tim-hieu-ve-thuat-ngu-trong-phong-thuy
Tìm Hiểu Về Thuật Ngữ Trong Phong Thuỷ
- bởi map --
- 03/09/2013
Tìm Hiểu Về Thuật Ngữ Trong Phong Thuỷ
Bài 1 : Thuật ngữ là gì ?
Chúng ta hẳn ai cũng rõ, trong bất cứ ngành, nghề, môn học, hay trong lãnh vực giải trí vui chơi, hay trong những trường đua ngựa đua xe, trong một bàn Cờ đang tranh tài cao thấp … …tất cả đều có không ít thì nhiều những “tiếng lóng ” riêng, những tiếng nầy không được hiểu theo nghĩa thông thường, gọi nôm na là nghĩa đen mà phải hiểu với một ý nghĩa đặc biệt … những từ ngữ đặc biệt nầy được gọi là “thuật ngữ “.
Trong bàn Cờ, nghe một thuật ngữ là biết Bàn Cờ đó là Cờ gì, đang diễn tiến như thế nào … Nghe bạn nói một câu như ” Quân thần khánh hội ” là biết bạn đang học Tử Vi, hay nghe ” đến Thiên Tài, Chính tài, kiếp tài là biết bạn đang luyện Tử Bình …những tiếng đặc biệt đó gọi chung là THUẬT NGỮ . . Bốc Dịch cũng vậy. Phong Thuỷ cũng vậy . Mỗi môn đều có những thuật ngữ riêng, và hôm nay HH sẽ cùng các bạn tìm hiểu về ý nghĩa, về trạng thái , hay những nét đặc biệt của những thuật ngữ rất thường gặp trong Phong thuỷ.
Trước hết, học về Phong thuỷ thì chúng ta phải có một khái niệm :
Phong thuỷ là gì ?
Bây giờ chúng ta thử nhìn từ cách giải thích thuật ngữ Phong thuỷ của Quách Phác đời Tấn trong Táng Kinh “ xem sao ?
* Táng là chôn, là đón sinh khí. Khí gặp Phong (gió) tất phải tán, gặp nước ngăn lại tất sẽ dưỡng. Vì vậy gọi là Phong thuỷ”. Từ đó,chúng ta có thể hiểu rằng trước đây thuật Phong thuỷ chủ yếu ở việc nghiên cứu sự vận hành của các dòng nước chảy : sông, suối , thác, hồ … và nhận định sự chuyển dịch của gió trong việc xây dựng nhà ở cho người sống hay mộ phần cho người chết .
Khái niệm về môn PHONG THUỶ từ trước đến nay luôn được hiểu một cách mơ hồ và đôi khi mang màu sắc thần bí . Theo nghĩa đen thì Phong là gió, Thuỷ là nước, phong thuỷ tức là tìm hiểu về Nước và Gió của một địa phương, lớn thì một nước, một tình, một thành phố …nhỏ thì một nhà một căn phòng … dựa vào một yếu tố vô hình là gió và một hữu hình là nước để tìm hiểu hình thể của địa hình mà phán đoán, hay tìm ra thế đất tốt cho người sống hay một âm phần cho người chết .
Cách diễn đạt nầy chưa hẳn là sai nhưng chưa được hoàn chỉnh và đầy đủ.
Tuy nhiên càng về sau con người càng nhận biết được nhiều quy luật tưởng chừng như riêng rẽ nhưng thật sự kết hợp rất chặt chẻ theo một quy luật của ” ngũ hành & âm dương- Hình Khí ” và chúng tương tác với nhau giữa địa hình tự nhiên, hoàn cảnh xã hội với môi trường sinh sống của một con người, nên con người tiếp tục tìm hiểu và phát triển luật Tam Tài : Thiên Nhân Địa , tiếp tục phát triển thuật phong thuỷ trong việc kiến thiết,xây dựng nhà cửa, công sở , thành phố , đô thị ..
…Khi hiểu được bản chất của những sự tương tác và vận động của “Khí” và Nước thì sẽ hiểu được bản chất và ảnh hưởng của Phong thuỷ, đồng thời có thể xét đoán được tính hợp lý của những lý thuyết phong thuỷ khác nhau.
Khí tạo ra hình, hình quy định sự vận động của khí. Ví dụ khí hành Kim thì vật hình dạng tròn, khí hành Mộc thì vật dài, khí hành Thổ thì vật vuông, khí hành Hoả thì sắc nhọn, khí hành Thuỷ thì hình dáng uốn lượn mềm mại. Khí thanh thì hình thuần khiết mà đẹp, khí tạp thì hình thô lậu, vụn vặt, thiếu cân đối. Khí thanh mà hài hoà thì con người sáng suốt khí trực thì tính cách nóng vội, cực đoan dễ sai lầm dẫn đến hao người, tốn của.
Tìm hiểu sơ lược về nguồn gốc bộ môn Phong Thuỷ :
Học thuật Phong thuỷ xuất phát từ Trung Hoa, và là một trong nhiều bộ môn có tên là ” khoa học huyền bí ” .bản thân nó đã được hình thành và qua sự trải nghiệm của con người trong cuộc sống ban sơ với môi trường thiên nhiên hoang dã, nhờ được hữu dụng và thực dụng nên mới được trường tồn đến ngày hôm nay ..Thế nên đây là kết quả của biết bao đời, bao thế hệ và biết bao công sức đóng góp giữ gìn của rất nhiều tiền nhân nhưng đáng kể và nổi bật nhất, chuyên về học thuật Phong thuỷ là các Tổ sư :
1/ Quách Phác: sống vào đời Tấn, để lại cho đời rất nhiều sách, trong đó Táng Thư là quyển sách rất quan trọng về học thuật Phong thuỷ vì vậy đời sau suy tôn Quách Phác là Tổ sư môn học .
