thoat-khoi-tu-than-ung-thu-nho-ky-duyen-o-tay-tang
Thoát khỏi “tử thần ung thư” nhờ kỳ duyên ở Tây Tạng
- bởi map --
- 28/04/2015
Mấy năm nay, trong hàng chục chuyến đi rừng của phóng viên Phạm Ngọc Dương, xuất hiện hình ảnh của “người rừng” Trần Ngọc Lâm. Ông Lâm như người dẫn đường trong các chuyến khám phá thú vị.
Hàng trăm độc giả gọi điện, viết thư đến tòa soạn, muốn hiểu về cuộc đời của ông Trần Ngọc Lâm. Trong loạt bài này, VTC News sẽ giới thiệu câu chuyện như huyền thoại về cuộc đời của “người rừng” Trần Ngọc Lâm
Kỳ 1: Đi tìm “người rừng” trên đỉnh Hoàng Liên Sơn
Cách nay 8 năm, rất tình cờ, trong một chuyến leo núi chinh phục đỉnh Fansipan, tôi được nghe chuyện về một vị đạo sĩ kỳ lạ đang tu hành khổ hạnh và sống chung với căn bệnh ung thư phổi bằng những bài thuốc bí truyền.
Ông thoắt ẩn, thoắt hiện trên những mỏm đá cao nhất của dãy Hoàng Liên Sơn kỳ vĩ. Người dân Sapa chỉ biết vậy, còn ông sống ở cánh rừng nào, mỏm núi nào, thì không ai tường tận. Người ta chỉ tôi gặp nhạc sĩ Lê Trọng Hùng, nguyên Giám đốc Trung tâm Du lịch Sapa. Ông Hùng thường xuyên đi rừng cùng ông Trần Ngọc Lâm thời gian đó.
“Người rừng” Trần Ngọc Lâm, lương y Phạm Văn Thanh đã giúp đỡ tác giả chinh phục thành công đỉnh Tây Côn Lĩnh sau 4 năm thất bại
Ông Lê Trọng Hùng có niềm đam mê kỳ lạ với đỉnh Fansipan quanh năm lạnh cóng, mây vờn. Ông đã từng ăn lương khô, thịt hộp, nhai lá rừng suốt cả tháng trời và lang thang quanh dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ chỉ để tìm cho được một góc đẹp chụp đỉnh Fan đủ 4 góc độ.
Cũng vì cả đời gắn với cảnh đẹp, con người hoang sơ trên Đại Hùng Sơn hùng vĩ mà ông đã xúc cảm viết nên khá nhiều ca khúc đậm chất dân ca bản địa.
Ông Hùng mê “nóc nhà Đông Dương” đến nỗi, khách du lịch muốn chinh phục đỉnh Fansipan cứ rủ là ông đi liền. Đang nấu nướng cho vợ, thấy người rủ đi, ông cũng bỏ việc đi luôn.
Ông muốn giới thiệu cho cả thế giới biết đến vẻ đẹp hùng vĩ của “nóc nhà Đông Dương” cũng như chỉ cho các nhà quản lý biết được thế mạnh của tuyến du lịch mạo hiểm đầy tính khám phá này.
Ông Lê Trọng Hùng trên đường dẫn tác giả tìm “người rừng” Trần Ngọc Lâm
Cho đến nay, dù đã ở tuổi ngót 70, đã nghỉ hưu, không còn sung sức nữa, nhưng ông vẫn leo núi phăm phăm và mỗi khi cần cảm hứng sáng tác, ông lại ba lô, túi xách, xỏ ủng lên đường. Cảm hứng chỉ dạt dào khi nào ông hít mây thở gió trên đỉnh Hoàng Liên Sơn.
Lần tôi qua ngôi nhà bên sườn núi ven thị trấn Sapa thăm ông, thì gặp ông đang chăm vườn thuốc quý. Ông bảo: “Toàn loại cây thuốc cực quý, do cậu Lâm sống trên đỉnh Fansipan tặng đấy!”.
Tôi tò mò muốn gặp “người rừng”, mà người Sapa thường gọi là đạo sĩ ẩn tu trong rừng Hoàng Liên Sơn, ông Hùng đồng ý dẫn đi ngay. Vậy là tôi và ông Hùng ba lô, túi ngủ, bánh mì, thịt hộp lên đường…
Hình ảnh “người rừng” Trần Ngọc Lâm cách đây 10 năm do khách du lịch chụp
Gửi xe máy ở Núi Xẻ, chúng tôi lần theo con đường mòn hướng thẳng lên đỉnh Fansipan. Ông Hùng bảo rằng, riêng con đường chinh phục đỉnh Fan này, cũng có ối chuyện cãi vã. Đã từng có thời kỳ báo chí tranh cãi nảy lửa về việc ai là người phát hiện ra con đường này. Có tới mấy ông lên tiếng nhận công.
Ông Hùng khẳng định, con đường chinh phục Fan ngắn nhất mà mọi người đang đi, được người Pháp vạch ra từ cả trăm năm trước, nhưng đã bị cỏ mọc bít lối, bao năm qua không ai biết nữa. Người mở lại con đường này chính là “người rừng” Trần Ngọc Lâm. Câu chuyện này sẽ được nêu kỹ trong kỳ báo sau.
Chúng tôi đi qua một khoảnh rừng tái sinh, trước mắt xuất hiện những bãi cỏ mênh mông, ngút tầm mắt, trải dài qua hết sườn núi này đến sườn núi khác.
Tôi tỏ ra ngạc nhiên lắm, vì giữa đại ngàn Hoàng Liên Sơn lại có một thảo nguyên mênh mông như bên Mông Cổ. Ông Hùng cười và kể rằng, mấy năm trước có mấy nhà khoa học nghiên cứu về rừng rú đi qua đây đã nhảy cẫng lên sung sướng: “Ôi! ở đây có thảo nguyên, có cánh đồng cỏ”.
Tác giả và “người rừng” Trần Ngọc Lâm lần đầu gặp mặt. Hình ảnh chụp dưới tán rừng rậm như cảnh đêm.
Thực tế, người dân phá sạch rừng để trồng thảo quả. Khi đất cằn cỗi, thảo quả chết đi, những khu vực rộng mênh mông trước đây là rừng già biến thành cánh đồng cỏ, chứ thực tế giữa rừng làm gì có hệ sinh thái nào giống như thảo nguyên.
Nhận được thông tin từ ông Lâm, ông Hùng đã phản đối quyết liệt chính sách phát triển, mở rộng trồng cây thảo quả, bởi theo ông trồng thảo quả trong rừng không khác gì đem chất độc hóa học vào rừng rải.
Bởi vì, muốn thảo quả sống được, phải phá sạch những cây nhỏ, nhưng để lại những cây lớn làm tán che nắng. Nhưng giống thảo quả tiết ra một loại chất dịch rất nóng và độc vào lòng đất khiến những cây cổ thụ cũng không sống được. Thành thử, vài mùa thảo quả trôi qua, cây cổ thụ đều héo hon, chết đi.
Khi cây bóng mát chết, ánh nắng rực rỡ chiếu xuống, thảo quả cũng chết theo và người ta lại đi tìm vùng rừng khác để trồng. Như vậy, nếu dùng rừng để trồng thảo quả, không khác gì phá rừng một cách tàn khốc nhất.
Ông Trần Ngọc Lâm đang lấy thuốc
Trong thời gian lang thang trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên, tôi được tận mắt chứng kiến tình trạng phá rừng diễn ra hết sức đau lòng.
Trước đây, dãy núi Hoàng Liên Sơn là lãnh địa của pơ-mu cùng nhiều loại gỗ đặc biệt quý hiếm, nhưng giờ đây, gỗ quý ngày một vắng bóng. Tôi và ông Hùng vừa đi tìm “người rừng” Trần Ngọc Lâm, vừa đi tìm xem có còn gốc pơ-mu nào không.
