No icon

ty-huu-con-vat-may-man-trong-phong-thuy

Tỳ hưu con vật may mắn trong phong thủy

Tỳ Hưu có thể làm cho vận mệnh các thành viên trong gia đình chuyển biến tốt, vận mệnh tốt được nâng cao, đuổi tà khí đi và có tác dụng trấn nhà. Tỳ Hưu khi đặt, đầu Tỳ Hưu phải hướng ra cửa chính,hoặc hướng ra cửa sổ để chiêu tài khí bốn phương.Theo kinh nghiệm hàng ngàn năm của các đại sư phong thủy Trung quốc, Tỳ Hưu là một loại mãnh thú hung mãnh, nhưng lại là một loại mãnh thú mang ý nghĩa tốt lành. Đặc biệt là Tỳ Hưu không có hậu môn, nghĩa là chỉ có “ăn” mà không có “nhả”.

 

Chất liệu tạo hình con Tỳ Hưu này rất nhiều: làm bằng gỗ, làm bằng đá, làm bằng ngọc, làm bằng sứ, làm bằng đồng….Về hình dáng Tỳ Hưu hiện đang lưu hành từ trước đến nay, vẫn là loại Tỳ Hưu trên đầu có một cái sừng, có bờm, có một số con có hai cánh, lông đuôi có tua. Tỳ Hưu còn có tên gọi khác là Thiên Lộc.

Về tác dụng của Tỳ Hưu trong Phong thủy thì có nhiều tác dụng :

1. Tỳ Hưu còn có tác dụng trấn nhà để tránh tà khí, ta đặt Tỳ Hưu  ở các hướng tốt trong nhà như: Sanh khí, Thiên y, Diên niên, Phục vị. Nhất là hướng “sanh khí”, thì Tỳ Hưu có thể làm cho vận mệnh các thành viên trong gia đình chuyển biến tốt, vận mệnh tốt được nâng cao, đuổi tà khí đi và có tác dụng trấn nhà, vì vậy Tỳ Hưu đã trở thành thần bảo vệ cho gia đình, bảo vệ sự bình yên cho ngôi nhà của ta.

2. Tỳ Hưu còn có tác dụng mang lại điều tốt lành: như màu đen,đỏ, vàng đem lại chiêu tài phát lộc, màu trắng bảo trợ sức khỏe,màu xanh đem đến may mắn  thuận lợi trong con đường công danh, sự nghiệp.

3. Tỳ Hưu còn có tác dụng hóa giải “Ngũ hoàng đại sát”. Ngũ hoàng đại sát là một sát tinh trong phong thủy, khi nó vào nhà thì tác dụng của nó thật vô cùng đáng sợ: mang đến những điều bất lợi cho những thành viên trong gia đình về sức khỏe và tài vận.

Nếu ở phương vị ngũ hoàng đại sát bay đến, ta đặt hai con Tỳ Hưu phía sau cửa chính, đầu Tỳ Hưu hướng về phía trước, thì có thể hóa giải sát khí của ngũ hoàng đại sát.

Tỳ Hưu khi đặt, đầu Tỳ Hưu phải hướng ra cửa chính,hoặc hướng ra cửa sổ để chiêu tài khí bốn phương.

Tỳ Hưu có rất nhiều hình tượng: 

Tỳ Hưu đầu như Kỳ Lân, có một sừng, thân của gấu, lại như của hổ báo, có cánh trên lưng. Tỳ Hưu là giống cực kì hung dữ, chuyên cắn hút tinh huyết của các loài yêu quái ma quỷ nên còn gọi là con Tịch Tà. Tỳ Hưu xa xưa vốn gốc là con gấu được thần kỳ hóa, các tướng võ oai dũng được gọi là Tỳ Hưu.

– Tỳ Hưu không chỉ hút tinh huyết ma quái, mà còn chuyên hút vàng bạc, báu vật trong trời đất, bởi thế về sau Tỳ Hưu lại là con vật giữ Tài lộc. Khi đó Tỳ Hưu có các đặc điểm: miệng to, ngực to, mông to, nhưng không có hậu môn (để chỉ hút của cải vào mà không làm mất đi cái gì). Tỳ Hưu từ đời Đường ngực mông càng to nữa.