2/ Đến đời nhà Đường có Dương Quân Tùngvà Tăng Cầu Kỷ đã để lại cho đời rất nhiều sách PT hay như : Thanh Nang kinh,Thanh Nang Tự, Thanh Nang Áo Ngữ, Thiên Ngọc Kinh, Hám Long Kinh.
3/ sau nầy người được kế thừa học thuật của Dương Tùng và Tăng Cầu Kỷ là Trần Đoàn sống vào thời sơ Tống TH….
( Theo Huyền Môn PT )
Riêng Việt Nam ta thì nổi bậc những vị sau đây :
1* Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
2* Hoàng Chiêm tự là Tả Ao đã để lại cho đời nhiều tác phẩm rất hay :
– Tả Ao Địa Lý Luận còn được gọi là Địa Đạo diễn ca .
– Thiên Nam Địa Giám Bảo Thư còn được gọi là Dã Đàm Tả Ao hay Tầm Long Gia truyền bảo Đàm .
– Tả Ao Bí Truyền Ngọc Thư còn được gọi là Gia truyền Bí Thư Đại Toàn .
– Tả Ao tiên sinh Địa Lý còn được gọi là Địa Lý vi sư pháp .
( theo Huyền môn )
Trong giai thoại sử VN ta có mẫu chuyện kể về Tả Ao Tiên sinh như sau : Lúc Tả Ao tiên sinh còn họcnghề ở Thầy mình, là một vị Phong thuỷ sư giang hồ người Trung Hoa, không tên tuổi Khi Thầy dạy cho Tả Ao hết sở trường của mình, ông đấp đất hình thế núi sông và chôn xuống 100 đồng tiền có lỗ ở giữa, đồng thời đưa Tả Ao 100 cây kim, bảo Tả Ao tìm và châm đúng lổ đồng tiền . Sau khi xem xét tình thế, Tả Ao châm kim đúng 99 lổ chỉ chệch đi một lổ .Vị Thầy thấy vậy ngữa mặt lên trời thốt lên : ” Nghề của ta đã sang Phương Nam mất rồi ..”
3* Đinh La Quý, người sống vào thế kỹ thứ 10, theo sử sách ông có công sửa lại cuộc đất ở làng Cổ Pháp mà trước đó đã bị Cao Biền trấn yểm cắt đứt long mạch .
4* Dương Tốn sống ở đời nhà Mạc ….Nói chung , lịch sử chỉ ghi lại những người đại biểu nhưng ngoài ra còn có rất nhiều những bậc kỳ tài ẩn dật không màng danh lợi , họ cũng đóng góp công sức giữ gìn hay phát huy nhưng không lưu tên tuổi .
Nội dung Học thuật Phong thuỷ gồm có hai phần chính :
Địa Lý Ngũ Quyết và Trạch cát Phong thuỷ .
Ngũ Quyết gồm : Long , huyệt , Sa, Thuỷ , Hướng .
Thực tế chỉ có Long Và Huyệt là chính thể, còn sa, thuỷ, và hướng là khách thể , chỉ có tính cách hổ trợ .
Bài 2:
Long Mạch & Âm Dương 8* Hình-Khí
Long là khí mạch của đất . Trên mặt đất có rất nhiều sông lớn sông nhỏ, kinh , lạch , suối ,thác , ghềnh …sự di động của nguồn nước ở những nơi nầy tạo nên một ” khí lực ” tương ứng, mà khoa phong thuỷ gọi là Khí mạch hay còn gọi là Long mạch.
Dạng khí mạch hay Long mạch nầy chia ra làm hai phần : Dương khí và Âm khí .
Dương khí : là dạng khí phù, khí cạn nằm sát mặt đất hay trôi nổi trên bề mặt của đất hay những nơi trũng thấp, Khí dương thì động mà hình thì lại nhu mì không cương mãnh, như vùng đồng bằng hay vùng sông nước, như miền Nam VN .
Âm khí : là dạng khí trầm, nằm sâu trong lòng đất , thường tích tụ ở những nơicó thế đất cao, gò , đồi núi ..Khí âm thì tỉnh mà hình thì lại cương cường .như miền bắc VN .
Long gồm có Đại cán Long, là những con sông lớn xuất phát từ lãnh thổ của nước nầy chạy sang nước khác lân cận như sông Cữu Long, sông Hồng …
Cán Long là những nhánh của các con sông lớn như sông Tiền sông hậu ..sông Cổ Chiên …
Chi Long là những con sông nhỏ ở địa phương , hay những mương , lạch ..
* Long mạch mà có hình dáng cao vút thì gọi là Cao Lũng . Cao Lũng thì nhấp nhô lên xuống, trạng thái hiển lộ rõ ràng .
*Long mạch mà có trạng thái tiến hành chậm rãi thì gọi là Bình cương . Bình cương thì ít nhấp nhô, đi một bước dừng một bước .
* Long mạch tản mát trên bình nguyên thì gọi là Bình chi .Bình chi thì nối tiếp liên tục trãi rộng hầu như không trông rõ .
Tất cả những trạng thái trên đều thể hiện qua hình dáng của thế núi và thế đất .Sự lên xuống nhấp nhô, sự cao vút sừng sửng của núi, sự dàn trải mênh mông ở đồng bằng, sự thoai thỏai khoan thai của đồi núi , hay sư gập ghềnh uốn khúc của dòng thác …đều là những biểu tượng của Long mạch .Tất cả những điều nầy đượcThầy tóm gọn trong câu :
Tính của Dương là Phù, là Động, là đi lên. Tính của Âm là Trầm, là Thuận, là đi xuống. Âm Dương hai Khí một động, một tĩnh, giao cảm biến hóa khôn cùng, tác động toàn khắp tạo thành Hình Thể của núi đồi, bình nguyên, sông ngòi, biển cả. Hình và Khí thì hoàn toàn không thể tách rời được nhau nhưng lại hoàn toàn khác biệt. Khí thì dựa vào Tượng để thành Hình mà Hình thì để thể hiện Khí, vì vậy muốn biết Khí thì buộc phải dựa vào Hình.