Chúng tôi cuốc bộ suốt nửa ngày, xuyên qua mấy ngả núi, mấy con suối mà không thấy còn cây nào. Đang đi thì gặp một lâm tặc người Mông, tôi liền hỏi thăm về gỗ pơ-mu. Anh người Mông nhiệt tình dẫn chúng đi tìm cây pơ-mua mà anh biết. Đi suốt mấy tiếng đồng hồ thì anh ta chỉ một cây đúng là giống pơ-mu, nhưng thân cây chỉ to bằng cái ấm, cong queo.
Anh chàng người Mông bảo: “Thân nó mà thẳng thì tao chả chặt đem bán từ lâu rồi. Nó cong cong thế này, có bán cũng chả ai mua”.
Cây thuốc quý có hoa 2 màu tuyệt đẹp mà các nhà dược học Việt Nam chưa biết đến, được ông Lâm đặt tên là Quỳnh Linh
Tôi và ông Hùng đi xuyên qua những “thung lũng chết”, những “quả núi chết chóc”. Nơi ấy, từng có những cánh rừng gỗ quý, nhưng chỉ mồi lửa, đã thiêu trụi hàng ngàn héc-ta rừng. Thật chẳng có gì xót xa hơn.
Chúng tôi cuốc bộ đến hết ngày thứ 2, mới gặp được “người rừng” Trần Ngọc Lâm, khi ông đang dùng dao rọc vỏ cây thuốc giữa một cánh rừng trên độ cao khoảng 2.800m.
Khác với hình dung của tôi về một vị đạo sĩ đầu trọc, mặc áo cà sa, ngồi tu thiền trong hang đá như ở Tây Tạng, trông ông như người bình thường.
Mái tóc sương gió, bộ râu quai nón, ông đeo chiếc balô, xỏ đôi giày vải bộ đội, đội mũ tai bèo lúp xúp. Ông đi hết cánh rừng này đến cánh rừng khác để tìm thuốc, chăm sóc, gieo trồng cây thuốc quý nhằm cứu tính mạng mình và những người khác.
Ông chính là “người rừng” Trần Ngọc Lâm. Hộ khẩu thường trú của ông ở TP. Lào Cai, nhưng đã có 7 năm sống cùng thú hoang trên độ cao 2.900m của dãy Hoàng Liên Sơn, cách “nóc nhà Đông Dương” chỉ còn 2 tiếng cuốc bộ.
Còn tiếp…
Kỳ 2: Đi làm để chết
Sau khi đã lấy đủ thuốc, “người rừng” Trần Ngọc Lâm dẫn tôi cuốc bộ ngược hướng đỉnh Fansipan tìm đến cái hang, nơi ông sinh sống và tu thiền suốt mấy năm trời. Đó là cái hang đá nông choèn, chỉ đủ cho một người nằm. Ông Lâm phải dựng một cái mái lá để che mưa khỏi hắt vào trong hang.
Ngay phía trên hang đá này, là một hang động của bầy khỉ. Bọn khỉ ríu rít ở trên đầu. Cách đó chừng 200m, là hang của vợ chồng nhà gấu. Câu chuyện ông Lâm sống vui vầy với bọn thú, sẽ được kể trong phần sau.
Ông Trần Ngọc Lâm bên một tảng đá ở bãi đá có hình khắc chưa từng được biết đến trong rừng Hoàng Liên Sơn
Tại hang đá này, ông đã chống chọi sinh tử với căn bệnh ung thư qua bao mùa băng giá. Đỉnh Hoàng Liên Sơn bốn mùa trăng lạnh liêu trai, gió lộng giật những thân cây rào rào, mây đặc quánh ngập tràn khắp nơi, lạnh thấu xương.
Quả thực, ai muốn hưởng cái lạnh giữa mùa hè thì trèo lên đỉnh Fansipan. Tại đây, khi mà ở dưới đồng bằng, trời nóng như đổ lửa thì trên đỉnh Fansipan chỉ 4-5 độ C. Còn mùa đông thì lúc nào cũng âm độ, nước đóng băng, tuyết phủ trắng trời.
Giữa đêm giá lạnh trong cảnh núi rừng hoang sơ, ông Lâm nhóm lửa nấu chè. Thứ chè ngàn năm trên độ cao 2.800m, phải đun mấy tiếng đồng hồ mới uống được. Không chỉ lá chè dày, khó thôi tinh chất ra nước, mà nấu nước ở độ cao này sôi ở nhiệt độ 80 độ C, nên phải đun rất lâu chè mới chín.
Ông Lâm cởi trần ngồi thiền trong hang đá trên độ cao 2.900m, với cái lạnh âm độ
Giữa cảnh rừng hoang trăng lạnh, ông Lâm lấy ống sáo trúc thổi mấy điệu buồn. Tiếng sáo réo rắt giữa cảnh rừng hoang nghe xao động lòng người.
Và rồi, bên bếp lửa bập bùng sưởi ấm, tôi được nghe những câu chuyện vô cùng kỳ lạ về cuộc đời của “người rừng” Trần Ngọc Lâm.
Ông Trần Ngọc Lâm sinh năm 1952 trong một gia đình đông anh em. Năm 1972 vào bộ đội, đi chiến trường B, từng vào sinh ra tử trong rất nhiều trận đánh khốc liệt.
Một mình trong rừng hoang, ông thường thổi sáo cho đỡ buồn
Bạn bè, đồng đội ngã xuống rất nhiều, nhưng ông may mắn sống được đến ngày hòa bình. Đất nước giải phóng, ông về làm lái xe và sửa chữa ô tô ở đội xe của bưu điện tỉnh Hoàng Liên Sơn.
Năm 1989, ông có triệu chứng bệnh tật, thường xuyên ho rất nặng, thậm chí ho cả ra máu, cơ thể sa sút rất nhanh. Đi khám ở đâu bác sĩ cũng bảo bị bệnh lao.
Chữa trị suốt 2 năm trời, song bệnh tình chỉ càng nặng thêm. Những lúc cơn đau dồn lên, ông không thở được, ngực đau như có ai cầm dùi đâm thấu phổi.
Đến năm 1991, cơ thể kiệt quệ, chỉ còn bộ xương được bọc da, không đứng dậy nổi nữa. Người em trai khi đó là quan chức trong quân đội liền đưa ông về Bệnh viện quân đội 103 điều trị.
Ông Lâm bên một gốc chè ngàn năm trên độ cao 2.800m, ngay dưới đỉnh Fansipan
Sau khi các bác sĩ chiếu chụp, làm các xét nghiệm cần thiết, đã khẳng định ông bị ung thư phổi. Bác sĩ bảo, muốn sống thêm khoảng 2 năm nữa thì phải dùng phương pháp hóa trị và xạ trị.
Ông Lâm chứng kiến cả trăm người sống lay lắt với căn bệnh ung thư ở bệnh viện mà nản. Các bệnh nhân được hóa trị, tóc rụng sạch sẽ, không còn sức lao động, chỉ có thể nằm im một chỗ. Nhưng rồi, chết vẫn hoàn chết, chỉ có điều chết sớm hay chết muộn mà thôi.
Nghĩ rằng có điều trị tích cực, tốn rất nhiều tiền, cũng chỉ sống được thời gian ngắn nữa thôi, người em của ông Lâm bảo: “Anh em mình từng vào sinh ra tử, sống chết đâu có nghĩa lý gì, mà sống như vậy thì chết còn hơn”.
Ông Lâm dựng lều giữa rừng trúc để ngủ
Ông Lâm cũng nghĩ vậy và nói: “Nếu chết như vậy vừa không có ý nghĩa lại làm khổ vợ con. Thôi! quãng đời còn lại làm gì được cho vợ con thì cố mà làm”.
