nhung-dau-hieu-nhan-biet-khi-nguoi-than-sap-qua-doi
Những dấu hiệu nhận biết khi người thân sắp qua đời
- bởi map --
- 02/01/2015
Khi người thân sắp qua đời có những dấu hiệu rõ ràng, nếu tinh ý bạn hoàn toàn có thể nhận ra những thay đổi khi người thân sắp sửa qua đời.
Có người bệnh “thập tử nhất sinh” và vẫn qua khỏi. Ngược lại, có người chỉ đau yếu sơ sơ mà lìa đời hoặc chết một cách bất thần (thường gọi “bất đắc kỳ tử“). Tất cả đều có căn nguyên, nhưng bởi vô tình không để ý nên không rõ sắc diện đã biến đổi hoặc cử chỉ, lời nói khác hẳn ngày thường. Cụ thể:
1. Sắc diện
a. Biến sắc:
– “Hắc yểm thái dương, hoàng xâm khẩu giác“: nghĩa là hai bên thái dương tối đen, chung quanh miệng màu vàng hoe bao bọc.
– “Hắc thiệt hoặc điểm thanh“: Lưỡi đen hoặc xanh lè.
– “Tị dầu khuynh phúc“: Đầu sống mũi nghiêng vẹo hẳn đi.
– “Lưỡng quyền bất đối“: Hai xương gò má bị lệch.
– “Nhãn lộ thần quang“: Hai mắt long lanh sáng ngời.
– “Nhãn dung tà thị“: Mắt hay nhìn trộm, khi người nhìn mình thì lại ngoảnh đi, làm như không để ý tời ai.
b. Cử chỉ biến đổi
– Thích cạy răng và ưa gảy móng tay.
– Hay vuốt tóc và vuốt mắt.
– Hay vân vê tà áo muốn cho có nếp vuông vắn.
– Hay nói một mình và liếm môi.
Ngoài ra, những người không bị bệnh gì mà tự nhiên tỏ ra buồn rầu, bơ phờ hay thở dài hoặc hay nhìn trộm, theo cử chỉ này từ trước không hề có.
Người bệnh hoặc không bệnh mà tự nhiên đầu gối đến chân sưng lên rồi lại xẹp xuống tới hai lần.
c. Lời nói khác ngày thường
Cổ nhân có câu “Nhân chi tử kỳ ngôn giả thiện. Điểu nhi tương vong kỳ minh giả ai“. Có nghĩa là, con người khi gần chết hay nói lời lành, loài chim biết bị chết thì tiếng kêu thảm thiết. Bởi vậy, người bệnh hoặc không bệnh mặc dầu khi không mà thốt ra tiếng nói lạ kỳ là xấu, thường gọi là nói gở hoặc trối trăng (di ngôn). Những tiếng nói này đại khai như sau:
– Hay nói chuyện nhân nghĩa vu vơ để tỏ lòng mình.
– Hay nói chuyện chán đời.
– Ưa nói chuyện mai hậu.
– Hay thở dài, chép miệng, con mắt lờ đờ (không phải là mơ mộng), ưa ngó xa xôi
– Tự nhiên nói chuyện chia phần, chia của cho con cái hay người khác.
Theo mấy đặc điểm trên đều là điềm báo trước cho người xấu số.
2. Phương pháp vui tìm hiểu bệnh nặng hay nhẹ của dân gian
Phương pháp này gọi là “Nhân tam trừ cửu”, dùng để quyết đoán bệnh nặng hay nhẹ. Chúng ta thử lấy ví dụ một người bệnh 50 tuổi. Theo Âm lịch, nhằm đúng ngày 15 ta, tháng Giêng ta, lấy số 15 cộng với số 1 (là tháng Giêng) thành 16, cộng thêm số 50 (số tuổi) thành 66. Lấy 66 nhân với số 3 được 198. Lấy 198 trừ cho 9, cứ vậy trừ mãi cho đến 22 lần thì hết không còn số thừa, là tận số, tận số là tận mạng.
Từ số 0 đến số 9 được chia cát hung như sau:
– Những số trừ đi mà con lại như số 0 cũng là số 9 là Tận số
– Trừ đi rồi còn lại số 1 là bệnh qua loa sẽ lành.
– Trừ đi rồi còn lại số 6 là bệnh nặng, nhưng không đến nỗi chết, cần thuốc thang tốt.
– Nếu trừ đi 9 mà chỉ còn số 2, số 4, số 5, số 7 hoặc còn số 8 thì vô sự.
TAMTHUC
Comment