2/ Sơn mạch :
Theo nguyên tắc cấu tạo trên địa hình thì các con sông , suối, muơng hay lạch đều có một điểm chung đó là xuất phát từ núi và đồi . sông lớn thì từ núi lớn sông nhỏ thì từ những đồi núi nhỏ hơn, nên sơn mạch là tổ phụ tổ tông của Long mạch . Tóm lại sơn mạch là Phụ Mẫu của Long mạch .
3/ Hữu tình và Vô tình
Hữu là có vô là không . Tình là tình cảm, là tình nghĩa là …nợ nần với nhau là một cái gì tuy vô hình nhưng rất nặng …
Khi nước ” có tình ” thì không muốn rời xa ra đi rồi mà vẫn còn dang tay ôm vòng trở lại :
” Cùng ngoảnh lại mà cùng không thấy ,
Thấy xa xa xanh ngắt ngàn dâu…
Ngàn dâu xanh ngắt một mầu
Tình chàng ý thiếp ai sầu hơn ai…”…
( cái nầy không có trong bài học nghen, HH thêm vô đọc cho vui thôi, cho các bạn dễ nhớ bài học ! )
Nhưng Nước vô tình quay đi không hề lưu luyến !!
Hai bên Long Hổ phải ôm lấy địa điểm cư trú. Nước đằng trước cũng phải có tình . Nước có tình là nước chảy ôm vòng trở lại chứ không quay đi. Nước vô tình là nước quay lưng chảy thẳng…….
Nước có 5 dạng xấu . Gọi là Ngũ Hung của nước:
– Bạo là nước chảy ào ạt.
– Liêu là nước chảy lênh láng.
– Trọc là nước đục ngầu.
– Lại là nước chảy xiết.
– Than là nước chảy xối xã.
Núi cũng có 5 dạng xấu của núi. Gọi là Ngũ Hung của núi:
– Đồng là núi trọc.
– Đoạn là núi đứt.
– Thạch là núi đá.
– Quá là núi vượt quá hình thể
– Độc là núi đơn côi.
Ngoài quan niệm Khí, nước chính là hình ảnh của các dòng sông. Ngày xưa, nước uống nuôi sống con người, tạo thức ăn thủy sản và sông ngòi thì còn là phương tiện chính để di chuyển .Bởi thế, sau này các nhà phong thủy đã xem con đường mang một phần tính chất của giòng sông trong sự chuyển động của khí là vì vậy.
Bài 3:
Thế nào là con đường Vô Tình? & câu “Nhất tụ khí, nhì tàng phong”.
Phong là gió, thủy là nước. Gió và nước là hai yếu tố riệng biệt nhưng không thể tách rời nhau và có một ảnh hưởng rất lớn trong đời sống của con người. Gió có thể đem lại sinh khí đất đai mầu mở cho một nhà, hay một địa phương …nhưng cũng có thể thổi tan hay tán đi làm cho nơi đó tiêu tan sinh lực mà trở thành cằn cõi hay hoang vu lạnh lẻo. Trong khoa địa lý, Khí có nghĩa là sinh khí là sức sống của vũ trụ. Sinh lực tràn đầy mà không thấy được thì gọi là KHÍ. Sinh lực tràn đầy mà có thể thấy được thì gọi là NƯỚC.
Ngoài ra,nơi nào có nước thì nơi đó có khí. “Nơi nào có nước tụ thì nơi đó có khí dừng”. Vì khí theo gió chuyển động nên nước cũng chuyển động theo. Dòng sông là hình ảnh điển hình của nước, trong các đô thị, con đường với dòng luân lưu của xe cộ cũng là phần hình ảnh của dòng sông và cũng đem đến sự phồn thịnh hay tán đi sinh khí qua đặc hình về địa thế của nó.
Gió cần phải có vật cản hay che chắn lại thì mới có thể tụ. Khoa PT có câu “Nhất tụ khí, nhì tàng phong”.
a/ Một con đường được coi là vô tình khi nó thẳng đuột chạy ngang qua trước ngỏ nhà …khí chuyển động ngang qua rồi đi luôn mà không có điểm dừng lại (như ngả tư có đèn xanh đèn đỏ, một bức tường cao, một nhà cao tầng..)
b/ Một hình thức vô tình nữa là nhà ở gần ngả ba bên phải (hay trái) mà con đường lượng vòng ôm cua rồi rẻ qua bên trái (hay phải).
Tóm lại, đường không ôm nhà thì khí sẽ vô tình. Nhà sẽ thiếu mặn nồng tình nghĩa, nếu chủ nhân là nhà sáng tạo sáng tác, thì tác phẩm của họ không được xã hội quan tâm.
Con đường ( hay dòng sông ) vô tình:
**/ Và đây, các bạn nghe Thầy giảng về hữu tình và thế đất “Câu vàng lượn trái ôm thân ”
Khách đến 3 vùng Maryland, Virginia hay Washington DC thường phải vào Beltway 495. Exit 28 A sẽ đưa khách vào Silver Spring. Con đường New Hampshire đang nhẹ nhàng uốn lượn, bỗng quay mình vòng về phía trái như muốn e ấp tình tự , ôm ghọn Đền Thánh Giáo Xứ Mẹ Việt Nam vào lòng, tạo thành thế đất Câu Vàng lượn trái ôm thân. Khoa Phong Thủy thì lấy Âm Dương, Ngũ Hành làm căn bản. Thuật Phong Thủy thì lấy sự hài hòa, ứng hợp làm trọng. Âm thì tìm Dương, Dương thì tìm Âm. Trong Âm thì phải có Dương, trong Dương thì phải có Âm thì Khí mới hài hòa, trời đất mới ứng hợp.
Bài 4
CHÂN LONG – GIẢ LONG – CỬU THẾ
Trong ĐLDT Thầy dạy :
” một trong những nơi không nên xây nhà ở là nơi có dòng nước chảy đi (Tán): Nước chảy đi là nước tẻ làm đôi.
