nhin-an-nhin-ngu-nin-tho-suc-chiu-dung-cua-co-the-con-nguoi-lieu-co-gioi-han
Nhịn ăn, nhịn ngủ, nín thở… sức chịu đựng của cơ thể con người liệu có giới hạn?
- bởi map --
- 06/10/2015
Nín thở trong 22 phút đồng hồ, hay không ngủ trong 11 ngày dường như là những kỷ lục siêu thường, nhưng giới hạn sức chịu đựng thật sự của cơ thể người là bao nhiêu?
Thức ăn, nước, ngủ, và hô hấp là những cột trụ cơ bản duy trì sự sống của bất kỳ người nào. Tuy các loài sinh vật khác có thể sống sót dù thiếu vắng những nhu cầu thiết yếu này trong một thời gian lâu hơn, nhưng theo khoa học, nếu con người thiếu những nhân tố này, thì họ sẽ không thể sống sót.
Nhưng một người có thể thực sự sống sót qua bao lâu nếu thiếu một trong những nhân tố duy trì sự sống căn bản nêu trên? Điểm giới hạn nằm ở đâu? Dường như mỗi khi ai đó cố gắng tìm ra một quy tắc tuyệt đối thì các trường hợp ngoại lệ sẽ sớm xuất hiện.
Tịch cốc: Cuộc sống không cần ăn
Tuy có nhiều người đã từng tiến hành nhịn ăn—ví lý do sức khỏe hoặc tín ngưỡng—nhưng khoảng thời gian nhịn ăn này không kéo dài lâu. Một số người có thể không ăn trong vài ngày hoặc một tuần và báo cáo rằng việc rèn luyện nhịn ăn thường xuyên thực sự giúp cải thiện sức khỏe, với điều kiện là họ sẽ ăn trở lại. Đồng thời, cũng có người tuyệt thực để biểu tình phản đối, nhằm thu hút sự chú ý của công luận về một vấn đề nào đó.
Nhưng khi con người tiếp cận cột mốc một tháng không ăn, cơ thể sẽ tiến vào trạng thái đói lả. Khi trạng thái nhịn ăn kéo dài đến hai tháng hoặc lâu hơn, và khi cơ thể tiêu tốn nguồn năng lượng của tự bản thân để sinh tồn, cái chết sẽ đến. Tình trạng mất nước có thể gây tử vong trong một giai đoạn thậm chí còn ngắn hơn.
Dù vậy, có các ghi chép cổ đại cho thấy con người có khả năng không ăn không uống trong một khoảng thời gian lâu hơn chúng ta nghĩ rất nhiều. Theo các phương pháp tu luyện của Trung Quốc cổ đại, khi một thầy tu ngồi thiền trong hang động hoặc núi sâu, sớm hay muộn ông cũng sẽ phải đối mặt với một vấn đề, đó là lương thực. Khi sống trong một hang động tách biệt khỏi xã hội, thật khó khăn để duy trì sự sống trên con đường hướng tới sự giác ngộ.
Theo truyền miệng, để giải quyết vấn đề nguồn cấp lương thực, các thầy tu sẽ thực hành phương pháp tịch cốc (tạm dịch – tu luyện trong hang núi). Vượt ra khỏi sự ràng buộc của thế gian, người tu hành sẽ buông bỏ một cách thần kỳ các nhu cầu sinh lý đối với đồ ăn và nước uống, để ông có thể tiếp tục tu tập trong nhiều thập kỷ—một điều quả thật bất khả thi đối với sự hiểu biết của ngành sinh học hiện đại.
Có những ghi chép về các thầy tu nổi tiếng – như Bồ Đề Đạt Ma đã ngồi thiền trong 9 năm hoặc nhiều hơn, nhưng liệu có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy cơ thể con người có khả năng vượt ra khỏi gánh nặng của việc duy trì sự sống hay không?
