No icon

kim-cuong-gioi-dai-nhat-nhu-lai-chan-ngon

KIM CƯƠNG GIỚI ĐẠI NHẬT NHƯ LAI CHÂN NGÔN

Posted by: MT | 02/02/2014

KIM CƯƠNG GIỚI ĐẠI NHẬT NHƯ LAI CHÂN NGÔN

KIM CƯƠNG GIỚI ĐẠI NHẬT NHƯ LAI CHÂN NGÔN (.PDF)

Kim Cuong Gioi Dai Nhat Chan Ngon

Hán văn: chỉnh lý Nhiên Đăng tạp chí biên tập bộ

Việt dịch: HUYỀN THANH

Ánh sáng của Tỳ Lô Giá Na Phật (Vairocana-buddha) đối với bên trong thì chiếu phá Chân Như Pháp Giới, đối với bên ngoài thì chiếu phá tất cả chúng sinh mà không có chướng ngại. Sự viên mãn của mọi Đức ấy là Pháp Tính (Dharmatā) vĩnh viễn chẳng biến đổi, có thể nói gom tập đủ Pháp Tính của tất cả các Tôn, hơn nữa lại tràn đầy tất cả nơi chốn. Nhân đây đem Tôn này làm Chủ Tôn của Mật Tông, lại xưng là Đại Nhật Như Lai 

_Kim Cương Giới Đại Nhật Như Lai Man Trà La có vị trí ở trong Điện Bất Hoại Kim Cương Quang Minh Tâm tại cung Ma Ê Thủ La (Maheśvara: Đại Tự Tại) thuộc Sắc Giới (Rūpa-dhātu), năm Tướng viên mãn khởi đầu thành tướng của Chính Giác. Ngài có Tướng tương tự Bồ Tát, làm dạng người Trời (Thiên nhân), đầu rũ búi tóc đội mão báu năm Trí, tay kết Trí Quyền Ấn, thân có màu trắng xanh, dùng chữ Hám (VAṂ) làm chủng tử, dùng Ngũ Cổ (chày Kim Cương có năm chấu) làm Tam Muội Gia Hình, Mật Hiệu là Biến Chiếu Kim Cương. 

_Ma Ha Tỳ Lô Giá Na Như Lai có ba nghĩa của Quang Minh Biến Chiếu (ánh sáng chiếu soi khắp) là: Đại (to lớn), Đa (nhiều), Thắng (hơn, được, giỏi). Na nghĩa ấy không có Pháp dùng sự tượng trưng của vật chất để đại biểu. Nhân đây chỉ có dùng Đại Nhật để biểu trưng.

 Kinh Đại Nhật nói rằng: “Tỳ Lô Giá Na (Vairocana) là tên gọi riêng của mặt trời tức có  nghĩa là Trừ Ám Biến Minh (trừ ám tối chiếu sáng khắp). Xong Mặt trời nếu chiếu bên ngoài thì chẳng thể soi đến bên trong, sáng ở bên này thì chẳng sáng được bên kia. Lại chỉ tỏa sáng ban ngày mà chẳng thể làm ngọn đuốc soi sáng trong đêm.

Ánh sáng thuộc mặt trời Trí Tuệ (Jnàna-divàkara) của Như Lai ắt chẳng như thế, tràn khắp tất cả nơi chốn làm ánh sáng soi chiếu rộng lớn (Đại Chiếu Minh) không có sự riêng biệt của bên trong bên ngoài, phương sở, ngày đêm… Mặt trời của Thế Gian chẳng thể làm ví dụ mà chỉ chọn lấy chút phần tương tự, cho nên dùng thêm chữ Đại và gọi là Ma Ha Tỳ Lô Giá Na (Mahā-vairocana)” 

_Kim Cương Giới Đại Nhật Như Lai Chân Ngôn: “Ông, oa nhật la, đả đô, hám”

OṂ_ VAJRA-DHĀTU  VAṂ

Ý nghĩa của Chân Ngôn ấy là: “Quy mệnh sự chẳng thể nghĩ bàn của Kim Cương Giới” 

_Chữ chủng tử Hám (圳:VAṂ) bao hàm đủ: Sâu chẳng thể đo lường, rộng chẳng thể đo lường, không có bờ mé (vô biên) chẳng thể đo lường, không có cùng tận (vô tận) chẳng thể đo lường, khó nghĩ bàn của sự chẳng thể nghĩ bàn.

Chữ Hám (圳:VAṂ) ấy là Chân Lý của vũ trụ. Chân Lý của vũ trụ: nguyên bản cũng là sâu rộng không có bờ mé không có cùng tận, không có Pháp để miêu tả tô vẽ hiện ra… 

30/01/2014

Advertisements


100%

Nguồn KinhMatGiao

Comment