Thế là hai anh em trốn bệnh viện về Lào Cai. Nghĩ rằng, ngày xông pha trận mạc chết vì mọi người còn không tính toán, nay chết vì vợ con thì đâu cần phải lăn tăn, thế là ông lao vào làm việc.
Ông giấu bệnh tật của mình, không nói cho ai biết và làm việc cật lực để mong mất nhiều sức, chết nhanh hơn. Vợ hỏi: “Sao bệnh tật, ốm yếu không uống thuốc?”. Ông giấu vợ bảo không có bệnh tật gì. Uống thuốc mà vẫn chết thì uống làm gì.
Tác giả trong một chuyến xuyên rừng Hoàng Liên Sơn cùng ông Trần Ngọc Lâm
Ông làm việc trong một xưởng sửa chữa ô tô. Những lúc đau quá, ông ra sức quay máy để quên cơn đau, để được chết nhanh. Vận động quá sức, khiến máu ộc cả ra mồm, mũi. Ông cắn tấm khăn nhịn đau để làm việc. Có ngày cơn đau dữ dội, ông nghiến nát mấy cái khăn.
Những lúc gara ô tô không có việc, ông sang Trung Quốc làm cửu vạn bốc vác thuê. Ông làm việc quần quật suốt ngày đêm, được đồng nào lại gửi về cho vợ nuôi 3 người con. Ông không dùng đồng tiền kiếm được để bồi bổ, ăn uống, mua thuốc. Ông nghĩ, đâu cũng chết nên chả phí phạm những đồng tiền ít ỏi đó.
Càng ngày, sức khỏe ông Lâm càng suy kiệt. Không muốn vợ con nhìn thấy mình, nên ông lên tận Sín Tẻn (Mường Khương) sửa chữa ô tô cho cả người Việt Nam lẫn người Trung Quốc.
Ông Lâm lấy thuốc trong rừng Hoàng Liên Sơn
Ông sang Trung Quốc mua những chiếc xe cũ, tháo ra lấy phụ tùng và bán đồng nát cho dân buôn đồng nát dưới Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) lên mua.
Ông cứ nhằm lúc nào cơn đau đến là lao vào làm việc quần quật. Càng đau ông càng làm việc hăng hái hơn.
Có lần, cơn đau quật ngã ông. Anh em lao động khiêng về cho vợ con ở Lào Cai để đem đi chôn. Nhưng rồi, ông vẫn sống lay sống lắt.
Nhiều đêm, vợ thương chồng mà nước mắt ròng ròng. Bà phải nhấc chân ông lên trời, chúc đầu ông xuống đất cho dễ thở.
Lẽ đời, người mong sống thì chết, còn người mong được chết mà cứ sống dai dẳng. Căn bệnh ung thư quật ngã ông, ông lại đứng dậy. Ông sống lay lắt hết năm này qua năm khác. Tử thần ở cạnh mà không bắt nổi ông đi.
Cứ rảnh rỗi, ông Lâm lại ngồi thiền
Sau này, có một vị bác sĩ người Trung Quốc bảo rằng, chính vì ông làm việc cật lực, làm việc để chết nên ông mới sống.
Theo ông ta, khi con người làm việc cực nhọc, vận động mạnh, cơ thể sinh ra chất đề kháng mạnh mẽ và tiêu đi những phần bệnh tật khiến khối u phát triển chậm lại, thậm chí không phát triển được nữa.
Nếu hồi phát hiện ra bệnh ung thư, ông Lâm đau khổ, dặt vặt, mất hết niềm tin, nằm lỳ một chỗ thì không thể sống được đến ngày nay.
Chính ý chí mạnh mẽ, quật cường đã giúp ông Lâm đánh bại căn bệnh ung thư phổi, loại ung thư được cho là nặng nhất, khó chữa nhất trong các loại bệnh ung thư.
Còn tiếp…
Kỳ 3: Cuộc chiến ngoài biên ải
Những ngày làm việc cửu vạn, phá dỡ máy móc cũ nát ở Trung Quốc vô cùng vất vả. Dù ung thư phổi giai đoạn cuối, máu ộc ra đằng miệng sau mỗi cơn ho, nhưng ông Trần Ngọc Lâm vẫn không gục ngã.
Phía bên kia cửa khẩu Mường Khương có thị trấn Vân Sơn, nơi tập trung khá nhiều lao động tự do người Việt Nam. Người Trung Quốc dựng một dãy lán tạm cho lao động nghèo thuê. Mỗi căn phòng độ 7m2, nhưng có đến chục người nằm giữa cái nóng như đổ lửa.
Ông Lâm chặt trúc dựng lều trên độ cao 3.000m
Tại khu vực đó có Lìu Cắm Xìn (Lưu Vàng Tốt), là một tay hảo hán, nổi tiếng võ nghệ cao cường. Hắn có một đám đàn em, toàn đầu trọc, xăm trổ đầy mình, dao búa lăm lăm trong tay. Băng nhóm này sống bằng trò bảo kê, cướp bóc ở các bến bãi.
Tuy nhiên, chúng chủ yếu chỉ bóc lột đám lao động người Việt mà thôi. Anh em lao động ở khu vực này đều phải nộp tiền “bảo kê” đều đặn cho chúng hàng tháng, nhưng không những chúng không bảo vệ được gì mà thỉnh thoảng lại còn cướp thêm của anh em.
Một đêm, có tên đầu trâu mặt ngựa đập cửa gọi ông Lâm ra. Hắn đề nghị phải “nộp thuế” 30% thu nhập hàng tháng. Ông Lâm chửi cho tên này một trận rồi đóng cửa không tiếp. Tên này hậm hực bỏ đi.
Anh em người Việt cùng phòng và trong xóm trọ thấy cảnh ấy sợ rúm ró. Mấy người khẳng định, muộn nhất là ngày mai chúng mang dao kiếm đến lấy mạng ông Lâm.
Mấy anh em trọ cùng khuyên ông Lâm trốn về Việt Nam không được bèn cuốn chiếu sang phòng khác ngủ, kẻo mang vạ vào thân.
Nghe tiếng bọn đầu gấu này cũng ghê, ông lại một thân xứ người, nhưng nếu sợ chúng trốn về thì lấy đâu ra việc làm kiếm tiền nuôi vợ con. Hơn nữa, ông cũng chẳng sống được bao nhiêu nữa, nên có chết dưới đao kiếm thì cũng coi như sự giải thoát, đỡ phải sống cảnh đợi cái chết từ từ.
Sớm hôm sau bọn chúng kéo đến thật. Ba thằng đệ tử ôm ba thanh kiếm trong tay, còn Lìu Cắm Xìn tay không. Ba thằng xếp hàng ngang phía sau, Lìu Cắm Xìn bước lên trước gọi lớn: “Thằng tháo dỡ ô tô đâu rồi?”.
Ông Lâm bên thác Tình Yêu. Ông cũng chính là người tìm ra sự thật về huyền thoại thác Tình Yêu.
Đám lao động Việt Nam ở khu nhà trọ sợ hãi đóng chặt cửa, không ai dám lên tiếng. Ông Trần Ngọc Lâm mở cửa bước ra ngoài nói: “Tao chính là thằng tháo dỡ ô tô đây”.
Lìu Cắm Xìn cười hô hố, nói giọng châm chọc: “Mày gầy còm như cây sậy thế kia mà dám ngang bướng à? Sao mày không nộp thuế?”. Ông Lâm không chút sợ sệt: “Tao nộp thuế cho chính quyền rồi, cớ gì phải nộp nữa cho chúng mày?”.
Ông Lâm nói chưa dứt lời, ba thằng cao to lực lưỡng vác kiếm vọt lên nhằm thẳng đầu ông Lâm chém tới tấp.
