No icon

ngam-ruou-ba-kich-tim-dung-cach

Ngâm rượu ba kích tím đúng cách

Chúng ta không lạ gì với tác dụng từ cây ba kích tím, đây là một sản vật vô cùng quý hiếm mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta

Trong dân gian ba kích còn được gọi là dây ruột gà vì hình dáng bên ngoài của nó giống ruột gà các bạn ạ, tên khoa học của ba kích là Radix Morindae. Đây là loại thảo dược mà nhiều người đã coi là thần dược, những người đã sử dụng qua đều đánh giá rất cao loài cây này.

Tác dụng của ba kích thì ai cũng biết nhưng chỉ là nghe qua lời kể hoặc giới thiệu, hôm nay tôi xin chia sẻ chi tiết về tác dụng của ba kích đến các bạn.

ba kích rừng

Chúng ta có thể tìm thấy cây ba kích này ở vùng núi phia bắc hoặc hiện nay đã có những dự án trồng cây ruột gà này ở một số nơi có chất đất phù hợp. Nhưng ba kích trồng cũng không bằng giống ba kích đào được ở trong rừng vì nó mọc tự nhiên nên rất tốt cho sức khỏe của chúng ta.

ba kích tím

Đây là giống ba kích rừng rất quý hiếm mà người dân vào rừng đào được

Tác dụng của củ ba kích (dây ruột gà)

Với nam giới

+Trị liệt dương [âm nuy bất khởi] (Bản Kinh).
+Trị đầu diện du phong, bụng dưới đau xuống âm hộ (Biệt Lục).
+Trị các chứng phong, thủy thũng (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+Trị ngũ lao, thất thương, phong khí, cước khí, thủy thũng (Bản Thảo Bị Yếu).
+Trị nam giới bị mộng tinh, Di tinh, đầu mặt bị trúng phong (Dược Tính Luận).
+Trị cước khí (Bản Thảo Cương Mục).
+Trị ho suyễn, chóng mặt, tiêu chảy, ăn ít (Bản Thảo Cầu Nguyên).
+Trị liệt dương, bụng dưới lạnh đau, tiểu không tự chủ, tử cung lạnh, phong hàn thấp,lưng gối đau (Trung Dược Đại Từ Điển).
+Trị liệt dương, Di tinh, không thụ thai do tử cung lạnh, kinh nguyệt không đều, bụng dưới lạnh đau, phong thấp đau nhức, gân xương mềm yếu (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
+Trị thận hư, lưng gối mỏi, tê bại, phong thấp đau nhức, thần kinh suy nhược, liệt dương, Di tinh, tảo tinh, tiết tinh, lãnh cảm, mất ngủ (Thường Dụng Trung Thảo Dược Thủ Sách – Quảng Châu).
-Liều dùng: 6-12g dạng thuốc thang. Có thể ngâm rượu hoặc nấu thành cao, làm thành hoàn, tán…

Với phụ nữ

Rất tốt với phụ nữ kinh nguyệt chậm, kinh nguyệt không đều, bế kinh đâu lưng, mỏi gối….

Mời các bạn xem video giới thiệu về củ ba kích

Ba kích có hai loại là ba kích tím và ba kích trắng nói chung là công dụng tương đương nhau tuy nhiên về mặt cảm quan thì ba kích tím nhìn đẹp hơn vì khi ngâm ra màu rượu tím ngắt, còn ba kích trắng thì màu rượu ngả vảng

củ ba kích

Cách chế biến và ngâm rượu ba kích

Ba kích có thể ngâm tươi hoặc các bạn phơi khô

Theo kinh nghiệm ngâm rượu gia truyền nhiều năm thì với ba kích tím hoặc ba kích trắng các bạn nên ngâm tươi vì mùi vị của nó rất thơm và ngon. Bạn uống rượu ba kích bạn sẽ thấy nó khác biệt hoàn toàn với những mùi vị bạn đã từng gặp.

Theo tôi bạn không phải cắt thêm bất cứ loại thuốc nào cả bạn chỉ cần ngâm mình ba kích là đủ.

Các sơ chế ba kích:

Củ ba kích bạn rửa sạch đất và phơi nắng cho héo sau đó bạn tước bỏ phần lõi đi, lõi giống như sơ sắn vậy, bạn phải bỏ lõi đi nhé vì nó không tốt cho sức khỏe. Khi đó bạn sẽ tước được thành sợi và việc tước rất dễ dàng

Nếu bạn tước tươi thì nó sẽ vụn và khá khó tước, tất nhiên bạn làm càng tươi càng tốt tùy sự lựa chọn của bạn nhé.

Các bạn nên chuẩn bị rượu trên 40 độ, vì là ngâm rượu nên nếu là rượu nhẹ thì khi ngâm vài tháng nó sẽ rất nhẹ, uống sẽ không ngon

Bạn cứ tính 1kg ba kích bạn ngâm 5 lít rượu là vừa đủ, ngâm càng lâu càng tốt nhưng sau 3 tháng là bạn có thể sử dụng được

Cách sắc thành trà uống cho phụ nữ (vì nhiều người không uống được rượu)

Bạn cũng sơ chế như trên nhé, hãy nhớ là phải bỏ đi phần sơ ở lõi nhé

Bạn dùng 8 đến 16 gam ba kích sắc như sắc thuốc và uống hằng ngày nhé, vì số lượng mỗi lần sắc ít nên bạn hãy phơi khô ba kích để bảo quả cho an toàn nhé

Mời bạn xem cách sơ chế ba kích tím qua video thực hiện bởi kỹ sư nông nghiêp Ngọc Hoa

Video hướng dẫn cách bảo quản ba kích tím khi vận chuyển đi xa trong nhiều ngày




Đường dây nóng tư vấn miễn phí khi ngâm rượu ba kích
Gặp Mrs Hoa
Mobile: 0962.300.065
Facebook: https://www.facebook.com/ngochoavn

TAMTHUC

Comment