp Tuất Tướng Quân

Phương Bắc: vị trí Hợi vẽ Đinh Hợi Tòng Thần, vị trí Tý vẽ Giáp Tý Tướng Quân, vị trí Dửu vẽ Đinh Sửu Tòng Thần

Lại ở bốn góc, bốn cửa dùng ngôi sao (tinh) làm Giới. Ở khoảng trống của bốn góc vẽ cái bình hoa. 

(xem hình trong bản PDF)

_Mật Giáo Đồ Tượng, quyển 3, trang 52 ghi nhận là:

Trong Điện có mây ngũ sắc, trong mây có chữ A (唒) biến thành báu Như Ý, báu biến thành Diệu Kiến Bồ Tát, tay trái cầm hoa sen, trên hoa sen có bảy vì sao Bắc Đẩu, tay phải tác Ấn Thuyết Pháp, ngồi Kiết Già trong mây ngũ sắc, nhóm Bắc Đẩu Thất Tinh vây quanh

,)Căn Bản Ấn: Tay phải tác Thí Vô Úy co ngón cái hướng vào thân triệu vời 3 lần, tay trái tác Kim Cương Quyền an ở eo lưng

Chân Ngôn là:

MATITE  TUSUṬ  ANYAMIṬ  UTUṬ  KUKIṬ  BHALATEṬ  YA  CINYAṬ  UTUṬ  KURA  RATEṬ  KIṬ  MATA  SVĀHĀ

.)Hoặc dùng Đại Tam Cổ Ấn.

Kỳ Diệu Tâm Chú:

OṂ  SU-DṚṢṬA  SVĀHĀ

_Hoặc:

MATṚ  SIDDHA  SVĀHĀ

_Tâm Trung Tâm Chú:

OṂ  MAHĀ-ŚRĪYE  NṚVE (?DEVĪ)  SVĀHĀ

_Thành Tựu Viện:

Trong lầu gác có tòa hoa sen, trên tòa có chữ SU (), chữ SU biến thành hình ngôi sao, hình ngôi sao biến thành Diệu Kiến Bồ Tát, tay trái cầm hoa sen, trên hoa sen làm hình bảy ngôi sao Bắc Đẩu, tay phải tác Ấn Thuyết Pháp, năm ngón tay kèm duỗi hướng lên trên, đem ngón cái vịn bên cạnh ngón trỏ, lòng bàn tay hướng ra bên ngoài. Áo Trời, Anh Lạc, vòng đeo tai, xuyến trang nghiêm thân ấy, ngồi Kiết Già trong mây ngũ sắc, bảy vì sao Bắc Đẩu với 12 Đại Tướng trước sau trái phải cung kính vây quanh.

Ấn: tay phải tác Thí Vô Úy co ngón cái hướng về thân triệu vời 3 lần, tay trái tác Kim Cương quyền an ở eo lưng

Căn Bản Chân Ngôn:

OṂ_ MATE  TUSUṂṬ  ANYAMIṬ  UTUṬ  KUKIṬ  BHALATEṬ YA VIDYAṬ  UTUṬ  KURUTEṬ  KIMATA  SVĀHĀ

_ Mật Giáo dùng Bồ Tát này làm Bản Tôn của Pháp tu thì xưng là Diệu Kiến Pháp, Bắc Thần Pháp, Tôn Tinh Pháp có thể trừ khử tai ách, thủ hộ quốc thổ, trị khỏi bệnh tật về con mắt….

Tự Viện của Đông Mật, hàng năm thường thực hành Nhương Tinh Pháp Hội, trong đó Diệu Kiến Bồ Tát là một Chủ Tôn của Mạn Đà La

11/02/2014

Advertisements


100%

Nguồn KinhMatGiao

Comment