No icon

loi-nguyen-quy-du-cua-cac-pharaon

Lời nguyền quỷ dữ của các pharaon

Liệu những lời nguyền của Pharaon có thực sự linh nghiệm, liệu những hầm mộ ấy có ẩn chứa sức mạnh siêu nhiên đủ sức định đoạt số mệnh của một con người ?

Bao đời nay, những câu chuyện về lời nguyền của Pharaon Ai Cập vẫn luôn ẩn chứa nhiều bí mật, khơi gợi trí tò mò của nhân loại. Giới khoa học luôn miệt mài nghiên cứu, phân tích để tìm kiếm câu trả lời xác đáng nhất cho mối băn khoăn chung của hậu thế. Vậy, lời nguyền của các đấng tối cao thời cổ đại Ai Cập có thực sự tồn tại và linh nghiệm như người ta vẫn đồn thổi ?

Những cái chết kỳ quái

Nhắc tới lời nguyền trong các lăng mộ của Pharaon Ai Cập, người ta nghĩ đến những câu nói hàm ý sâu xa, cũng là những dự ngôn về tương lai xui xẻo, bất hạnh của bất kỳ ai dám xâm phạm, phá hoại lăng mộ. Lời nguyền không trừ một ai, phàm là những người từng động chạm, trộm cắp, làm hư hỏng lăng mộ và xác ướp đều có thể phải hứng chịu lời nguyền. Mọi xui xẻo sẽ xảy ra, từ chuyện rủi ro trong cuộc sống, tới những bệnh tật, ốm đau, thậm chí là mất mạng.

Lời nguyền của Pharaon thực sự bùng nổ khi mọi chuyện liên quan tới hầm mộ của vị vua trẻ nhất Ai Cập Tutankhamun được phát hiện, khám phá. Vị vua này lên ngôi vào năm 1332 trước CN khi mới lên 9 tuổi và băng hà vào năm 18 tuổi. Cho đến nay, những lời nguyền trong lăng mộ của vị “ấu chúa” Tutankhamun vẫn luôn được hậu thế đem ra ngẫm nghĩ, phân tích, giải mã : “Kẻ nào dám quấy rối giấc ngủ của Pharaon, thần chết sẽ sà xuống đầu kẻ ấy” và : “Bất cứ kẻ nào vào mộ với tâm hồn đen tối, ta sẽ bóp cổ hắn như bóp chết một con chim”.

3 Pharaon 2Nhân loại có lẽ sẽ không quên đóng góp lớn lao của Howard Carter cho ngành khảo cổ học của thế giới. Vào ngày 17/2/1929, chính ông là người đã khám phá ra hầm mộ của vị vua trẻ nhất Ai Cập cổ đại Tutankhamun trong trạng thái gần như còn nguyên vẹn, gồm cả xác ướp của nhà vua lẫn kho báu đầy những ngọc ngà. Hầm mộ của Tutankhamun được phát hiện tạo ra một cú hích khổng lồ cho ngành khảo cổ học thế giới. Đây được xem là sự kiện gây “động đất” cực mạnh trong giai đoạn bấy giờ. Nhưng, kể từ ngày hầm mộ của vị vua trẻ được mở ra, những điều thần bí cũng theo đó mà xuất hiện và lời nguyền về sự chết chóc cũng bắt đầu được xem là linh nghiệm từ đây.

Trước tiên phải kể đến cái chết thảm của con chim hoàng yến – vật nuôi yêu thích của nhà khảo cổ Howard Carter. Con vật đáng thương này đã bị một con rắn hổ mang nuốt sạch. Trong khi đó, rắn hổ mang được cho là biểu tượng của kẻ canh giữ hầm mộ Pharaon.

Nhưng cái chết của con chim có vẻ không mấy sửng sốt bằng sự ra đi của Lord Carnarvon – nhà tài trợ cho công cuộc khám phá, khai quật hầm mộ Pharaon Tutankhamun.3 Pharaon 3 Không lâu sau thông tin gây rung động nhân loại – mộ của vị vua trẻ nhất Ai Cập được tìm thấy – thế giới lại sửng sốt thêm lần nữa khi biết tin “mạnh thường quân” Carnarvon đã qua đời. Nhà quý tộc này chết vì bị muỗi cắn. Kỳ lạ và quái đản thay, sau khi ông mất, người ta đã tiến hành kiểm tra xác ướp của Tutankhamun và bàng hoàng phát hiện, vết muỗi cắn trên mặt Carnavon có vị trí tương tự với vị trí vết thương trên mặt Pharaon Tutankhamun.

