ve-tinh-diep-vien-cua-chau-au-duoc-phong-len-khong-gian-de-chup-quet-be-mat-trai-dat
Vệ tinh “điệp viên” của Châu Âu được phóng lên không gian để chụp quét bề mặt Trái Đất
- bởi map --
- 05/01/2017
Vệ tinh mới Sentinal 2b của Cơ quan Không gian Châu Âu ESA đã được đưa vào không gian để đi tiên phong trong chương trình quan trắc Trái đất tham vọng nhất cho đến nay.
Với tên gọi Sentinel 2B, vệ tinh này được phóng lên không gian bằng tên lửa Vega tại bãi phóng của Cơ quan Không gian Châu Âu (Esa) tại Kourou, tỉnh Guyane thuộc Pháp.
Tàu vũ trụ này có trọng lượng một tấn, và là xương sống của Copernicus, một chương trình giám sát trái đất trên quy mô chưa từng có trước đây của Ủy ban châu Âu kết hợp với ESA.
Vệ tinh Sentinel mới sẽ được dùng để giám sát sự phát triển của đô thị. (Ảnh: Internet)
Với mức phí lên tới 110 triệu đô la, vệ tinh này được trang bị một camera nhạy cảm với 13 bước sóng ánh sáng khác nhau – về cơ bản là các sắc thái màu sắc khác nhau – bao gồm các sắc thái vô hình trước cặp mắt người.
Điều này cho phép các nhà khoa học nghiên cứu sức khỏe của cây trồng và các cánh rừng từ trên cao. Nó cũng giúp theo dõi sự phát triển của thành phố, và các tác động của việc thay đổi cách thức quy hoạch, sử dụng đất, cùng sự ấm lên toàn cầu đối với thảm thực vật hành tinh.
Sentinel 2B cũng phụ trách theo dõi các thiên tai bao gồm lũ lụt, động đất và phun trào núi lửa, đồng thời hỗ trợ các nỗ lực cứu trợ nhân đạo.
Trước đó vào tháng 6/2015, một vệ tinh tương tự – mang tên Sentinel 2A – cũng đã được phóng lên quỹ đạo, cùng Sentinal 2B hợp thành một cặp.
Bay trên cùng quỹ đạo cực ở độ cao 785 km nhưng cách nhau nửa vòng Trái Đất, chúng sẽ chụp quét tất cả các bề mặt đất liền, đảo lớn cùng vùng nước nội địa và ven biển cập nhập 5 ngày/lần, tạo ra một lượng lớn dữ liệu phục vụ rất nhiều mục đích khác nhau.
Sentinel 2B cũng sẽ được sử dụng để theo dõi các thiên tai bao gồm lũ lụt, động đất và phun trào núi lửa, đồng thời hỗ trợ các nỗ lực cứu trợ nhân đạo. (Ảnh: Internet)
“Đây là lần đầu tiên [Châu Âu] dẫn đầu trong lĩnh vực quan trắc toàn cầu từ không gian. Mỹ, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ hiện không có một thiết bị nào có thể sánh bằng”.
“Không chỉ vậy, dữ liệu còn được cung cấp miễn phí và công khai cho mọi người”.
Chương trình Copernicus dự kiến sẽ tiêu tốn khoảng 4,5 tỷ USD. (Ảnh: Internet)
Mỗi vệ tinh Sentinel 2 được thiết kế với độ rộng vệt quét là 290 km, và hàng ngày tạo ra 1,6 terabyte dữ liệu hình ảnh thô có nén.
Tổng lượng dữ liệu có thể được sử dụng từ Copernicus là một con số khổng lồ. Ngay cả trước khi tung ra Sentinel 2B, khoảng 21 petabyte (tương đương một nghìn triệu byte) đã được tải xuống từ hệ thống.
Để so sánh, nhà sản xuất game World of Warcraft hiện sử dụng 1,3 petabyte dung lượng lưu trữ để duy trì trò chơi của mình, còn Google Photos ước tính có 13,7 petabyte dữ liệu ảnh tải lên trong năm đầu tiên ra mắt.
“Đây là một con số khó có thể tưởng tượng được”. Ông Aschbacher cho biết.
Số lượng dữ liệu được tải xuống từ hệ thống nhiều hơn toàn bộ dữ liệu tải lên trong năm đầu tiên của Google Photos. (Ảnh: Internet)
Ông nói thêm rằng mỗi ngày Copernicus đang sản xuất một lượng dữ liệu nhiều hơn tất cả ảnh và video tải lên Facebook.
Cho đến nay khoảng 65.000 người dùng đã đăng ký truy cập hệ thống.
Ngoài 2 vệ tinh nêu trên, có hai vệ tinh Sentinel 1A và 1B, được phóng lên quỹ đạo vào năm 2014 và 2016, chuyên cung cấp dữ liệu ra-đa viễn thám. Các sứ mệnh Sentinel khác, một số chưa được công bố, sẽ thu thập dữ liệu về đại dương, bầu khí quyển và khí hậu.
Một số ảnh chụp đầu tiên của Sentinel 2a:
Milan, Italy. (Ảnh: ESA)
French Riviera. (Ảnh: ESA)
Thung lũng Po, Italy. (Ảnh: ESA)
Tôn Kiên
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/ve%cc%a3-tinh-die%cc%a3p-vien-cu%cc%89a-chau-au-duo%cc%a3c-phong-len-khong-gian-de-giam-sat-su-phat-trien-cua-do-thi.html
Comment