Nước đến là nước 2 giòng nhập lại một (Tụ).
Hãy dùng nhản giới mà quan sát, hãy dùng tâm mà định nhận. Bình nguyên thì cao hơn một chút cũng là chân long. Chổ cao thì nhìn núi, chổ bằng phẳng thì nhìn sông.
Vậy CHÂN LONG là gì ?
Chân lấy từ trong chữ Hán Việt, mang ý nghĩa : chân thật , sự thật , việc có thật .Chân long là Long mạch thật sự Vì Có những nơi thế đất trông hình thái giống như biểu hiện một long mạch nhưng không có nơi khởi nguyên ( sơn mạch ) nên đó là một giả long .
Chân Long cũng là một trong chín hình thức của Long Mạch . Gọi là Cửu Thế .
Cửu Thế gồm có :
1- Hồi Long: Long mạch đang đi bổng trở mình quay đầu lại Tổ Tông Sơn.
2- Xuất long: Long Mạch xuất ra khỏi núi.
3- Giáng long : long mạch từ trên cao hạ xuống nơi đất thấp
4 -Sinh Long : Lúc Cán mạch phân chi hoặc chi mạch phân bàng chi … Giống như tình trạng cây phát sinh, phân nhánh .
5 – Phi Long: Long mạch từ bình nguyên lên đóng huyệt trên cao
6- Chân long là Long mạch thật sự .Có những nơi thế đất trông hình thái giống như biểu hiện một long mạch nhưng không có nơi khởi nguyên ( sơn mạch ) nên đó là một giả long .
7- Ẩn Long : Long mạch đang đi bổng nhiên mất dạng, không thấy dấu vết, không thấy sự biến động của mạch
8- Đằng Long: Long mạch kết huyệt ở nơi đất thấp đồng bằng .
9- Quần Long : Nơi hội tụ nhiều long mạch có nguồn gốc xuất sơn khác nhau trông giống như những giao lộ .
* Các bạn thử ngẫm xem : Tại sao Thầy mình bảo :” Hãy dùng nhản giới mà quan sát ? hãy dùng TÂM mà định nhận . Bình nguyên thì cao hơn một chút cũng là chân long. Chổ cao thì nhìn núi, chổ bằng phẳng thì nhìn sông. không ??
.Hiểu theo nghĩa đen chắc chúng ta mĩm cười và cho là …Thầy dặn dư thừa , không dùng mắt quan sát thì dùng gì bây giờ ?? Nhưng câu tiếp theo : ” hãy dùng TÂM mà định nhận ” thì HH nhận ra sự sâu sắc ẩn chứa bên trong, Và riêng HH thì hiểu là Thầy bảo chúng ta hãy quan sát thật khách quan, tỉ mỉ như dùng máy ảnh mà chụp hình vậy, đừng để cái tôi đầy những tham sân si hay hỉ nộ ái ố chen vào mắt nhìn thì sẽ không thấy được thật giả , xấu tốt …vì người buồn thì cảnh có vui bao giờ ? Với Thiện tâm thì nhìn quỷ cũng thành Sư và với cái ác Tâm thì nhìn Sư cũng thành quỷ …Vậy khi quan sát kiếm tìm một Long mạch, tâm phải an bình không vọng tưởng ,vọng động hãy dùng con mắt khách quan như ống kính mà tìm, vì long mạch vốn muôn hình vạn trạng , biến hoá vô cùng để thấy được sự chuyển động của long mạch như Thầy vậy
” Từ trung tâm khu vực Đền Thánh Giáo Xứ Mẹ Việt Nam nhìn thẳng vào con suối nhỏ phía sau thấy từ Trái sang Phải, Nước chảy về phương Sửu Đông Bắc. Tỵ Dậu Sửu tam hợp hội tạo thành thế đất Dương KIM. Cổng Tam Quan quay mỡ về hướng Đông Nam Tốn Phương Aâm MỘC. Ngôi Thánh Đường Mái Cong 3 lớp Thủy hình. Kim Thủy tương sinh, Aâm Dương hòa hợp thì cát lợi mợi sinh thành. Tam Quan cũng là biểu tượng của Chúa Ba Ngôi và cũng nhằm biểu tượng cho Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hòa . Cổng chính bên ngoài mặc dù có kết cấu cao thấp không Đồng nhưng lại được nối liền ngay với cửa bên trong . Cổng Vào và Thánh Điện là một khối Nhất Thể. Cổng và Cửa hòa hợp, hoàn toàn không có ranh giới tách chia, không riêng lẽ phân biệt kẻ sang người khó, kẻ trọng người khinh. Ngay tại Tiền Đền Thánh Giáo Xứ Mẹ Việt Nam, triết lý thâm sâu của người Á Đông : Quân Tử thì Hòa mà Không Đồng đã được thể hiện hết sức sâu sắc, tế nhị nhưng lại rất rõ ràng, không chút ẩn dấu. – ” Nhà Thờ Đức Mẹ VN…” QĐ
Bài 5
TỨ LINH TRONG PHONG THUỶ
Tứ Linh là một thuật ngữ Đặc biệt, lấy từ trong môn Tử Vi, ( long, Hổ,Qui, Phượng ) là 4 linh vật dùng để kết hợp với La Bàn, tượng trưng cho 4 hướng, bốn phưong, và bốn mùa Xuân hạ thu Đông .
* Thanh Long: bên tay trái của nhà ( từ tâm nhà nhìn ra ) , thuộc phương Đông, hành mộc, mùa Xuân. Dương tính .
* Bạch Hổ: Bên tay Phải của nhà ( từ tâm nhà nhìn ra ) thuộc phướng Tây, mùa Thu, hành kim, âm tính .
* Chu Tước ( hay Hồng Phượng ) : là mặt tiền,( là lối đi vào nhà ),hành hoả, thuộc phương Nam, dương tính .