Chưa hết, vào chính cái ngày Carnarvon mất, cả thành phố Cairo, Ai Cập bỗng dưng tắt điện. Trong lúc ấy, ở xứ sở sương mù London, con chó của Lord Carnarvon không ngừng tru lên nhiều tiếng rồi tắt thở. Hàng loạt sự kiện lạ lùng liên tiếp xảy ra, khiến một số người mê tín cho rằng : “Đó là lời nguyền của Pharaon”.

Sau đấy, người trợ lý của Carnarvon cũng chết đầy bí ẩn. Bố anh ta thì nhảy lầu tự vẫn. Ngay cả George Gould – một người bạn tốt của Carnarvon, người đã từng vào trong hầm mộ của Pharaon trẻ tuổi cũng đột nhiên sốt cao rồi qua đời. Và Reid – nhà khoa học Anh, người đã tiến hành kiểm tra để tìm ra nguyên nhân cái chết của vị vua trẻ cũng bất ngờ ra đi khi vừa quay về London và bắt đầu công việc phân tích, thu thập dữ liệu…

3 Pharaon 4Và còn nhiều những cái chết khác liên quan tới lời nguyền bí ẩn của Pharaon Ai Cập. Trải suốt bao năm, nhân loại vẫn cố kiếm tìm đáp án chính xác và giàu tính thuyết phục nhất cho câu chuyện này. Không ít những tranh cãi, những cuộc thảo luận đã diễn ra, chỉ để nhằm giải mã câu đố hãy còn vẹn nguyên sắc màu kỳ bí trải suốt ngàn đời: “Có hay không sự trừng phạt của Pharaon đối với những kẻ động chạm tới xác ướp, tới hầm mộ”?

Giải mã bí ẩn…

Theo một số tài liệu, có tới 22 nhà khảo cổ tham gia vào công cuộc nghiên cứu, khai quật, phát hiện ra các kim tự tháp Ai Cập đã mất mạng.

Vài năm gần đây, các nhà khoa học đã tìm ra một số manh mối để giải mã lời nguyền. Một số nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, trước chuyến hành trình đến Ai Cập, Carnarvon trên thực tế đã mắc một loại bệnh mãn tính. Căn bệnh này ngày càng phá hủy hệ miễn dịch trong cơ thể nhà quý tộc.

Còn theo National Geographic, Jennifer Wegner – một nhà Ai Cập học thuộc Bảo tàng ĐH Pennsylvania ở Philadelphia thì cho rằng, ngoài xác chết, trong hầm mộ của Pharaon Ai Cập còn có cả các loại thực phẩm, gồm thịt, rau và hoa quả. Những thứ ấy chắc hẳn đã thu hút đám côn trùng, vi khuẩn, mốc và những gì tương tự. 3 Pharaon 5Chúng hiện diện trong hầm mộ bị đóng kín suốt hàng ngàn năm và trở thành thứ mầm bệnh độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cũng cho thấy, một số xác ướp cổ đại có hiện tượng bị mốc. Aspergillus niger và Aspergillus flavus là những loại nấm mốc nguy hiểm được phát hiện. Chúng là “kẻ thù số một” với những người có hệ miễn dịch kém. Thậm chí, Aspergillus niger và Aspergillus flavus còn có thể gây phản ứng dị ứng nhiều cấp độ, từ sung huyết đến chảy máu phổi.

Khí ammoniac, formaldehyde và H2S còn được các nhà khoa học phát hiện ra trong quách kín. Đó là những chất độc có thể làm bỏng mắt mũi, khiến con người xuất hiện các triệu chứng như viêm phổi, thậm chí gây chết người nếu chúng ở nồng độ cao.

Ngoài ra, phân của những con dơi trong các hầm mộ đã khai quật cũng chứa những loại nấm độc hại. Chúng có thể là nguyên nhân gây bệnh về đường hô hấp như cúm, hoặc gây chết người trong trường hợp nghiêm trọng.