– Tỳ Hưu nếu có hai sừng thì gọi là Thiên Lộc, thu giữ của cải cho gia chủ, nếu một sừng là giống Tịch Tà, chống lại ma quỷ bảo vệ gia chủ. Nếu có hai con thì con đực gọi là Tỳ, con cái là Hưu.

Ở Trung Quốc, nổi tiếng nhất là con Tỳ Hưu bằng ngọc trên Đức Thắng Môn tại Bắc Kinh. Theo truyền thuyết, vì con Tỳ Hưu quay miệng ra Sơn Hải quan, nên người Mãn đánh mãi nhà Minh không được. Đến khi người Mãn lập mưu hiểm, xui vua Sùng Trinh quay đầu Tỳ Hưu về nam, thì Sơn Hải quan mới vỡ, nhà Minh mất nước. Nhà Thanh sùng kính con Tỳ Hưu đó, bắt dân gian không ai được giữ Tỳ Hưu.

-Giờ thì ai đi du lịch TQ cũng đều có thể mua Tỳ Hưu đeo cổ, bày trong nhà. Muốn bày Tỳ Hưu lấy lộc phải để Tỳ Hưu ngoài trời cho hưởng tinh khí thật lâu, khi bày thì miệng quay ra cửa, và gia chủ không bao giờ được để tay vào miệng Tỳ hưu, vì e nó hút hết tài lộc của chính mình; ngược lại, khách nào mà sơ ý để tay vào miệng con Tỳ hưu đó, thì sẽ mất hết lộc.

Tương truyền, thời vua Minh Thái Tổ khi lập nghiệp gặp lúc ngân khố cạn kiệt, vua rất lo lắng. Trong giấc mơ vàng, vua thấy có con vật đầu lân mình to, chân to lại có sừng trên đầu xuất hiện ở khu vực phía trước cung điện nuốt nhanh những thỏi vàng ròng sáng chói mang vào trong cung vua.

Theo thầy phong thủy tính toán, khu vực xuất hiện con vật ấy là cung tài và đất ấy là đất linh, như vậy, theo đó giấc mơ đã ứng với việc trời đất muốn giúp nhà vua lập nghiệp lớn. Sau đó vua Minh Thái Tổ cho xây một cổng thành to trên trục Bắc Nam, đường dẫn vào Tử Cấm thành, ngay tại cung tài ấy.

Con linh vật ấy có mặt giống con lân đực nhưng lại có râu, mình to, mông to như mông bò, đuôi dài, có chùm lông đuôi rậm. Con vật này không ăn thức ăn bình thường mà chỉ ăn vàng, bạc, đặc biệt nó không có hậu môn, do vậy vàng bạc nó ăn vào không bị thoát đi đâu, cho dù no căng bụng.

Sau khi có linh vật ấy, ngân khố nhà Minh ngày càng đầy. Sau đó, vua cho tạc tượng con linh vật trên bằng ngọc phỉ thúy và đặt trên lầu cao của khu “Tài môn”. Từ đấy, nhà Minh ngày càng mở rộng địa giới và trở thành triều đại giàu có.

Tỳ Hưu Tiêu Ngọc, loại màu xanh gân huyết rất đẹp, giá cả lại rất vừa túi tiền

 

 

Khi nhà Mãn Thanh lên ngôi vua, họ vẫn rất tin vào sự mầu nhiệm của con vật linh kia và đặt tên cho nó là con Kỳ Hưu hay cũng gọi là Tỳ Hưu. Nhà Thanh cho tạc nhiều tượng con Tỳ Hưu đặt tại cung vua và hoàng hậu. Các cung công chúa, hoàng tử đều không được đặt con Tỳ Hưu. Các quan càng không được dùng cho nhà mình, bởi quan không được giàu hơn vua.

Thời ấy, ai dùng thứ gì giống vua dùng là phạm thượng. Nhưng với sự linh nghiệm của con vật này khiến các quan lại lén lút tạc tượng con Tỳ Hưu đặt trong phòng kín, ngay cung tài nhà mình để “dẫn tiền vào nhà”.