* Hắc Qui : mặt Hậu của nhà, thuộc phương Bắc,hành thuỷ, âm tính .
Theo quan niệm về Phong thuỷ thuộc phái Loan Đầu , một căn nhà tốt là phải có 4 biểu tượng Tứ Linh rõ ràng và phân minh , và thường được chú trọng áp dụng trong những ngôi nhà có hướng nhìn về phương Nam . Nếu không thì cần phải có được ba , ít nhất thì phải có Thanh Long – hay Bạch Hổ, Biểu tượng hàng đầu không thể thiếu .
* Long và Hổ luôn luôn theo nhau như bóng với hình , như la Bàn phải có cực Bắc và Cực Nam . do đó, nếu có Long thì sẽ có Hổ và ngược lại , dù rằng trên thực tế chúng ta không nhìn thấy yếu tố thứ 2 .và đây cũng là một hình thức Vô tình, Long và Hổ không ôm vòng ngôi nhà .
Khì nào tay trái ngôi nhà có ngọn đồi hay núi, hay ngôi nhà lầu cao hơn nhà mình , tay phải cũng có một cái tương ứng như vậy thì rõ ràng đây là ngôi nhà được ” hữu tình ” Long -Hổ ôm nhau và ngôi nhà nằm trong vòng ôm đó .
* Long Hổ gần nhau thì gọi là ” Long Hổ Lồng nhau ”
* và cànghay hay khi hình dáng của Long và Hổ nổi bậc, rõ nết trên nền trời .
* và cũng thật là tai hại khi việc xây dựng phá hủy đi Long tượng .
Ngoài ra, chúng ta cũng thường gặp Tứ Linhqua bốn hình tượng : Long Lân Qui Phượng Và trong Địa Lý Dương Trạch, Thầy dùng Thanh Long,Bạch Hổ Chu tước và Huyền Võ và giải thích là :
Phía sau là Núi gọi là huyền Võ
Bên trái là Thanh Long
Bên tay Phải là Bạch Hổ
và trước mặt là Chu Tước .
Huyền Võ cần phải cao và dầy để ngăn được gió . Phải và trái phải đủ kín để che chắn hai bên hông, Nghĩa là : chổ cư trú cần phải vững chắc gần y như ghế dựa .
Và điều nầy đã giải thích cho Hh hiểu tại sao biểu tượng tứ linh ” đặc biệt” cần cho những ngôi nhà nhìn về phương Nam . Vì Toạ Bắc , Hướng Nam thì phía sau ngôi nhà mùa Đông sẽ hứng trọn ngọn gió Bấc rét lạnh giá buốt đầy âm khí tràn về …nên Huyền Võ đặc biệt cần phải có hàng đầu trong Tứ linh so với những phương hướng khác .
Bài 6
Địa Linh Nhân Kiệt
Ðã từ lâu chúng ta vẫn thường nghe mọi người nhắc nhở nhóm từ “Ðịa linh nhân kiệt”. Nhóm từ này thường được dùng để nói về một nơi chốn nào đó, chốn đã sản sinh ra nhiều người tài giỏi.
“Tưởng gì, điều đó ai mà không biết, có vậy mà cũng nói”. Ðã đành ai cũng biết như vậy, nhưng có ai thử ngồi suy nghĩ tại sao, địa – đất đai, chỗ này linh mà chỗ kia không linh, cái gì đã khiến cho địa linh, và địa linh thì có liên quan gì đến nhân kiệt.
Nếu như có người hỏi rằng: Này bạn, nghe nói ngôi chùa cổ cả ngàn năm kia linh ứng lắm hay là nghe nói miếu bà chúa Y, X… thiêng lắm, ai muốn mua may bán đắt đến mượn tiền ấy về đầu tư sẽ được như ý, theo sự hiểu biết của bạn, bạn có tin điều này không?
Tại sao có và tại sao không? Theo bạn, bạn nghĩ thế nào?
Riêng đối với tôi, tôi sẽ trả lời rằng: “Tôi tin chốn ấy quả là có linh thiêng, vì sự thật hiển nhiên, không linh thiêng thì ai mà đem tiền bạc của cải đến để dâng cúng, không phải chỉ có một hay hai người, mà hàng trăm, hàng ngàn người, từ năm này qua năm khác, kéo dài cả trăm năm rồi cả ngàn năm, nhưng mà tôi không tin có một linh hồn của ông Quan Công hay linh hồn của bà Chúa Xứ hoặc là một Phật ông, Phật bà nào còn tồn tại mà ở mãi trong ngôi chùa, ngôi miếu đó để phù trợ cho nhân gian cả. Nói như vậy không có nghĩa là tôi phỉ báng thánh thần mà trái lại tôi vẫn tin cõi đời này có rất nhiều loại chúng sinh như lời Phật dạy”. Hơn nữa, bạn vẫn biết rõ rằng đức Phật không hề giáng họa hay ban phước cho ai cả, hoạ hay phước là do con người tự gieo và gặt lấy.
