No icon

dieu-gi-se-xay-ra-khi-tieu-hanh-tinh-va-cham-trai-dat

Điều gì sẽ xảy ra khi tiểu hành tinh va chạm Trái Đất?

Nếu một tiểu hành tinh đâm vào Trái Đất, thì phần lớn thương vong không đến từ bàn thân vụ va chạm, mà là từ gió, áp suất và lượng nhiệt khổng lồ được tạo ra. Đây là kết luận của nhóm nghiên cứu từ Đại học Southampton (Anh).

Chỉ một phần rất nhỏ dân số thế giới sẽ bị hủy diệt nếu một tiểu hành tinh khổng lồ đâm trúng một thành phố, trong khi phần lớn số người tử vong sẽ đến từ các nguyên nhân khác, nhưng có liên hệ với cú va chạm.

Ngay cả trước khi thiên thạch đâm xuống mặt đất, nó đã có thể giết hại thậm chí nhiều người hơn so với cú va chạm thật sự, các nhà khoa học tuyên bố.

Cụ thể, khi một tiểu hành tinh đâm thẳng hướng Trái Đất, một khi nó tiến nhập bầu khí quyển, thì chỉ riêng sức mạnh và năng lượng mà nó mang theo là đã đủ để gây nên nhiều thiệt hại hơn so với cú va chạm thật sự. Vì khi nó đi xuyên qua bầu khí quyển, năng lượng của nó sẽ gây nên những biến động thời tiết.

Theo nghiên cứu từ Đại học Southampton (Anh), chỉ 3% dân số thế giới sẽ trực tiếp mất mạng khi một tiểu hành tinh đâm trúng một thành phố.

Tiểu hành tinh rơi xuống Trái Đất sẽ kéo theo một loạt các thảm họa kinh hoàng. (Ảnh: Internet)

Khi Trái Đất nhanh chóng bị hâm nóng, gió mạnh kèm những cơn lốc xoáy lớn sẽ nổi lên, để lại các chùm lửa phía sau đuôi.

Nếu tiểu hành tinh nổ tung trước khi đâm xuống mặt đất – một khả năng có thể xảy ra do sự biến đổi áp suất đột ngột – thì một vụ nổ không khí sẽ quét sạch 15% dân số thế giới nếu có nhiệt lượng đủ lớn.

Tuy nhiên, có lẽ phương thức gây hủy diệt đáng sợ nhất đến từ sóng tạo áp (sóng sơ cấp) của cú va chạm, vốn đủ mạnh để làm vỡ các cơ quan nội tạng.

TAMTHUC

“Điều khiến sóng thần trở nên khác biệt là nó có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn nhất trong tất cả các loại thảm họa mang tính va chạm”.

Nếu rơi xuống đại dương, nó sẽ tạo ra một trận sóng thần. (Ảnh: Internet)

Nhiều khả năng một tiểu hành tinh sẽ rơi xuống biển, và cho dù nó có rơi xuống đất liền thì vẫn có rất ít khả năng nó sẽ đánh trúng các khu vực đông dân cư.

“Những sự kiện này là hy hữu, nhưng tiềm ẩn hậu quả khôn lường”.

Đôi điều về các tiểu hành tinh:

Các tiểu hành tinh là những tảng thiên thạch nhỏ quay quanh Mặt Trời. Tiểu hành tinh đầu tiên là Ceres, được phát hiện vào năm 1801 bởi Giuseppe Piazzi. Hiện có khoảng hơn 600.000 tiểu hành tinh được biết đến trong Hệ Mặt trời. Hầu hết tiều hành tinh nằm phân bổ tại Vành đai Tiểu hành tinh, một tập hợp các vòng tròn nằm giữa quỹ đạo của sao Hỏa và sao Mộc.

Vành đai tiểu hành tinh. (Ảnh: wikimedia)

Có hàng triệu tiểu hành tinh trong Hệ Mặt Trời, thường nằm tại  Vành đai Tiểu hành tinh giữa sao Hỏa và sao Mộc. Tuy nhiên, những tiểu hành tinh bay ngang qua Trái Đất được gọi chung là Vật thể gần Trái Đất (near-Earth object/NEO). (Ảnh: Internet)

Tiểu hành tinh là những vật thể dạng đá nhỏ quay quanh Mặt Trời. Thiên thạch thường được gọi là ‘tiểu hành tinh’,  vì chúng nhỏ hơn các hành tinh, thậm chí nhỏ hơn Mặt Trăng. Một số tiểu hành tinh có mặt trăng của riêng chúng. (Ảnh: Internet)

Trung bình mỗi năm sẽ có một mảnh thiên thạch với kích thước ngang bằng chiếc xe hơi rơi xuống bầu khí quyển Trái Đất. (Ảnh: Internet)

Và cứ sau khoảng 2000 năm, lại có một hố va chạm với kích thước ngang bằng một sân bóng đá in dấu trên Trái Đất. (Ảnh: Internet)

Khi một tiểu hành tinh tiến vào khí quyển Trái Đất nó biến thành một quả cầu lửa nhưng rốt cục sẽ bị đốt cháy hoàn toàn ngay cả trước khi tiếp đất. (Ảnh: Internet)

Tổng khối lượng tất cả tiểu hành tinh trong Hệ Mặt Trời vẫn chưa bằng khối lượng của Mặt Trăng. (Ảnh: Internet)

Một số tiểu hành tinh nguyên gốc là sao chổi, nhưng lớp băng của nó đã tan hết, để lại lõi đá bên trong. (Ảnh: Internet)

tiểu hành tinhTiểu hành tinh được phân thành ba loại: Chondrite (loại C) bao gồm đất sét và đá, Stony (loại S) bao gồm silicat và niken (kền) và Metallic (loại M) hình thành từ kim loại quý như platinum, vàng và magiê. (Ảnh: Internet)


Thạch Khánh

Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/loc-xoay-lua-va-song-than-nguyen-nhan-gay-tu-vong-lon-nhat-khi-tieu-hanh-tinh-va-vao-trai-dat.html

Comment