No icon

dai-tuy-cau-bo-tat-tam-chu

ĐẠI TÙY CẦU BỒ TÁT TÂM CHÚ

Posted by: MT | 10/02/2014

ĐẠI TÙY CẦU BỒ TÁT TÂM CHÚ

ĐẠI TÙY CẦU BỒ TÁT TÂM CHÚ (.PDF)

ĐẠI TÙY CẦU BỒ TÁT TÂM CHÚ

Hán văn: chỉnh lý Nhiên Đăng tạp chí biên tập bộ

Việt dịch: HUYỀN THANH

Đại Tùy Cầu Bồ Tát tên Phạn là Ma Ha Bát La Để Tát Lạc (Mahā-pratisaraḥ). Vị Bồ Tát này ở trong Thai Tạng Giới của Mật Tông là một Tôn Bồ Tát của Liên Hoa Bộ. Mật Hiệu là Dữ Nguyện Kim Cương.

Thân ấy có 8 cánh tay, Kim Thân là màu vàng đậm. Bên trái: tay cao nhất cầm hoa sen, trên hoa sen có bánh xe vàng rực lửa; tiếp theo là Phạn Khiếp (rương Kinh Phạn), tiếp đến là cây phương báu, tiếp đến là tay cầm sợi dây. Bên phải: tay cao nhất là Ngũ Cổ Bạt Chiết La (chày Kim Cương năm chấu), tiếp đến là Bảng Mâu (cây kích), tiếp đến là cây kiếm báu, cuối cùng là Việt Phủ Câu (cây búa)

_Vì sao gọi là Đại Tùy Cầu Bồ Tát? Nhân vì Tôn Bồ Tát ấy một hướng tùy theo sự mong cầu của chúng sinh mà ban cho như Nguyện. Chủ cần cúng phụng Ngài, niệm tên của Ngài, niệm Chân Ngôn bí mật của Ngài… đều có thể như Ý

Bồ Tát này còn có một tên gọi là Đại Minh Vương. Nhân vì có Duyên của ánh sáng tùy theo thân cho nên Chân Ngôn bí mật ấy là Phổ Biến Quang Minh Thanh Tịnh Sí Thịnh Vô Năng Thắng Đại Minh Vương Đà La Ni, thông thường xưng là Đại Tùy Cầu Đà La Ni

_Đại Tùy Cầu Bồ Tát có 8 Thủ Ấn. Hành Giả, sau khi tay kết 8 Thủ Ấn, hướng về Đại Tùy Cầu Bồ Tát cầu nguyện thì có thể viên mãn như ý. Mỗi một thứ mà bạn cầu xin Ngài thì bạn kết Thủ Ấn ấy. Chủ yếu là niệm Chú Ngữ của Ngài.

Ông, ma ha bát lạp để, tát lạc, thoa cáp”

OṂ_ MAHĀ-PRATISARAḤ  SVĀHĀ

_Tám Thủ Ấn ấy gọi là Tùy Cầu Bát Ấn

1_ Nội Ngũ Cổ Ấn

2_Thời Luân Kim Cương Ấn

3_Đại Uy Đức Kim Cương Ấn

4_ Tôn Thắng Phật Mẫu Ấn

5_Tam Cổ Ấn

6_Đan Cổ Ấn

7_Hư Không Tạng Ấn

8_Phạn Khiếp Ấn

Dùng Phạn Khiếp Ấn chà xát ba lần xuống dướng, chủ yếu vỗ ba lần xuống dưới, rồi trở lại đến Ấn đầu tiên của Đại Tùy Cầu Bồ Tát, ấy là yếu quyết rất trọng yếu hướng về Đại Tùy Cầu Bồ Tát cầu nguyện.

_Đại Tùy Cầu Bồ Tát hay bạt trừ tội chướng, phiền não, nạn khổ, sự sợ hãi với bệnh tật của tất cả chúng sinh, khiến cho thân tâm của chúng sinh được an vui, viên mãn sự mong cầu, thành tựu các Hạnh, hồi hướng Bồ Đề, Người thọ trì Đà La Ni này có thể được hàng Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Quỷ Thần đi theo thủ hộ với được sự hộ niệm của tất cả Như Lai.

Đà La Ni này có lợi ích rộng lớn. Lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, viết chép, đeo giữ đều có Công Đức lớn với lợi ích.

Căn cứ vào sự ghi chép của Kinh Văn thì Chú này có thể chuyển trừ khổ ách của Thiên Tai Địa Biến… có các loại Công Đức: lửa chẳng thể thiêu đốt, chất độc chẳng thể xâm hại, giáng phục quân địch của nước khác, phá Địa Ngục Vô Gián, trừ nạn về Rồng, Cá… cùng với chiêu vời Phước Đức, diệt tội chướng, bền chắc thân tâm, cầu con được con, năm loại lúa đậu tươi tốt được mùa, lợi ích điều hòa thời tiết… mà trong 3 quyển “Tùy Cầu Bồ Tát Cảm Ứng Truyện” đã ghi chép các loại sự tích linh nghiệm.

10/02/2014

Advertisements


100%

Nguồn KinhMatGiao

Comment