Bạn sẽ hỏi tôi: “Ồ, nếu bạn nói vậy thì làm sao linh, cái gì khiến cho cuộc đất, ngôi miếu, ngôi chùa đó trở nên linh ứng?” Hì hì, tôi sẽ kéo tay bạn lại, ấn bạn ngồi xuống ghế đây, rồi ta từ từ phân tích, bạn sẽ hiểu ngay, đơn giản lắm thôi. Ờ mà muốn giải thích cái này, phải lan man qua lãnh vực phong thủy:
Khi nói đến phong thủy thì phải nhìn nhận cái “hạt nhân của phong thủy là khí thời xưa, trường thời nay”. Vậy khí là gì đây. Khí, thật ra nó chỉ là một loại vật chất tất cả những người bình thường không sao nhìn thấy được. Người xưa chia vật chất thành hai bộ phận, một bộ phận là “hình” có thể nhìn thấy được, sờ mó được; một bộ phận khác là “khí” không nhìn thấy, không sờ mó được nhưng vẫn tồn tại một cách khách quan. Nói một cách bao quát, đại khái hơn một chút là “hình” và “khí” là hai hình thức biểu hiện của cùng một loại vật chất, “hình” và “khí” có thể chuyển hóa lẫn nhau, tụ thì thành “hình”, tán thì hoá “khí”. Nên nhớ khí đây không phải là không khí mà ta thở ra hít vào mỗi ngày đâu nhé. Trung y gọi “khí” là vật chất tinh vi, Ðạo gia gọi “khí” là vật chất cực nhỏ nên có thể chuyển động được. (Một Ðạo gia sớm có vũ trụ quan – Trang Tử – cho rằng “Bản nguyên của muôn vật trong trời đất là KHÍ là ÐẠO. )
Cái quan niệm “ tụ thì thành hình, tán thì hoá khí” của người xưa gần đây được nhìn nhận phù hợp với kết quả của các công trình nghiên cứu vật lý đã tìm thấy rằng vật chất tồn tại dưới hai hình thái: một là dưới dạng thực thể do hạt cơ bản tạo thành, hai là dưới dạng trường mà cảm quan của con người không sao phát hiện được. Cần chú ý rằng, đây là hai mặt của cùng một sự vật, hình thể và trường luôn gắn chặt với nhau, trong những điều kiện nhất định có thể chuyển hóa lẫn nhau. Do trường động sẽ thành sóng( chẳng hạn trường điện từ dao động sẽ thành sóng điện từ) vì thế trường và sóng thật ra là một.
Và mọi vật chất hiện hữu trên thế gian này đều có trường khí bao bọc, hay đúng hơn là một dạng sóng nào đó bao bọc. Ở con người nó được gọi là trường nhân thể.
Các công trình nghiên cứu khoa học đã cho hay ở ngoài cơ thể chúng ta quả có bộ áo trong suốt giống như sương mù, mắt không nhìn thấy, tay không sờ thấy, gồm có ba lớp tưa như áo lót, áo mặt trong, áo khoác ngoài vậy. Ðương nhiên bộ áo này chỉ có những người có công năng đặc dị hoặc đã khai mở “thiên mục” là có thể nhìn thấy, còn “người trần mắt thịt” phải dựa vào các thiết bị vật lý mới có thể nhìn thấy được. Ðó chính là trường khí của con người, là trường nhân thể.
Trường nhân thể có nhiều điểm đặc biệt hơn trường khí của các loại vật chất khác mà đặc điểm rõ rệt nhất là tính có thể điều khiển được nó, nghĩa là có thể dùng ý thức điều khiển khí, một đặc điểm khác là tính hữu cơ của nó, nghĩa là nó được sản sinh ra từ tế bào, acid amin, protein, nhân tế bào đặc biệt là từ mã di truyền AND, acid dezoxibonucleic.
Trường nhân thể hay gọi tóm tắt là trường khí này có chứa một năng lượng mà các nhà nghiên cứu gọi là trường năng lượng nhân thể hay trường năng lượng sinh học có thể đo được bằng máy móc.
Các nhà khoa học đã dùng ống nhân quang (photomultiplier) và kỹ thuật xử lý ảnh vô tuyến đã ghi lại được trường năng lượng sinh học bao quanh cơ thể con người.
Ðiều đáng nói là các quan sát thực nghiệm đã cho thấy sự biến đổi cường độ của trường này có liên quan đến tâm lý và tình hình sức khỏe của cơ thể. Trạng thái tâm lý đề cập đến ở đây chính là khâu “Ðiều tâm” trong khí công. Các kết quả cho thấy trạng thái tâm lý của những người có trường năng lượng tương đối mạnh phù hợp với yếu lĩnh điều tâm của khí công . Nhất là có những người trường năng lượng tồn tại kéo dài sau 15 – 20 phút mới mất.
Ngày nay con người dần dần nhận ra rằng, cái gọi là linh khí, hào quang chính là trường năng lượng của con người được ý nghĩ chỉ huy . Trường năng lượng sinh học(một tên gọi nôm na khác là Nhân Ðiện) này có thể thẩm thấu vào khoảng không và vào mọi vật thể, nó vừa có tính điện từ lại vừa không có tính điện từ. Thực nghiệm đã chứng minh con người có thể hấp thụ năng lượng ở trường vũ trụ lại vừa có thể bức xạ năng lượng vào trường vũ trụ. Thế nhưng trường năng lượng sinh học của con người mạnh hay yếu tùy thuộc vào thể chất và chức năng sinh lý của từng ngưòi, đặc biệt liên quan mật thiết với trạng thái tinh thần của mỗi cá nhân. Tóm lại, việc nghiên cứu và đo đạc trường sinh học chứng minh rằng trong cơ thể con người có tồn tại một trường năng lượng chịu sự chỉ huy của ý nghĩ của mình, có tồn tại mối quan hệ giữa cơ thể, trạng thái tinh thần và các tín hiệu của trường năng lượng vũ trụ. Trường nhân thể là sự thể hiện những đặc trưng của một loại năng lượng vạn năng; loại năng lượng này gắn chặt với sự sống của con người; nó được mô tả như một vật phát sáng, vật phát sáng này bao bọc và xuyên qua cơ thể con người, đồng thời phát ra những bức xạ vốn có riêng của nó, loại năng lượng này có thể làm cho con người tương tác với nhau trong một khoảng cách nhất định.