Hồi ở bộ đội, ông Lâm từng là lính đặc công, chịu khó tập luyện nên võ nghệ tinh thông. Chỉ trong chớp mắt cả 3 tên đều văng mất kiếm. Thằng gãy xương quai xanh, thằng trẹo cánh tay, thằng gãy xương sườn. Thằng gục tại chỗ, thằng bò lê bò càng, kiếm một đằng, người một nẻo.
Đựng nước bằng trúc
Lìu Cắm Xìn nhanh như chớp vồ chiếc xà beng phóng thẳng vào mạng sườn ông Lâm. Cú phóng đó làm ông gãy xương sườn. Hắn đã nắm được những đòn hiểm của ông Lâm nên biết cách né tránh.
Quần nhau một hồi, hắn khoe sức mạnh bằng cách nhấc bổng ông Lâm lên trời và lấy đà ném thẳng xuống đất. Ai cũng tưởng ông Lâm không vỡ đầu cũng gãy sống lưng, nhưng ông lại thấy đây là dịp may hiếm có để hạ đo ván Cắm Xìn.
Nhanh như chớp, một tay ông bóp vào quai hàm, một tay nắm chặt tóc hắn ném ra xa. Lìu Cắm Xìn ngã lăn quay đơ, máu ộc ra miệng. Mọi người đều tin rằng Cắm Xìn đã chết.
Thấy vậy, ông Lâm liền nhảy lên một chiếc xe IFA thu mua phế liệu của người Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) trở về Mường Khương.
Ông Lâm có thể nhóm lửa trong mọi hoàn cảnh, kể cả trời mưa
Anh em bộ đội biên phòng thấy ông thương tích đầy mình nên đưa về đồn băng bó, chữa trị, nhưng ông nhất định không vào vì sợ ảnh hưởng đến anh em ở đó.
Ông biết xương sườn chỉ cần nắn vào sẽ tự liền nên ông tự nắn xương cho mình rồi vào nhà một người bạn tên là Tấn ở Mường Khương nằm cố định suốt một tháng trời trên giường.
Vừa đi lại được, ông về ngay Lào Cai tìm công ăn việc làm. Ai thuê cái gì ông cũng làm, từ chạy xe ôm, bốc vác thuê, sửa chữa thuê ô tô, xe máy, công nông cho các hiệu sửa xe.
Một ngày, có 4 thanh niên Trung Quốc tìm đến tận nhà ông và giới thiệu là người của Lìu Cắm Xìn. Ông Lâm cười bảo: “Ở Trung Quốc tao còn chẳng sợ chúng mày, vậy ở đây thì có gì tao phải sợ?”.
Mấy thanh niên bảo: “Không phải chúng tôi sang đây đánh nhau mà chuyển lời của ông chủ đến ông? Ông vừa bệnh tật, ốm yếu mà lại dám chống lại cả mấy người khỏe mạnh nên ông ấy rất kính phục và mong mỏi được gặp ông”.
Nấu nước bằng trúc
Tất nhiên ông chẳng tin được miệng lưỡi của chúng nên không nhận lời. Một thời gian sau lại thấy chúng kéo sang, mang theo cả tiền lẫn quà cáp.
Chúng bảo: “Nếu là người anh hùng thì ông nên sang. Nếu chúng tôi muốn giết ông thì có nhiều cách chứ sao phải mời chào kính cẩn thế này”.
Thấy bọn này nói cũng phải nên ông Lâm theo chúng sang Trung Quốc. Lìu Cắm Xìn đẩy xe lăn ra tiếp.
Sau trận đánh thập tử nhất sinh với ông Lâm, Lìu Cắm Xìn phải ngồi xe lăn cả đời. Cả 3 thằng bị đánh gãy xương quai xanh cũng ốm yếu vàng vọt, không còn sử dụng được võ nghệ nữa.
Lìu Cắm Xìn bảo: “Giới giang hồ muốn sống được phải cưỡi lên đầu người khác, nhưng nếu không được thì phải chấp nhận không ân hận”.
Gã phục khí khái anh hùng của ông Lâm. Cắm Xìn hỏi tuổi và xin nhận ông Lâm làm anh.
Còn tiếp…
‘Người rừng’ và bí ẩn thiền sư gầy còm có cái đầu thép
(VTC News) – Ông Lâm cầm viên gạch nung đỏ rất cứng đập vào đầu vị thiền sư. Ông có cảm giác viên gạch chưa chạm đầu vị thiền sư đã vỡ vụn.
Kỳ 4: Duyên kỳ ngộ ở Tây Tạng
Như đã nói ở phần trước, sau khi ông Trần Ngọc Lâm hạ đo ván 4 tên giang hồ ngoài biên ải, ông trở về nước để tránh sự truy lùng của chúng. Nhưng Lìu Cắm Xìn, đại ca của bọn giang hồ, bị ông Lâm đánh trọng thương, phải ngồi xe lăn không những không tìm cách trả thù, mà còn khâm phục khí khái của ông Lâm.
Lìu Cắm Xìn đã cho người sang Việt Nam mời ông Lâm sang. Cảm phục khí khái của ông Lâm, nên Lìu Cắm Xìn nhận kết nghĩa anh em với ông Lâm.
Lìu Cắm Xìn bảo: “Sau khi tìm hiểu về anh, tôi được biết anh từng là bộ đội, lại bệnh tật, không có việc làm kiếm tiền chữa bệnh nên tôi gọi anh sang đây để kiếm việc cho anh”. Ông bảo: “Tao bệnh tật sắp chết rồi thì làm được việc gì?”.
Ông Lâm lang thang hết cách rừng này đến cánh rừng khác để tìm cây thuốc quý
Lúc đó, Vàng Lù Pao đi vào và nói: “Tôi là đệ tử của Cắm Xìn. Lời giang hồ nói ra dù một câu thì chết cũng không thay lòng. Nếu anh có mệnh hệ gì, tôi sẽ đưa xác anh về tận Việt Nam an táng chu đáo rồi gửi tiền chăm lo cho vợ con anh”.
Vàng Lù Pao là con trai của một thiếu tướng quân y trong quân đội, rất giàu có. Vàng Lù Pao có một đội xe mấy chục cái, toàn loại siêu trường siêu trọng chở hàng trên con đường xuyên Á, từ Trung Quốc lên Tây Tạng, rẽ qua các nước Trung Đông và châu Âu, rồi lại lấy hàng ở những nước đó chở về miền Nam Trung Quốc.
Pao mời ông Lâm làm công việc giám sát đội xe và sửa chữa cho đoàn xe khi gặp sự cố. Ngoài việc nuôi ăn uống, ngủ nghỉ, Pao trả lương cho ông 3.000 tệ/tháng, một mức lương rất cao hồi đó.
Ông Lâm kể chuyện Hoàng Liên Sơn cho khách leo Fan trong túp lều giữa rừng
Như buồn ngủ gặp chiếu manh, ông Lâm đồng ý ngay. Ông nhắm mắt đưa chân miễn là kiếm được tiền nuôi vợ con, mặc dù khi ông chết đi, có thể chúng sẽ quẳng xác xuống một cánh rừng cách xa Tổ quốc hàng vạn dặm.
Về nhà thăm vợ con vài ngày, ông lặng lẽ balô túi xách lên đường, không nói gì với vợ con. Đoàn lái xe có 50 người, với 16 quốc tịch, tuy nhiên, chỉ có ông mới được ăn cùng mâm, ngủ cùng chiếu với Vàng Lù Pao.