Bồ Đề Đạt Ma được cho là đã quay mặt vào vách núi thiền định trong vòng 9 năm. (Ảnh: Internet)
TAMTHUCCon người thiếu vắng khả năng này. Thông thường, một hôm thức thâu đêm có thể dẫn tới việc gia tăng tình trạng căng thẳng và khả năng phản ứng chậm hơn đáng kể; hai đêm không ngủ liên tục sẽ chỉ có thể gia tăng các ảnh hưởng trên. Nhưng giới hạn không ngủ “chính thức” hiện tại là bao lâu?
Theo sách kỷ lục thế giới Guinness, Toimi Soini, từ Hamina, Phần Lan, là người nắm giữ kỷ lục thức trắng liên tiếp trong 276 giờ đồng hồ (11 ngày 12 giờ). Và mặc dù sách Guinness không còn ghi nhận các kỷ lục thức trắng liên tiếp như vậy vì yếu tố sức khỏe của người tham gia, nhưng những người khác vẫn đang không ngừng cố gắng phá vỡ kỷ lục của Toimi.
Dù vậy những tay không ngủ này vẫn chưa thể sánh được với một người nông dân Việt Nam năm nay đã 73 tuổi tên Thái Ngọc. Lên một cơn sốt nặng vào năm 1973, ông Ngọc đã không thể ngủ kể từ đó, tính đến nay đã hơn 40 năm. Dù đã thử nhiều loại thuốc tây, thuốc ta, và thậm chí mượn đến cả hơi men, nhưng một giấc ngủ vẫn là điều quá xa vời đối với người đàn ông này.
Liệu trường hợp của ông Ngọc có phải là một điều bất khả thi trong y học? Làm thế nào bộ não con người lại có thể chống cự được nếu không ngủ trong hơn 1 tuần?
Xem thêm:
Mỗi hơi thở của chúng ta
Trong khi các sinh vật như vi trùng yếm khí sinh trưởng rất tốt trong một môi trường thiếu khí oxy, con người lại kém hơn rất nhiều. Hầu hết mọi người đã từng thử nhịn thở dưới nước, nhưng chỉ sau vài phút, nhu cầu hô hấp chiếm ưu thế và chúng ta bị buộc phải ngoi lên mặt nước để lấy khí oxy. Vào năm 2012, Stig Severinsen đã phá vỡ kỷ lục thế giới khi nhịn thở một hơi liền 22 phút dưới mặt nước. Nhưng liệu anh đã đạt tới cực hạn chịu đựng của con người?
Một số tư liệu cho rằng các thầy yoga Ấn Độ đã chôn mình dưới đất hay trầm mình dưới nước trong nhiều ngày, hoàn toàn đi ngược lại các hiểu biết của khoa học về quá trình oxy hóa phân tử.
Một trường hợp đã được ghi hình:
Một cách tự nhiên, con người thường cảm thấy tò mò về các mức giới hạn chịu đựng của cơ thể người, và các cá nhân dám thử nghiệm chúng thường kích thích sự hứng thú của mọi người. Nhưng khi các ví dụ vượt ra bên ngoài phạm vi của những điều khả thi, các kết quả lại trở nên thật khó hiểu.
Khi ai đó dường như đã cắt đứt sự phụ thuộc của họ vào các yếu tố cần thiết để duy trì sự sống, vượt ra ngoài các mánh khóe ảo thuật rẻ tiền, chúng ta sẽ buộc phải nhìn nhận lại xem điều gì đã duy trì sự sống cho cơ thể trong các trường hợp đó. Nhiều trường hợp trong số này đều có liên quan đến những người tu luyện và thiền định, có lẽ còn nhiều điều mà khoa học sẽ phải mất nhiều năm nữa mới lý giải được.
Tác giả: Đại Kỷ Nguyên Anh ngữ
Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/nhin-an-nhin-ngu-nin-tho-suc-chiu-dung-cua-co-the-con-nguoi-lieu-co-gioi-han.html
Comment