Ảnh hưởng của ý niệm đối với khí rất to lớn và là nguyên nhân quyết định sự việc. Ý niệm được chia thành hai loại: Thiện và ác, ác niệm có thể dẫn đến độc hại. Người ta đã làm một thực nghiệm về tâm lý và phát hiện rằng: Khi con người có mầm mống ác niệm thì về sinh lý có thể gây ra sự thay đổi hóa học và làm cho một loại dịch thể nào đó chuyển hóa thành độc tố xâm nhập vào các bộ phận của cơ thể con người, từ đó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Như vậy coi như tạm xong phần phong thủy nhưng cũng có liên hệ đến khoa học rồi đấy bạn ạ. Nhưng bạn vẫn còn thắc mắc rằng cái này có dính dấp gì tới chuyện linh không linh phải không ạ ?
Rõ ràng là có chứ sao không. Này nhé, đã bảo là ý nghĩ của con người sẽ tác động lên trường năng lượng nhân thể khiến cho nó có thể mạnh hay yếu hơn có phải không. Một con người trong lúc thành tâm thành chí có phải là một hình thức “điều tâm” không? Phải quá đi chứ. Mà con người khi đã đi đến chùa miếu để cầu xin van vái điều gì đó tất nhiên là phải có lòng tin mới đi chứ. Khởi đầu những nơi chốn linh thiêng đó thật sự cũng có một vài hiện tượng linh ứng xảy ra bởi trường năng luợng còn tồn tại đâu đó của những vị tu hành đạo cao đức trọng đã rời bỏ thế gian khiến cho con người sinh lòng tin tưởng. Chính cái lòng tin của một người, hai người, ba người khi đến đó để cúng bái, cầu xin đã tạo ra một trường năng lượng mới vừa thẩm thấu vào không gian quanh đó lại vừa tác động trở lại vào trường năng lượng của cơ thể con người, khiến con người cảm thấy có điều ứng nghiệm xảy ra, trường năng lượng mới này dần dần được khuếch tán mạnh mẽ hơn bởi vì ai đến đó cũng mang niềm tin đến và khi ra về cũng mang theo về ít nhiều năng lượng đã thu nhập từ nơi đó, trải qua ngày tháng chất chồng trường khí của những nơi thờ phượng đó trở thành linh thiêng, thậm chí có những vật vô tri cũng được thẩm thấu trường năng lượng bởi sự va chạm lâu dài thí dụ như quyển kinh, cái chuông cái mõ chẳng hạn, đó cũng là một hình thức nén khí mà đôi khi người ta dùng những vật đó để trừ tà rất là hiệu nghiệm.
Do đó ta có thể kết luận rằng những cuộc đất được con người khai thác, sống chết với nó càng lâu càng dài sẽ có những điều kiện phong thủy sản sinh ra con người tài giỏi nhiều hơn những cuộc đất mới khai thác. Và con người được sinh ra, lớn lên trong môi trường đất đai có trường khí linh thiêng, ngay từ khi còn trong bụng mẹ đã hấp thu được cái trường năng lượng tốt rồi thì không vượt bực hơn những người ở nơi khác sao được. Và còn điều đáng nói nữa là trường khí hay nôm na là sóng có tính chất thu hút những dạng sóng khác cùng tần số với nó (Ðồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu). Dựa theo những khám phá trên, một con người sau khi rời bỏ thế gian thì mới đầu cái trường khí vẫn còn đó, trường khí này không có vật chất để trụ vào thì theo khuynh hướng tự nhiên nó dễ dàng bị thu hút, kết nạp vào những vật chất có cùng dạng sóng bao bọc. Trường khí thanh, nhẹ do bởi con người lúc còn sống có nhiều thiện niệm thì được thu hút đến những vùng, nơi, vật chất có trường khí thanh, nhẹ giống như nó. Trường khí ô trọc, nặng nề do bởi con người lúc còn sống có nhiều ác niệm thì cũng sẽ bị thu hút vào những vùng, nơi, vật chất có trường khí nặng nề như nó. Nguyên lý này có thể giải thích thuyết nhân quả bởi vì đã đành con người nhận chịu cái quả xấu là do gieo nhân xấu, bản thân người đó sẽ nhận lãnh quả báo về sau (có thể là kiếp khác), nhưng vì hành động không thiện làm cho trường khí bị ảnh hưởng và nó thu hút những trường khí cùng loại đến phát tác vào những vật chất chung quanh bắt đầu thành tựu nơi đó chẳng hạn như con, cháu, thế hệ sau của người đó, và khi thế hệ sau đó nhận chịu những hệ quả xấu mà chính bản thân thế hệ sau đã gieo nhân trong quá khứ thì người làm cha mẹ, ông bà của thế hệ sau có thể dửng dưng được hay không ? Người của thế hệ trước nhận cái quả gián tiếp và người thế hệ sau nhận cái quả trực tiếp .
Ðiều kiện phong thủy đã đành là cũng lệ thuộc dáng núi hình sông mà un đúc nên những loại trường khí tốt cho lãnh vực này hay lãnh vực khác nhưng nếu không có cái nhân tốt để cho trường khí tốt có cơ hội thẩm thấu vào và phát triển mạnh mẽ hơn thì làm gì địa mà linh cho được. Ta phải nhìn nhận một điều rằng đất đai miền Bắc và miền Trung, nhất là miền Bắc, là đất cũ lâu đời, con người sinh sống ở đó, trường khí trải ra đó quanh đi quẩn lại đã hơn cả ngàn năm, biết bao anh hùng hào kiệt đã được sinh từ đó và cũng đã được vùi lấp trở lại mãnh đất đó thì không trách gì người Bắc, người Trung dễ dàng thăng tiến trên mọi lãnh vực. Tuy là vậy nhưng cũng không có nghĩa là những miền khác không sản sinh được nhân kiệt, điều này còn phải xét điều kiện trường khí của từng gia đình, giòng tộc nữa. Cho nên cũng không lấy làm lạ khi một gia đình nếu kém phần âm đức mà có được một ngôi đất tốt thì cũng trở thành vô dụng, đôi khi còn bị phản tác dụng nữa là khác.
baì 7 ; Tứ Tượng hay Tứ Thánh Thú
Tứ tượng hay tứ thánh thú, là một khái niệm hình tượng bộ bốn trong khoa học thiên văn, triết học, phong thủy,… phương Đông.