Muốn tạc tượng phải gọi thợ điêu khắc và thế là thợ điêu khắc cũng tự tạc cho mình một con để trong buồng kín, cầu tài. Cứ thế, các đời sau, con, cháu thợ khắc ngọc cũng biết sự linh nghiệm ấy mà tạc tượng Tỳ Hưu để trong nhà, cầu may.

Tại sao Tỳ Hưu tạc bằng các loại đá quý tự nhiên thì mới linh? Người Trung Quốc quan niệm rằng chữ Vương có một dấu chấm (.) thành chữ Ngọc, nghĩa là ai dùng ngọc là người vương giả, giàu sang. Do vậy phải tạc bằng ngọc quý thì mới linh nghiệm mà ngọc tự nhiên thì mới quý.

Cặp Tỳ Hưu Bạch Ngọc, loại Tỳ Hưu mà Vua Càn Long từng sử dụng

Chuyện Tỳ Hưu với Hoà Thân

Thiếu thời nhà Hòa Thân rất nghèo, nghèo đến nỗi không có đủ 10 lượng bạc nộp cho quan để xin nhận lại chức quan nhỏ của cha truyền lại. Nhờ ông Liêm (sau này là cha vợ) cho 10 lạng bạc mà Hòa Thân có cơ hội bước vào quan trường.

Thời vua Càn Long, Hòa Thân là nhân vật “dưới một người trên triệu triệu người” (Trong phim “Tể Tướng lưng gù hoặc Lưu gù (Lưu Dung)” chúng ta đã biết về nhân vật Hòa Thân). Ngân khố nhà vua ngày càng vơi mà nhà Hòa Thân ngày càng giàu với câu nói nổi tiếng “Những gì nhà vua có thì Hoà Thân có, còn những gì Hoà Thân có thì vua chưa chắc đã có”.

Đến khi Hòa Thân bị giết quan quân đã tá hỏa khi thấy tài sản Hòa Thân bị tịch thu nhiều gấp 10 lần ngân khố nhà vua đang có.

Hòa Thân có 2 vật trấn trạch được cất giấu trong hòn giả sơn trước nhà đó là con Tỳ Hưu và chữ Phúc do chính vua Khang Hy viết tặng bà nội, nhân ngày mừng thượng thọ. Khi đập vỡ hòn giả sơn, các quan mới phát hiện trong núi đá ấy có con Tỳ Hưu, mà con Tỳ Hưu của Hòa Thân to hơn Tỳ Hưu của vua.

Ngọc để tạc con Tỳ Hưu của Hoà Thân là NGỌC PHỈ THÚY xanh lý mát rượi, trong khi vua chỉ dám tạc bằng BẠCH NGỌC. Bụng và mông con Tỳ Hưu của Hòa Thân to hơn bụng, mông con Tỳ Hưu của vua và như thế khiến Hòa Thân nhiều vàng bạc hơn vua.

Sau khi tịch thu con Tỳ Hưu, nhà vua không thể tịch thu chữ “Phúc” kia được bởi chữ Phúc đã được gắn chết vào đá hồng ngọc; nếu đập đá ra lấy chữ thì đá sẽ vỡ, như thế thì phúc tan. Mà chữ thì do vua Khang Hy viết nên không ai dám phạm thượng. Thế là đành để “Phúc” lại cho nhà Hòa Thân, có lẽ vì thế nên dù phạm nhiều tội tày đình nhưng Hòa Thân chỉ chết một mình, thay vì phải bị tru di tam tộc.

Và ngày nay sự linh nghiệm của Tỳ Hưu vẫn hiện hữu trong nhân gian, vẫn mang lại nhiều may mắn về tài lộc, sức khỏe, công danh cho người sử dụngtheo từng màu sắc của Tỳ Hưu. Đặc biệt là khi sử dụng đúng Tỳ Hưu thỉnh từ Bắc Kinh, được chế tác từ các loại ĐÁ QUÝ TỰ NHIÊN, kể cả Tỳ Hưu được chế tác từ NGỌC PHỈ THÚY quý hiếm (mà chỉ có Vua, Quan ngày xưa mới được sở hữu), đã được thông qua các thủ tục phong thủy cần thiết… Và được ngành chủ quản tại Bắc Kinh cấp phép lưu hành.

TAMTHUC

Comment