Tr Ai CapCũng có quan điểm cho rằng, trên tường vách của lối xuống hầm mộ tồn tại một lớp những thứ có sắc hồng phấn và màu xanh lục. Rất có thể đó là một lớp ánh sáng gây chết người. Nó sẽ phóng ra những vật chất khiến con người phải bỏ mạng.

Cũng có quan điểm cho rằng, những đồn đại về lời nguyền của Pharaon trên thực tế là tuyệt chiêu kích thích ngành du lịch Ai Cập phát triển. Bởi, điều nào càng huyền bí, càng thu hút được trí tò mò và ham muốn tìm hiểu của nhân loại.

Điều đáng lưu ý là Howard Carter – người đầu tiên khám phá ra lăng mộ của vị vua trẻ nhất Ai Cập lại không chịu chung số phận như những người khác. Sau khi hoàn thành công việc khai quật mộ vua Tutankhamun, ông vẫn sống bình an và mất vì bệnh ung thư ở tuổi 65. Ngay bản thân ông cũng không tin vào lời nguyền của Pharaon. Carter nhấn mạnh, cơ bản, truyền thống tôn giáo của người Ai Cập không cho phép sự tồn tại của lời nguyền như vậy, trái lại, họ hy vọng chúng ta sẽ dành cho người đã khuất những lời cầu chúc tốt đẹp…

HEO ‘THÀNH TINH’9 Chua Doi

BÁO OÁN CHỦ LÒ MỔ

Ít ai biết rằng đằng sau ngôi chùa Dơi còn có một khu nghĩa địa kỳ lạ chôn những chú heo được cho là đã … ‘thành tinh’. Những câu chuyện heo “thành tinh” báo oán chủ lò mổ khiến nhiều người sởn da gà.

Cũng như những du khách khác, khi vào chùa Mã Tộc, còn gọi là chùa Dơi, ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất miền Tây, tôi hòa mình vào dòng người đi thẳng ra vườn cây cổ thụ trong khuôn viên chùa để xem đàn dơi. Phải công nhận, khu vườn dơi vô cùng kỳ thú, với hàng nghìn con dơi khổng lồ treo lủng lẳng kín ngọn cây. Mặc gió thổi khiến cây cối nghiêng ngả, mặc tiếng cười nói rổn rảng bên dưới, đàn dơi vẫn ngủ ngon lành, lấy sức sau một đêm miệt mài kiếm ăn. Ngôi chùa này là ngôi nhà an toàn nhất của chúng.

Khói hương tạ tội vì cả gan giết heo “thành tinh”

Sau khi thăm thú đàn dơi, tôi ngồi nghỉ ở chái chính điện ngôi chùa. Trên bậc thềm, một người đàn bà ăn mặc thời trang và một người đàn ông đang xì xụp chuẩn bị mâm lễ rất lớn, gồm đủ tiền vàng, gà luộc ngậm hoa, đặc biệt là một con heo vàng mã to như thật. Xưa nay, tôi chỉ thấy người đời làm vàng mã hình nhân, ngựa, rồng, xe cộ, máy bay, tên lửa… chứ tôi chưa từng thấy làm vàng mã bằng heo.

Tò mò, tôi theo người đàn ông và người đàn bà đi vòng ra phía sau chính điện chùa Mã Tộc. Họ đặt mâm lễ trước một ngôi mộ. Tôi thực sự bất ngờ, khi sau ngôi chùa không phải là bảo tháp cất xá lị của các sư trụ trì như thường lệ, mà là những ngôi mộ được xây cất theo hàng lối, có cả bia. Nhưng kỳ cục hơn, trên mỗi bia mộ vẽ hình một chú heo rất béo tốt, đẹp mắt, da trắng hồng. Có ngôi mộ ghi “Bà Hợi”, “Ông Hợi”, “Năm Hợi”…