Sau mấy tháng làm việc cho Vàng Lù Pao, một lần, vào cuối năm 1993, khi đoàn xe chở hàng từ La Xa về hướng La Tư, là một thị trấn nhỏ nhưng rất đẹp và thanh bình nằm trên sườn núi Hymalaya, gần biên giới Nepan thì tắc đường do núi băng đổ xuống làm gãy cầu. Đoàn xe phải dừng lại vài ngày chờ tu sửa cầu. Vàng Lù Pao rủ ông Lâm đi dạo chơi trong cái lạnh độ âm.
Chiếc dao là vật dụng không thể thiếu trong mỗi chuyến đi rừng
Cạnh con đường lớn có một ông sư thân thể gầy tóp. Trong giá lạnh âm độ băng giá, ai cũng áo da, áo lông vẫn rét căm căm, mà ông sư chỉ choàng chiếc áo cà sa màu vàng mỏng manh thêu kim tuyến rộng thùng thình.
Phía tay phải ông có chiếc vòng luân xa quay quay, bên trái có đống gạch và trước mặt là chiếc chậu bằng đất nung có mấy đồng tệ mệnh giá nhỏ và những gói thuốc bột chiết xuất từ lá cây.
Vị thiền sư ngồi bất động như đang thiền. Vàng Lù Pao kể với ông Lâm rằng, vị sư này thuộc dòng tu khổ hạnh, cả đời ăn chay trên núi và sống bằng bố thí của người đời.
Lương y Phạm Văn Thanh và ông Trần Ngọc Lâm trong một chuyến đi rừng tìm cây thuốc quý
Ông Lâm nhìn thầy tu khổ hạnh xót cảm nên có mấy chục tệ trong túi ông dốc cả bỏ vào chiếc chậu đất. Tuy nhiên, ông thầy tu lại nhặt bỏ ra ngoài, rồi cứ chỉ vào tiền lại chỉ vào đầu.
Vàng Lù Pao giải thích rằng, theo phái tu thiền này, nếu người đời bố thí cho họ tiền thì phải tát họ vài cái tương ứng với số tiền bố thí. Còn nếu cho nhiều tiền thì phải cầm gạch đập vào đầu họ và đập đến khi nào vỡ gạch họ mới nhận tiền. Nếu người bố thí không làm vậy thì họ nhất định không nhận.
Nghe chuyện, ông Lâm sởn da gà. Ông từng tập luyện chặt gạch trong quân đội. Ông có thể chặt được cả trăm viên cùng lúc, nhưng cầm hòn gạch cứng như thế này đập vào đầu vị sư 84 tuổi, lại gầy gò như cây sậy thì quả ghê tay. Tuy nhiên, vì phong tục từ ngàn năm nay là vậy nên ông cũng thử xem thế nào.
Nhiều khi phải trèo lên tận ngọn cây trên mỏm núi cao nhất để xác định hướng đi
Ông Lâm cầm viên gạch đập rất nhẹ vào đầu vị thiền sư, nhưng ông cảm giác có một luồng xung lực mạnh đẩy hòn gạch ra ngoài. Ông thử lại mấy lần và đều có cảm giác ấy.
Biết rằng vị thiền sư này có công năng đặc dị nên ông Lâm đập mạnh tay hơn. Ông có cảm giác viên gạch nung đỏ rất cứng chưa chạm đầu vị thiền sư đã vỡ vụn. Vị thiền sư cũng như vùng đất Tây Tạng đều vô cùng huyền bí.
Vị thiền sư sau khi làm lễ cám ơn đã bảo: “Tôi sẽ nhận tiền, nhưng tôi xin báo với thí chủ rằng thí chủ sắp chết. Bệnh của thí chủ sẽ không thể chữa khỏi được, nhưng nếu theo tôi chữa trị sẽ sống được lâu hơn”.
Ông Lâm là người dẫn tác giả đi tìm hàng chục “thung lũng chết”, dãy núi chết chóc trong đại ngàn Hoàng Liên Sơn để cảnh báo nạn cháy rừng
Nghĩ đến khả năng đặc dị của vị thiền sư này, ông Lâm cũng tin lời nói đó là thật nên xin Vàng Lù Pao cho đi theo vị thiền sư. Pao hẹn 4 tháng sau sẽ đón ông Lâm ở đúng chỗ này.
Ông Lâm theo vị thiền sư phăm phăm leo lên lưng dãy núi Hymalaya. Con đường nên núi dốc ngược như đường lên trời. Ông có cảm giác vị thiền sư già nua leo núi không bao giờ biết mệt. Trông dáng ông bước đi như thể dùng khinh công, rất nhẹ.
Còn tiếp…
Thoát khỏi “tử thần ung thư” nhờ kỳ duyên ở Tây Tạng
Gặp vị thiền sư gầy nhóp, có cái đầu cứng như thép ở thị trấn La Xa (Tây Tạng), ông Trần Ngọc Lâm đã đi theo vị thiền sư này.
Kỳ 5: Học bài thuốc quý
Cuốc bộ suốt 3 ngày thì đến “bệnh viện”. Đó là một cái hang đá rất lớn trên sườn núi. Trong hang, nhà sư ngồi tu thiền, bệnh nhân nằm la liệt.
Các bệnh nhân đều mắc bệnh nan y, được bệnh viện trả về chờ chết, đi hàng ngàn dặm đến vùng núi băng tuyết này cầu cứu các thiền sư, như thể đi tìm các vị thánh cứu rỗi linh hồn.
Cách đó không xa cũng có vài cái hang nữa, cũng có các thiền sư và rất nhiều bệnh nhân.
Ông Lâm đã có kỳ duyên với vùng đất Tây Tạng
Ông Lâm chỉ biết tiếng Quan Hỏa và tiếng lóng của giới giang hồ Trung Quốc nên không thể giao tiếp với họ. Rất may, trong số bệnh nhân chữa trị có một vị giáo sư ngành ngôn ngữ của Trung Quốc, bị ung thư tuyến tiền liệt di căn, tên là Lỉ Coỏng, biết tiếng Phạn nên dịch cho ông.
Vị thiền sư này có pháp danh là Uy-ri-ang-kha-đa. Hàng ngày, ông cùng những sư sãi khác lên núi lấy thuốc về chữa trị cho các bệnh nhân.
Bệnh nhân được hướng dẫn cách thiền, luyện khí công, niệm Phật. Bệnh nhân chỉ có mỗi việc ngồi thiền, ăn và ngủ. Đến giờ có người mang thuốc cho uống mà lại miễn phí hoàn toàn.
Tác giả đã có hàng chục chuyến đi rừng dài ngày với “người rừng” Trần Ngọc Lâm
Tuy nhiên, việc ăn uống vô cùng khổ ải. Ông Lâm là người từng trải trận mạc và chịu khổ nhiều nhưng cũng phải ớn trước những món ăn ở đây.
Người ta đổ cả rổ lá cây và hạt kê, hạt răng ngựa vào chiếc nồi to rồi ninh kỹ. Mỗi người mỗi bữa chỉ được ăn một bát nhỏ, trông không khác gì cám lợn. Vừa đói, vừa khổ nhưng cố phải chịu, vì các nhà sư cũng ăn vậy.
Một lần, ngồi nói chuyện, vị thiền sư hỏi về thân thế ông Lâm. Ông kể lể tình hình bệnh tật và quê hương, đất nước mình. Vị thiền sư “à à…” mấy tiếng và tỏ ra rất vui.
Ông hỏi rằng: “Có phải nước nhỏ của thí chủ đã 3 lần đánh thắng quân Nguyên không?”.
Ông Lâm đã được vị thiền sư Tây Tạng chỉ cho nhiều cây thuốc quý
Hôm sau, mới sáng sớm, vị thiền sư gọi ông Lâm bảo đi cùng. Đi theo ông và vị thiền sư có một người Tạng, là giáo viên tiểu học ở vùng này, biết tiếng Hoa và tiếng Phạn làm phiên dịch cho ông và vị thiền sư.
