bang-chung-ve-tran-dai-hong-thuy-su-that-hay-chi-la-truyen-thuyet-phan-
Bằng chứng về trận Đại hồng thủy: Sự thật hay chỉ là truyền thuyết? (Phần 2)
- bởi map --
- 20/05/2016
Câu chuyện về một “Trận Đại hồng thủy” là một sự kiện phổ biến trong rất nhiều nền văn hóa và tín ngưỡng trên khắp thế giới, và trải dài tới tận giai đoạn lịch sử đầu tiên từng được ghi nhận.
Một số trong những câu chuyện này thật sự giống nhau đến nỗi một người có thể thốt lên rằng phải chăng tất cả các nền văn minh trên địa cầu đều đã từng trải qua một sự kiện tương tự. Từ Ấn Độ cho đến Hy Lạp cổ đại, vùng Lưỡng Hà và ngay cả trong các cộng đồng thổ dân bản địa Bắc Mỹ, không hề thiếu những câu chuyện mà thoạt nghe rất tương đồng với nhau.
Tiếp theo Phần 1
Để thách thức giả thuyết này, ít nhất cho tới thời điểm gần đây, các nhà cổ sinh vật học đã nhấn mạnh rằng 10.000 năm trước nhân loại vẫn còn quá sơ khai, nguyên thủy để có thể nhận thức được một sự kiện như vậy. Vì vậy, về cơ bản, do không có nền văn minh nào được biết đến tồn tại trong khoảng thời gian này để có thể bị tác động bởi một thảm họa tự nhiên như vậy, nên câu chuyện về một Trận Đại hồng thủy đã được nhìn nhận là một truyền thuyết hay một thảm họa đã từng xảy ra vào một khoảng thời gian về sau, trong chiều dài lịch sử đã được ghi nhận. Tất nhiên, vì không có gợi ý nào về các thảm họa toàn cầu trong chiều dài lịch sử đã được ghi nhận, nên có thể dẫn đến một kết luận sau cùng là Trận Đại hồng thủy chỉ là một truyền thuyết hay một sự kiện cục bộ xảy ra trong một phạm vi nhỏ hơn rất nhiều, ví như hiện tượng ngập lụt Biển Đen.
Trong rất nhiều năm, đây là “logic” chung đã thống trị rất nhiều tư tưởng học thuật và là thách thức lớn nhất cho giả thuyết về Trận Đại hồng thủy trong Kỷ Băng hà khi nó được đưa ra.
Bằng chứng mới
Một nhà khảo cổ từ Cục Quản lý Khí quyền và Đại dương Quốc gia Mỹ NOAA đang tiến hành nghiên cứu dưới nước với một chiếc xe trượt tuyết được thiết kế đặc biệt, bên trên gắn một camera có độ phân giải cao. Ảnh đại diện. (Ảnh: Flickr)
Nhưng tất cả những điều này đã thay đổi vào năm 1994 với việc phát hiện đền thờ Gobekli Tepe, một di chỉ rộng lớn có niên đại 12.000 năm tuổi ở vùng Đông Nam của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như vào năm 2002 với việc phát hiện một thành phố cổ 10.000 năm tuổi nằm 40 m ngầm dưới mặt nước ở ngoài khơi Tây Ấn tại Vịnh Cambay. Trong những trường hợp này, một vài thế hệ ngư dân đã nhấn mạnh về các câu chuyện xoay quanh một thành phố ngầm dưới biển trong khu vực, nhưng những tuyên bố của họ đã bị phớt lờ cho đến lúc di chỉ này đã tình cờ được phát hiện khi Viện Công nghệ Hải dương Quốc gia Ấn Độ tiến hành các cuộc khảo sát ô nhiễm nguồn nước trong khu vực.
Có rất nhiều sự tương đồng giữa truyền thuyết về Hồ Ba Bể ở Việt Nam và truyền thuyết về con thuyền Noah và Trận Đại Hồng thủy trong Thánh Kinh. (Ảnh: Wikimedia)
Xem thêm:
TAMTHUCMột bức tượng điêu khắc cổ đại được tìm thấy tại đáy Biển Đỏ. (Ảnh: Flickr)
Trong một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Current Anthropology vào tháng 12/2010 với tựa đề “Khám phá mới về con người thời tiền sử tại khu vực ốc đảo Vịnh Ba Tư (New Light on Human Prehistory in the Arabo-Persian Gulf Oasis)”, Tiến sĩ Jeffrey Rose, một nhà khảo cổ và nghiên cứu từ trường Đại học Birmingham ở Vương quốc Anh, đã chỉ ra rằng 60 khu định cư với trình độ phát triển tiên tiến đã xuất hiện xung quanh khu vực vùng Vịnh Ba Tư vào khoảng 7.500 năm trước.
Những khu định cư này có những ngôi nhà đá được xây dựng khá cẩn thận, các hệ thống giao thương đường dài, những hiện vật bằng gốm chi tiết, tinh xảo, và những dấu tích của các loài động vật đã được thuần hóa. Vì không có quần thể dân cư nào từng được ghi nhận trong các tư liệu khảo cổ để có thể giải thích cho sự tồn tại của những khu định cư tiên tiến này, TS Rose đã đi đến kết luận rằng những người cư trú tại các khu định cư mới này chính là những quần thể dân cư đã phải di tản để chạy trốn khỏi tình trạng ngập lụt vùng vịnh xảy ra trong khoảng giai đoạn 8000 TCN.
Tác phẩm ‘Đại Hồng Thủy’ của Francis Danby vào năm 1840. (Ảnh: Wikimedia)
Khi ngày càng có nhiều các bằng chứng mới hướng đến một giả thuyết như vậy, liệu có quá khó khăn để tưởng tượng một thảm họa mang tính toàn cầu như vậy có thể là tác nhân đã xóa sổ quãng lịch sử thời kỳ đầu của chúng ta? Nếu không phải vậy, thì làm sao chúng ta có thể lý giải cho sự xuất hiện của một vài nền văn minh tiên tiến trên địa cầu mà, kể từ buổi bình minh của chiều dài lịch sử đã được ghi nhận, dường như đã biến mất một cách bí ẩn? Qua đêm, những con người này đã đột nhiên trở thành các bậc thầy về kiến trúc, thiên văn học, và dường như sở hữu những kỹ thuật công nghệ đáng kinh ngạc mà cả các nhà lịch sử học lẫn cổ sinh vật học đều không thể giải thích. Phải chăng do sự thiếu hụt các bằng chứng thực tế, các học giả thời kỳ đầu đã không thể tạo một mối liên hệ và nhận ra rằng rất nhiều trong số những người này đã có trình độ phát triển tiên tiến từ hàng nghìn năm trước đây, và trước khi xảy ra sự kiện Đại hồng thủy?
Liệu có quá khó khăn để chấp nhận rằng các công trình cự thạch và các thành tựu công nghệ đáng kinh ngạc trong chiều dài lịch sử đã được ghi nhận về cơ bản là bộ phận của một kỷ nguyên “phục hưng” sớm hơn đã xuất hiện ngay khi tình trạng gia tăng mực nước biển chấm dứt?
Christos A. Djonis – tác giả của cuốn sách “Uchronia? Atlantis Revealed (Uchronia? Vùng đất Atlantis được hé lộ)”.
Tác giả: Christos A. Djonis, Ancient Origins.
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/bang-chung-ve-tran-dai-hong-thuy-su-that-hay-chi-la-truyen-thuyet-phan-2.html
Comment