Khi người phụ nữ khấn vái xì xụp một hồi, thì sai người đàn ông hóa vàng. Tôi rảo bước đi theo để bắt chuyện tìm hiểu. Anh này cởi mở cho biết: Anh là em chồng của người đàn bà kia. 9 Heo 5 mong 1Vợ chồng anh trai của anh vốn là chủ một lò mổ lớn nhất nhì thành phố Sóc Trăng. Mỗi ngày, lò mổ của vợ chồng anh trai hóa kiếp hàng chục chú heo. Vợ chồng anh ta là người Kinh, từ Bắc di cư vào, lại vốn vô thần vô thánh, nên chẳng quan tâm đến chuyện heo năm móng hay ba giò như đồng bào Khmer ở đây thường kể. Lò mổ của anh này có 7 thợ, mổ heo từ ba giờ sáng, đến năm giờ thì thịt đã ra thịt, xương ra xương để các lái buôn đến chở đi. Thông thường, anh ta cắt đặt công việc từ chiều hôm trước cho trưởng nhóm mổ, nhóm thợ cứ tự động làm. 5 giờ sáng, vợ chồng anh ta mới phóng xe đến để kiểm soát đầu ra, phân phối cho các đại lý đến lấy hàng.

Thế nhưng, hôm đó, vợ chồng anh này đến mà chưa con heo nào được mổ. Đám công nhân ngồi hút thuốc lào, uống nước chè chờ vợ chồng ông chủ tới. Anh này hỏi lí do, thì hai thợ mổ là người Khmer bảo rằng, có hai con heo đã… “thành tinh”, là do con người… hóa kiếp thành heo, nên không dám mổ. Hóa ra, trong đàn heo chuẩn bị mổ có hai con heo mà đồng bào ở đây gọi là heo năm móng và ba giò. Mấy thợ mổ người Kinh thì không hiểu gì, nhưng riêng hai thợ mổ người Khmer quê ở huyện Vĩnh Châu thì rất sợ hãi. Hai anh này còn đốt nhang cắm ngay cửa chuồng heo rồi khấn lấy khấn để. Nhìn cảnh ấy, đám thợ còn lại cũng hãi, không dám mổ heo, thống nhất chờ ông bà chủ đến giải quyết.

9 Heo 5 mong 2Quá tức giân, anh này đã sai thợ mổ mang chày cho mình. Rồi anh kêu nhóm thợ kéo lần lượt hai con heo mà thợ mổ của anh sợ hãi lên bàn mổ. Anh này vốn là thợ mổ lâu năm, nên mổ heo rất thuần thục. Mặc cho người vợ can ngăn, anh vung chày đập bốp một cái, chú heo há miệng quay đơ. Tay trái nắm tai, tay phải chích nhẹ, con dao bầu thấu cổ chú heo, máu xối ồ ạt ra chậu.

Chú heo “thành tinh” còn lại cũng chịu chung số phận. Để đám thợ không sợ hãi, anh trực tiếp cạo lông, rồi chỉ nhoáng nhoàng, thịt đã ra thịt, xương ra xương. Mổ xong, anh bảo : “Đây nhé, là heo chứ không phải là người nhé !”. Đám thợ còn lại thấy vía ông chủ thì chẳng sợ gì nữa, riêng hai anh thợ người Khmer thì mặt mũi tái nhợt, chân tay run lẩy bẩy.

Vụ mổ heo sẽ chỉ bình thường như vô vàn những lần mổ heo khác, nếu như không có sự kiện khủng khiếp diễn ra với ông chủ này. Ngay sáng đó, sau khi chọc tiết hai con heo năm móng và ba giò, trên đường chở vợ về nhà chiếc xe tải chạy ngược chiều đâm thẳng vào chiếc xe máy của vợ chồng anh ta, hất văng hai vợ chồng lên vỉa hè. Điều kỳ lạ là người vợ không hề xây xát, nhưng anh chồng thì bất tỉnh, máu me vương vãi khắp nơi. Cũng ngày hôm dó, đám thợ bỏ việc hết, không dám làm việc ở lò mổ này nữa.

Lò mổ đóng cửa từ đó, ông chủ nằm viện suốt hai năm trời, tiêu tốn bạc tỷ mới đi cà nhắc được. Chuyện xảy ra đã bảy năm nhưng vợ chồng chủ lò mổ vẫn còn hãi hùng. Từ đó đến nay, cứ vào ngày rằm, chị vợ lại chuẩn bị lễ lạt, hương khói ở nghĩa địa heo trong chùa Mã Tộc. Chị đã nhờ nhà chùa rước “linh hồn” hai chú heo “thành tinh” mà chồng chị sát hại về ngôi chùa này để thờ cúng, khói hương, mong “linh hồn” hai chú heo tha thứ.