Người phiên dịch này bảo rằng, vị thiền sư rất khâm phục người Việt Nam, vì Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng anh dũng.
Vị thiền sư dẫn ông Lâm đi theo và truyền nghề thuốc cho ông một phần là vì ông là người ở đất nước phía Nam, “rất nóng và có quả chuối”, đã đánh thắng cả quân Mông Cổ. Trong khi đó, tổ tiên ông núi cao, rừng thẳm, rộng lớn mênh mông mà không cản nổi bước chân của Thành Cát Tư Hãn.
Trong chuyến đi lấy thuốc, ông Lâm được chứng kiến cảnh một bà mẹ người Tây Tạng ngồi trên tảng đá bồng con hát ru. Tiếng hát lên cao xuống thấp, vang vọng não nề giữa cảnh núi rừng mênh mông.
Ông Lâm và khung cảnh tuyệt đẹp trên dãy Hoàng Liên Sơn
Anh giáo viên đó dịch cho ông Lâm nghe nội dung bài hát ru, đại để: “Có một đất nước phía Nam nhỏ bé, nóng lắm và có quả chuối, nhưng đã ba lần đánh thắng quân Nguyên hùng mạnh…”.
Đây là bài hát ru có từ 700 năm trước mà bà mẹ Tây Tạng nào cũng thuộc lòng. Nghe lời dịch đó, ông Lâm đã khóc nức nở.
Sau này ngồi tu trên đỉnh Fansipan, nghĩ lại lời ru đó cùng với những kiến thức thu thập được trong quá trình lang bạt ở Trung Quốc, ông đã nghiệm ra rằng: Dòng sông Hồng ở bên Trung Quốc chỉ là những nhánh sông, nhánh suối, nhưng khi về Việt Nam nó mới trở nên hùng vĩ.
Ông Lâm là người phát hiện ra cây giảo cổ lam và chỉ dẫn cho các nhà nghiên cứu ở Việt Nam. Người Tây Tạng gọi cây này là giảo thiền kê.
Và những bộ tộc nhỏ bé, những nền văn minh nhỏ bé, khi di cư xuống phía Nam, bám theo sông Hồng mới tạo thành nền văn minh sông Hồng rực rỡ. Cũng như cái trống đồng của các bộ tộc nơi thượng nguồn rất thô sơ, dùng để làm tang ma, nhưng khi về Việt Nam nó đã trở nên rất tinh xảo và dùng làm tiếng trống hiệu triệu vạn quân, khiến quân thù khiếp vía.
Sau nhiều ngày ngẫm nghĩ, ông mang ý tưởng đó gặp lãnh đạo Đài truyền hình Lào Cai và đề nghị họ làm phim như ý tưởng của ông để ca ngợi nền văn minh Sông Hồng.
Và bộ phim “Nơi ngọn nguồn sông Hồng” đã ra đời, dài 14 tập gây ấn tượng với khán giả cả nước. Cũng theo đề xuất của ông, các phóng viên Truyền hình Lào Cai tiếp tục làm bộ phim khám phá mang tên “Địa đàng Hoàng Liên Sơn”.
Quý mến người Việt Nam, nên vị thiền sư đã chỉ dẫn những cây thuốc điều trị ung thư cho ông Lâm
Lại nói về chuyện vị thiền sư Uy-ri-ang-kha-đa cho ông Lâm đi theo học nghề thuốc sau khi đã bắt ông hứa không tiết lộ bí quyết với ai. Vị thiền sư này giữ bí quyết không phải để làm lợi cho mình mà nếu nói ra, người ta sẽ lên núi nhổ sạch cây thuốc khiến những cây thuốc quý sẽ tuyệt chủng.
Sau mấy ngày cuốc bộ dọc sườn núi Hymalaya, ông Lâm được chứng kiến vô vàn loại kỳ hoa dị thảo mọc lẫn trong rừng, trong kẽ đá lẫn với mây gió ở độ cao 5.000 mét, quanh năm lạnh độ âm.
Những loại cây thuốc vốn đã quý, lại sống trong môi trường thiên nhiên khắc nghiệt nên càng hiếm, càng chất lượng.
Theo vị thiền sư thì những kỳ hoa dị thảo này chỉ sống ở trên những đỉnh núi rất cao, do đó, trên thế giới không đâu có. Tuy nhiên, lúc đó không có tư tưởng trở thành thầy thuốc nên ông Lâm chỉ chú tâm vào những cây thuốc chữa bệnh ung thư phổi của mình mà thôi.
Ông Lâm đã nhiều lần cảnh báo nguy cơ cháy rừng Hoàng Liên Sơn. Và rừng đã cháy thảm khốc. Ông Lâm lại là người dẫn tác giả đi miên man nhiều ngày, xuyên qua mấy trăm héc-ta rừng pơ-mu khổng lồ cháy trụi để đau xót nhận ra rằng, rừng đã bị rút ruột sạch sẽ trước khi cháy.
Trong số cây thuốc chữa bệnh của ông thì có 7 vị mà người Tạng gọi là mỹ nhân thang, là thuốc giải độc, làm đẹp cơ thể mà giới võ lâm Tây Tạng cổ xưa hay dùng.
Bài thuốc này có rất nhiều tác dụng như tăng cường sức khỏe, tái tạo tế bào, giảm đau, giải độc cực mạnh. Cây ngũ trảo long giã ra uống vào hết đau ngay, xoa bóp bên ngoài cũng giảm đau rất tốt.
Cứ điều trị như vậy, dù ăn uống kham khổ, song chỉ mấy tháng sau, cơ thể tiều tụy, chỉ có độ 47kg của ông Lâm đã tăng lên 52kg, sức khỏe hồi phục gần như người thường. Ông Lâm không thấy biểu hiện khó thở, tức ngực nữa.
4 tháng sau, vị thiền sư này nhắc: “Lù Pao nhắn anh xuống núi đấy”. Ông Lâm buồn rầu nói: “Con phải đi rồi, nhưng bệnh con có khỏi được không?”.
Vị thiền sư mang cho ông Lâm một bao thuốc dặn mang về uống. Ông Lâm hỏi: “Chia tay thầy rồi, con có gặp lại được thầy nữa không?”. “Còn duyên thì gặp được thôi!” – vị thiền sư nói rồi quay gót.
Ông Lâm xách đồ xuống núi, nước mắt chứa chan. Ông nghĩ rằng, rời ngọn núi này thì trước sau sẽ chết, nhưng cả đời nằm trong hang chữa bệnh, không giúp được gì cho vợ con thì cuộc sống cũng không có ý nghĩa gì.
Còn tiếp… –> bài đọc thêm: Hành Trình Về Phương Đông – Sách Truyện hay nên đọc
Hành trình bò lên đỉnh Fansipan để chết
Kỳ 6: Vào rừng để chết
Sau khi rời dãy núi Hymalaya của vùng Tây Tạng với những câu chuyện hết sức kỳ bí về các vị thiền sư của phái khổ tu ép xác, ông Lâm tiếp tục công việc theo những đoàn xe siêu trường siêu trọng ngang dọc Á – Âu của Vàng Lù Pao.
Đoàn xe này chở hàng xuất phát từ phía Nam Trung Quốc, giáp Hà Khẩu (Lào Cai) xuyên qua Tây Tạng, sang tận vùng Trung Đông và nước Nga, rồi lại nhập hàng chở về Trung Quốc.
Mỗi chuyến đi kéo dài mấy tháng trời, thành thử cả năm ông Lâm mới tạt qua nhà được vài ngày, đưa cho vợ con cọc tiền rồi lại đi biệt tăm. Vợ con cũng chẳng biết ông làm gì.
Hình ảnh gầy còm của ông Trần Ngọc Lâm hồi mới lên đỉnh Fansipan
Bao tải thuốc mà vị thiền sư huyền bí ở Tây Tạng gửi tặng đã mang lại cho ông Lâm sức khỏe như người thường khiến ông làm việc quần quật thêm được mấy năm trời nữa.