Tứ tượng (Si Xiang) là bốn thánh thú trong các chòm sao Trung Hoa cổ đại:
* Thanh Long của phương Đông
* Chu Tước của phương Nam
* Bạch Hổ của phương Tây
* Huyền Vũ của phương Bắc
Mỗi thánh thú cai quản một phương và tượng trưng cho một mùa, chúng có những đặc điểm và nguồn gốc riêng. Chúng được miêu tả đầy sinh động trong thần thoại và trí tưởng tượng của người Trung Hoa, và cả trong Manga và Anime của Nhật.
Tứ tượng được đặt cho những cái tên loài người tương ứng khi Đạo giáo trở nên phổ biến. Thanh long có tên là Mang Zhang (Mạnh Chương), Chu tước là Ling Guang (Lăng Quang), Bạch hổ là Jian Bing (Giám Binh), và Huyền vũ là Zhi Ming (Chấp Minh)
1. Huyền Vũ (Thuỷ)
Hình dạng khởi thủy của Huyền Vũ là con “vũ” màu đen, với Vũ là một linh vật kết hợp của rắn và rùa. Đây là linh vật rất cổ của Trung Hoa. Trong truyền thuyết về tổ của người Trung Quốc, Phục Hi là Tổ phụ, Nữ Oa là Tổ mẫu, thì Phục Hi có hình rắn, Nữ Oa có hình rùa. Sự kết hợp giữa rắn và rùa cho thấy một totem cổ đại từ xa xưa, tượng trưng cho sự Trường Tồn và Sức Mạnh.
Huyền Vũ (玄武) là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học.
“Chòm Huyền Vũ (rùa và rắn đen) gồm: Đẩu (cua), Ngưu (trâu), Nữ (dơi), Hư (chuột), Nguy (én), Thất (heo) và Bích (nhím)”
Hình tượng Huyền Vũ có liên quan mật thiết đến một vị thần có vị trí rất cao trong Đạo giáo là Huyền Thiên Trấn Vũ đại đế, ông còn các danh xưng khác: Thượng đế tổ sư, Đãng ma thiên tôn, Hỗn nguyên giáo chủ, Bắc cực huyền linh đại đế. Ông có 2 con vật thiêng là Linh Quy và Thần Xà, tượng trưng cho sự trường tồn và trí tuệ. Vì vậy chữ “Vũ” trong “Huyền Vũ” ở đây với nghĩa là “sức mạnh” gồm cả rùa và rắn (tiếng Anh dịch là Warrior).
2. Bạch Hổ (Phong)
Bạch Hổ là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con hổ (虎), có màu trắng (bạch, 白) là màu của hành Kim ở phương Tây, do đó tương ứng với mùa thu.
Bạch Hổ cũng là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học.
“Chòm Bạch Hổ (cọp trắng)gồm: Khuê (sói), Lâu (chó), Vị (trĩ), Mão (gà), Tất (quạ), Chủy (khỉ) và Sâm (vượn)”
3. Thanh Long (Lôi)
Thanh Long (青龍) hay Thương Long là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, âm dương, triết học.
Trong thiên văn, Thanh Long chỉ cung gồm 7 chòm sao phương đông trong Nhị thập bát tú, đó là:
* Giác Mộc Giảo (sao Giác)
* Cang Kim Long (sao Cang)
* Đê Thổ Lạc (sao Đê)
* Phòng Nhật Thố (sao Phòng)
* Tâm Nguyệt Hồ (sao Tâm)
* Vĩ Hỏa Hổ (sao Vĩ)
* Cơ Thủy Báo (sao Cơ)
Trong đó Giác là hai sừng của rồng, Cang là cổ của rồng, Đê là chân trước của rồng, Phòng là bụng của rồng, Tâm là tim của rồng, Vĩ là đuôi của rồng, Cơ là phân của rồng. Bảy chòm sao này xuất hiện giữa trời tương ứng với mùa xuân.
Hai sao Phòng và Tâm là gần nhau nhất trong cung Thanh Long, có nhiều đặc điểm tương đồng về độ sáng, cấu tạo, chu kỳ, … nên thời được ví như hai chị em sinh đôi.
Thanh Long là linh vật thiêng liêng bậc nhất trong Tứ tượng( thần thú), thời cổ đại gọi là Thương Long, có tượng là hình rồng (long, 龍), có màu xanh (thanh, 青) màu của hành Mộc ở phương Đông, do đó tương ứng với mùa xuân
4. Chu tước (Hỏa)
Chu Tước (朱雀) là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học Phương Đông.
Trong thiên văn, Chu Tước chỉ cung gồm 7 chòm sao phương nam trong Nhị thập bát tú, đó là:
* Tỉnh Mộc Hãn (sao Tỉnh)
* Quỷ Kim Dương (sao Quỷ)
* Liễu Thổ Chương (sao Liễu)
* Tinh Nhật Mã (sao Tinh)
* Trương Nguyệt Lộc (sao Trương)
* Dực Hỏa Xà (sao Dực)
* Chẩn Thủy Dẫn (sao Chẩn)
Trong đó Tỉnh tượng hình mỏ chim, Quỷ tượng hình mào chim, Liễu tượng hình diều chim, Tinh tượng hình cổ chim, Trương tượng hình bụng chim, Dực tượng hình cánh chim, Chẩn tượng hình đuôi chim.
3 sao Liễu, Tinh, Trương có vị trí gần nhau nhất trong cung Chu Tước thường xuất hiện cùng lúc trên bầu trời tạo thành một đường thẳng.
Chu Tước thời cổ còn gọi là Chu Điểu (朱鳥, con chim màu đỏ) là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con chim sẻ (tước 雀), có màu đỏ (chu, 朱) là màu của hành Hỏa ở phương Nam, do đó tương ứng với mùa hạ.
Comment