Những câu chuyện rùng rợn về “heo thiêng trả thù”

Nghe xong câu chuyện kinh hãi về ông chủ lò mổ bị heo “thành tinh” báo oán, tôi vào chánh điện tìm gặp sư trụ trì. Tuy nhiên, bữa đó, Thượng tọa Kim Rêne, trụ trì chùa Mã Tộc đi vắng, chỉ có sư phó Tú Linh ở chùa tiếp khách. Sư phó Tú Linh bảo rằng, những chuyện đồn đại sợ hãi về những chú heo năm móng, ba giò có rất nhiều.

9 Heo 5 mong 4Chuyện này bắt đầu bởi một quan niệm mang tính chất tâm linh của người Khmer về những con heo quái thai. Người Khmer tin rằng những con heo có năm móng (năm móng chân, thay vì bốn móng như thông thường – PV) hoặc ba giò (một chân móng đen, một chân móng trắng gọi là heo ba giò – PV) chính là cố tinh của người. Người ta còn đồn rằng, nếu gia đình nào nuôi phải thì sẽ gặp chuyện lục đục chẳng lành, còn nếu giết heo thì người giết heo, thậm chí cả nhà đó sẽ phải đền mạng. Nhà nào có heo này, muốn bán cũng không có ai mua, cho không ai dám lấy, cứ phải nuôi đến khi nó chết, đem mai táng cẩn thận, thì may ra mới thoát nạn.

Sư phó Tú Linh kể, ngay tại ngôi làng Mahatup, cạnh chùa Mã Tộc, cách đây 10 năm, có một người đàn ông đang ngồi câu, thấy một con heo vừa to vừa béo thủng thẳng tiến lại gần. Chân con heo này đeo một chiếc vòng bạc. Nhìn qua ông này biết con heo là loài quái thai năm móng, được gia chủ đóng cho chiếc vòng bạc, rồi thả rông. Nó cứ lang thang “xin ăn” khắp nơi.

Vốn vô thần vô thánh, lại đang lúc túng đói, ông ta liền dắt heo về chọc tiết. Ăn không hết, ông ta đem ra bán ngoài chợ. Không ai biết đấy là thịt heo năm móng, nhưng chẳng hiểu sao cả buổi chợ hôm đó, không ai tiến lại chỗ ông ta hỏi mua thịt heo. Ngay đêm hôm đó, ông tự dưng bần thần, đôi mắt từ đờ đẫn chuyển sang dại, rồi điên khùng luôn. Vợ chồng, con cái sinh ra lục đục, đánh nhau chí chóe. Ông này điên khùng một thời gian thì lăn ra chết. Sau vụ ấy, người dân trong làng nhìn thấy heo năm móng hoặc ba giò đi dọc đường là kính cẩn chắp tay hành lễ.

9 Heo 5 mong 3Bà cụ là phật tử quét dọn trong chùa Mã Tộc cũng kể lại một chuyện không kém phần kinh hoàng. Cách đây 7 năm, một ông chủ lò mổ chở đến chùa xác một con heo vừa bị chọc tiết, máu vẫn còn chảy ròng ròng. Ông chủ lò mổ này cùng gia đình vừa khóc vừa lạy, mong nhà chùa hóa giải kiếp nạn vì lỡ mua và giết một con heo 5 móng.

Số là đám thợ mổ của ông không để ý, đến khi chọc tiết, làm lông mới nhìn đến móng chân nó, và đếm thấy có năm móng chứ không phải là bốn móng như thông thường. Nhà chùa lúc đó cũng làm lễ hóa giải. Ông này cũng xây mồ chôn heo tử tế, nhưng rồi ông ta cũng không thoát được sự báo oán của con heo “thành tinh” này. Hiện ông ta bị tâm thần, suốt ngày lang thang ở thành phố Sóc Trăng.

Còn vô vàn chuyện liên quan đến heo năm móng, ba giò báo oán hại người. Có thể những câu chuyện họ kể là thêu dệt, suy diễn, nhưng có một thực tế mà ai cũng lấy làm lạ, đó là người Khmer vùng Sóc Trăng coi loài vật này như ma quỷ hiện hình

TAMTHUC

Comment