Đầu năm 1998, Hà Khẩu mở cửa thông thương, Lào Cai phát triển mạnh mẽ nên ông xin Vàng Lù Pao cho nghỉ việc về quê tự gây dựng sự nghiệp, gần gũi chăm sóc vợ con.
Ngoài việc trả lương hậu hĩnh, Vàng Lù Pao còn mua tặng ông Lâm chiếc xe tải nhẹ, rồi làm mọi thủ tục, mang tận về Việt Nam cho ông, giúp công có cần câu kiếm sống.
Ông cùng người em trai mở xưởng sửa chữa ô tô, chuyên chở vật liệu thuê và ăn nên làm ra.
Tuy nhiên, chỉ đến cuối năm, hết thuốc, căn bệnh ung thư phổi lại tái phát rất nặng. Ông ho cả ra một vốc tay máu. Những cơn đau xé ngực theo từng nhịp thở và cơ thể nhanh chóng sút đi còn 40kg.
Vợ con nhìn thấy cảnh đó chỉ biết nước mắt ngắn dài. Cả nhà vẫn không ai hay biết ông bị căn bệnh ung thư phổi quái ác. Hỏi han thì ông chỉ xua tay nói không việc gì.
Sợ vợ con phải đau khổ khi chứng kiến cái chết từ từ của ông, hoặc khiêng ông xuống Hà Nội chữa trị một cách vô nghĩa, ông đã có một quyết định kỳ cục, đó là trèo lên đỉnh Fansipan tu thiền và chờ chết một cách lặng lẽ trên đó.
Ngày đó, đường lên Fansipan rất gian khổ, rất ít người leo được lên đến đỉnh núi. Đường leo Fansipan xuất phát từ bản Cát Cát và phải đi mất 3, thậm chí 5 ngày mới lên đến đỉnh núi. Đường đi vô cùng dốc dác, hiểm trở.
Ông Lâm chỉ tước một phần vỏ cây làm thuốc, chứ không bao giờ chặt hạ, phá hoại
Cuối năm 1998 ông bắt đầu leo núi với đầy đủ chăn màn, quần áo, dao phát, lương thực.
Khỏi phải nói cái cảnh bệnh tật ốm yếu, đi đã khó, leo núi còn khổ đến nhường nào. Khi đó, ông như người sắp chết, cứ bò lê bò lết từng bước một. Khi nào mệt thì quấn áo mưa ngủ, tỉnh dậy lại bò.
Trong quá trình leo núi, ông gặp một thợ săn người Mông. Gã thợ săn này cứ luôn mồm bảo ông điên ông dở, nhưng lại vác hộ ông ối thứ.
Sau này, thấy thiếu thốn cái gì, ông cho mấy chục ngàn ngàn là anh ta xuống tận Sapa mua lên cho. Ông Lâm dặn đi dặn lại anh ta rằng, khi nào ông chết, nhờ anh ta chôn giúp thật sâu, kẻo lợn rừng bới lên ăn xác thì tủi lắm.
Một cây thuốc quý trong rừng Hoàng Liên Sơn
Cứ vừa đi, vừa bò, vừa lết như vậy 4 ngày 4 đêm thì lên đến độ cao 2.900m. Hồi đó, những con đường lên đỉnh Fansipan rêu phong, đại ngàn Hoàng Liên không có dấu chân người.
Trong cuộc leo núi đi tìm cái chết này, điều kỳ diệu đã xảy ra. Khi đến độ cao 2.900m, ông Lâm thấy rất nhiều loại cây thuốc mà ông từng sử dụng ở Tây Tạng. Hóa ra, ở độ cao gần tương đương, thì hệ sinh thái tương đối giống nhau. Ông reo lên sung sướng: “Ta sống được rồi!”.
Ông nhổ bất cứ cây nào thấy quen quen, na ná cây thuốc bên Tây Tạng mà ngày xưa vị thiền sư chỉ cho, rồi nhai sống luôn cả hoa, lá, thân, rễ.
Trong số hàng chục cây thuốc quý cùng loài với cây thuốc trị ung thư trên dãy Hymalaya, thì đáng chú ý nhất là loài cỏ mà sau này người Sapa gọi là cỏ nhung, còn vùng Tây Nguyên gọi là cỏ kim cương.
Thời gian rảnh rỗi, ông Lâm dẫn khách chinh phục Fan để kiếm sống
Đây là một trong hai cây thuốc quý nhất trong bài thuốc trị ung thư phổi của các thiền sư Tây Tạng. Cây cỏ nhung có tác dụng giải độc cực mạnh, nhưng tác dụng quan trọng nhất của nó là ức chế khối u, tái tạo tế bào. Cây cỏ thần kỳ do ông Lâm phát hiện trên đỉnh Fansipan này sẽ được đề cập kỹ trong bài viết sau.
Lên đến độ cao 2.900m, ông Lâm kiếm một cái hang nhỏ, nông choèn để ở. Ông phát vợi trúc, lợp thêm cái mái che mưa gió khỏi hắt vào.
Trên đó, quanh năm gió lộng, rét căm căm. Mùa hè, ở Lào Cai nóng như thiêu như đốt thì đỉnh Fansipan chỉ 3-4 độ C, còn mùa đông, cuối thu, đầu xuân thì lạnh độ âm, sương muối, tuyết rơi và băng phủ trắng đỉnh núi, băng lấp cả miệng hang. Ông phải nấu băng nấu tuyết suốt mùa đông để có nước uống.
Ông Lâm thường cởi trần ngồi thiền trong cái lạnh âm độ
Hàng ngày, ông Lâm mặc phong phanh trong giá lạnh để cái lạnh không cho khối u phát triển. Ông ngồi vắt chéo chân, hai tay đặt lên đầu gối, hít vào thở ra từ từ để điều hòa chân khí, hòa mình với thiên nhiên, vũ trụ.
Giờ đây, tuy khối u đã nằm im trong phổi, không phát triển nữa, nhưng cứ rỗi lúc nào, ông Lâm lại ngồi thiền. Trong nhiều chuyến đi rừng, khi tôi mặc tới mấy áo khoác, lại chui vào túi ngủ, nằm bên đống lửa bùng bùng vẫn không ngủ nổi vì rét, thì ông Lâm chỉ mặc chiếc áo bộ đội phong phanh, hoặc cởi trần ngồi thiền. Ông ngồi như tượng mấy giờ liền, tuyết phủ trắng mái tóc pha sương.
Ông Lâm bảo, phương pháp thiền của các thiền sư Tây Tạng vô cùng huyền bí. Các thiền sư nói với ông rằng, bộ não con người tuy nhỏ, nhưng lại tiêu tốn mức năng lượng rất lớn. Do đó, nên giữ cho bộ não thanh thản, hoạt động ở mức độ thấp nhất.
Ông Lâm luyện được khả năng giữ cho bộ não hoạt động ở mức thấp nhất trong mọi hoàn cảnh. Khi tu thiền, bộ não của ông gần như không tiêu tốn năng lượng. Toàn bộ năng lượng dành để bảo vệ cơ thể. Chính vì thế, mỗi ngày, ông chỉ ăn 1 bát cơm vào bữa trưa, uống một cốc nước thuốc, song ông có thể đi liên miên trong rừng không cần nghỉ và cũng không thấy mệt.
Giữ cho bộ não luôn thanh thản, thư giãn đặc biệt quan trọng với người mắc bệnh ung thư. Theo ông Lâm, những người mắc ung thư mà đau khổ, dằn vặt, luyến tiếc, suy nghĩ nhiều, thì sẽ chết rất nhanh. Còn những người vui vẻ, thanh thản, sẵn sàng đón nhận cái chết, không chút luyến tiếc, đau đớn, thì có thể sống được rất lâu.
