tuyet-doi-khong-tang-nguoi-om-nho-neu-khong-benh-nhan-benh-nang-hon-hoac-tham-chi-la-tu-vong
Tuyệt đối không tặng người ốm “nho” nếu không bệnh nhân bệnh nặng hơn hoặc thậm chí là tử vong
- bởi map --
- 25/03/2017
Tin rằng nho nhiều vitamin và dưỡng chất, nhiều người mua để cho người bệnh ăn bồi dưỡng. Sự thật sẽ khiến bạn giật mình vì các thành phần trong nho ngăn cản quá trình chuyển hóa thuốc, vô hiệu tác dụng của làm thuốc đồng thời còn hình thành các độc hại cho cơ thể.
Các nghiên cứu đã cho thấy trong nho có nhiều chất ngăn cản thuốc thực hiện công việc của chúng. Ví dụ như chất furanocoumarins khiến các enzyme trong ruột không thể chuyển hóa thuốc, làm cho hoạt chất của thuốc không đi vào cơ thể theo cách cần phải diễn ra. Vấn đề nghiêm trọng hơn là tác dụng này có thể kéo dài đến 24 tiếng đồng hồ.
Khi thuốc không được phân giải có thể tích tụ lại trong cơ thể, gây độc. Sự tương tác của các thành phần trong nho và thuốc có thể dẫn đến mức độ khó lường và nguy hiểm đối với một số loại thuốc quan trọng. Đó có thể là: suy thận cấp tính, suy chức năng hô hấp, chảy máu dạ dày, ức chế sinh tủy xương và thậm chí có trường hợp còn bị chết đột ngột do ngộ độc thuốc.
Vấn đề nhiễm độc của nho khi tương tác với thuốc có thể xuất phát từ việc uống nước ép nho hoặc ăn bất cứ thành phần nào trong quả nho (vỏ, cùi, hạt).
Đến nay, ước tính có khoảng 83 thuốc bị tương tác bởi nho và trong số đó có khoảng 43 thuốc gây ra tương tác cực kỳ hệ trọng. Điển hình là các nhóm thuốc sau:
Nhóm thuốc trị tăng huyết áp
Bao gồm các thuốc chẹn kênh calci như nifedipin, verapamin trị tăng huyết áp và làm chậm nhịp tim ở những người nhịp tim nhanh. Nhưng khi dùng chung với nho, sẽ tăng liều thuốc dẫn đến khó kiểm soát được huyết áp. Nó có thể làm tăng nồng độ thuốc từ 40-100% so với khi uống bằng nước thường.
Nhóm thuốc hạ mỡ máu
Đây là các thuốc dành cho người béo phì, tăng huyết áp, gan nhiễm mỡ. Hai trong số các thuốc bị ảnh hưởng mạnh đó là simvastatin, lovastatin. Nho làm tăng tích tồn thuốc trong cơ thể lên đến 1200-1500%. Điều đó có nghĩa chúng gây ra nguy cơ nhiễm độc rất cao.
Nhóm thuốc an thần
Đó là các thuốc buspiron, carbamazepin, diazepam có tác dụng giải lo, dễ ngủ. Nho có thể làm tăng nồng độ của thuốc lên đến 200% gây ra ngu gật suốt ngày hôm sau, dễ gây ra tai nạn khi điều khiển phương tiện giao thông, tai nạn xây dựng nếu làm việc trên cao và tai nạn lao động nếu làm việc dây chuyền.
Nhóm thuốc chống hen
Thuốc trị hen loại theo phillin bị giảm hấp thu khi dùng với nước nho. Điều này là hết sức nguy hiểm vì không đủ liều nên người bệnh không dứt được cơn khó thở và triệu chứng của bệnh có thể trở nên trầm trọng.
Phòng tránh như nào?
Các chuyên gia y tế khuyến cáo không dùng nước ép nho để uống các loại thuốc này. Nước nho là thứ nước gây ra nhiều tương tác nhất. Thứ nước an toàn nhất để uống thuốc đó là nước tinh khiết hay là nước đun sôi để nguội.
Cũng tương tự như vậy, bạn cũng không được ăn nho hoặc bất cứ chế phẩm nào của nho trước và sau khi uống thuốc. Thời gian khuyến cáo là ít nhất 2 ngày trước và sau khi uống thuốc. Thời gian này mới đủ cho cơ thể thải bỏ hết các chất trong nho.
Theo DKN
___________________________
GP TTTĐTH: 3362/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp
Comment