Nếu những người mắc ung thư, đặc biệt là ung thư phổi, tu thiền theo phương pháp của các thiền sư Tây Tạng cũng là cách trị bệnh hiệu quả.
Còn tiếp…
Kỳ 7: Sống cùng thú hoang
Ngày đó, đại ngàn Hoàng Liên Sơn còn vô cùng hoang vu, ngoài con đường chinh phục Fansipan từ bản Cát Cát, thi thoảng mới có người lên, thì hầu như chưa có dấu chân người. Chính vì thế, thú rừng còn rất nhiều.
Ở một cái hang nhỏ, giống như khe nứt của quả núi, phía trên hang ông trú ngụ, là “ngôi nhà” của bầy khỉ.
Sáng sớm tinh mơ, bọn khỉ đã hót ríu ran gọi bầy dậy đi kiếm ăn. Con khỉ đực đầu đàn lớn nhất dẫn cả bầy rời hang. Cứ lần lượt từng con nhảy ra khỏi khe nứt giữa hai khối đá lớn. Ông Lâm đếm tổng cộng được 50 con lớn nhỏ.
Hang đá nơi ông Lâm sống cùng bầy khỉ và gia đình gấu
Bình thường, hễ thấy tiếng người, bọn khỉ chạy xa, nhưng không hiểu sao chúng lại không sợ ông Lâm. Ông Lâm nói đùa rằng, lúc đó, quần áo rách rưới, râu tóc xồm xoàm kín mặt, nên trông ông cũng không… giống người lắm. Có lẽ chúng tưởng đồng loại, nên không sợ. Nhiều lúc, ông ngồi thiền trong hang, bọn khỉ tò mò lại gần ngó nghiêng, thậm chí trêu ghẹo làm ông mất tập trung.
Bọn khỉ đặc biệt thích nghe tiếng sáo trúc. Chiều tà, khi mặt trời lặn phía bên Lai Châu, chiếu ánh nắng xuyên qua lớp mây ửng hồng, cảm thấy cô đơn, ông lại lôi chiếc sáo trúc tự tạo ra thổi. Mỗi khi tiếng sáo cất lên, bọn khỉ lại tìm đến, đứng lố nhố ở cửa hang, đu trên cây ngồi nghe như khán giả.
Cảnh đẹp Hoàng Liên Sơn
Có bọn khỉ ở bên, ông Lâm cũng bớt buồn. Hàng ngày, ngoài lúc lấy thuốc, ông thường đi dọc đoạn đường lên Fan, để nhặt nhạnh những mẩu bánh mì, lương khô, thức ăn rơi vãi của khách leo núi, mang về cho bọn khỉ.
Tuy nhiên, lắm lúc, bầy khỉ cũng gây phiền phức cho ông. Nhiều khi, đi rừng về, thấy xoong nồi, bát đĩa mất sạch. Ông lại phải tìm lên hang khỉ đòi về. Mấy chiếc xoong, chảo đều méo mó do bọn khỉ dùng làm… trống.
Bên kia mỏm núi, đối diện với hang ông Lâm và bầy khỉ ở, cách khoảng 200m đường chim bay là nơi trú ngụ của gia đình gấu ngựa.
Cái lần ông có kỳ duyên với gấu ngựa cũng rất lạ lùng. Hôm đó, là buổi sớm, mặt trời mới ló dạng dưới chân núi, ông Lâm đang ngồi thiền, thì choàng tỉnh bởi tiếng gừ gừ.
Thi thoảng ông Lâm lại trèo lên ngọn cây để tìm bầy khỉ
Mở mắt, ông chợt rùng mình, khi ngay trước mặt, chỗ miệng hang, cách nơi ông ngồi độ 5m, là con gấu ngựa rất lớn, cỡ tạ rưỡi đang nhìn ông chằm chằm.
Là người đi rừng nhiều, hiểu tập tính các loài vật, nên ông Lâm bình tĩnh, không bỏ chạy, cũng không tìm cách phòng thủ. Trong số các loài vật trong rừng, thì gấu là loài nguy hiểm nhất.
Người đời thường sợ hổ, nhưng thực ra, hổ là loài rất nhát. Chỉ nghe tiếng động, ngửi thấy hơi người, là chúng chạy trốn từ xa. Riêng gấu, tuy chậm chạp, nhưng thường núp trong bụi rậm và xông ra tấn công người.
Nhưng trước khi tấn công người, chúng thường quan sát thái độ của con người. Nếu tấn công nó, thì nó sẽ tấn công lại, bỏ chạy nó đuổi theo, còn bình tĩnh đối phó với nó, thì nó sẽ bỏ đi.
Sau phút rùng mình, ông lấy lại bình tĩnh. Trong hoàn cảnh bệnh tật đầy mình, tay không ông còn hạ được 4 tên giang hồ tay dao tay kiếm, thì con gấu này không phải đối thủ của ông. Tuy nhiên, ông muốn làm bạn với nó, nên ông giữ nguyên tư thế tọa thiền. Ông mở mắt nhìn nó chằm chằm.
Ông Lâm phải mất cả năm trời đi tìm mới thấy gia đình gấu ở mỏm núi phía Tây đỉnh Fansipan
Con gấu gầm ghè nhìn ông vài phút, thấy ông không nhụt chí, sợ hãi, nên nó ngó ngoáy đầu, nhìn đi hướng khác, rồi lững thững bỏ đi. Ông Lâm ra khỏi hang, nhìn theo con gấu, thì thấy nó chui vào cái ở mỏm núi bên kia.
Đến trưa, khi ông đang thổi lửa nấu cơm, thì lại gặp một con gấu nữa lững thững đi về phía hang, nơi con gấu ông gặp lúc sáng đang ngủ. Khi đó, ông Lâm mới biết, hang đá chính là nơi ở của vợ chồng nhà gấu. Vợ chồng nhà gấu cứ đi kiếm ăn vài ngày, mới lại mò về hang ở.
Hàng tháng trời ông Lâm tìm cách thân thiện với vợ chồng nhà gấu, song không ăn thua. Khi ông lại gần, chúng gầm gừ nhìn với ánh mắt dữ tợn, rồi cúp đuôi bỏ đi.
Cứ vài ngày, ông lại mang đồ ăn thừa du khách bỏ đi như bán mì, bánh ngọt, hoa quả, đặt ở cửa hang gấu. Thậm chí, ông bắt tổ ong đầy mật đặt ở miệng hang. Tuy nhiên, vợ chồng gấu chỉ ngửi đồ ăn, rồi làm ngơ, không thèm ăn.
Không nản lòng, ông Lâm cứ kiên trì mang đồ ăn cho vợ chồng gấu. Phải đến mấy tháng sau, có lẽ thấy ông Lâm không phải kẻ thù, nên vợ chồng nhà gấu mới ăn đồ ông Lâm mang đến. Vợ chồng nhà gấu cũng tỏ ra thân thiện hơn với ông Lâm. Tuy nhiên, chúng vẫn không đến gần ông như bầy khỉ.
Khi ông Lâm thổi sáo, bầy khỉ sẽ tìm đến
Mấy năm trời sống như hàng xóm với cặp vợ chồng nhà gấu, ông Lâm hiểu khá kỹ tập tính của loài gấu. Gấu là loài khá hiền lành, trầm tính và kín đáo. Tuy nhiên, chúng lại rất cục tính. Chúng sẽ trở nên cực kỳ hung dữ và nguy hiểm khi con người tìm cách tấn công chúng.
Hiểu về loài gấu, nên đã có hàng trăm lần ông Lâm giáp mặt gấu trong các chuyến vào rừng sâu, nhưng chưa lần nào ông gặp nguy hiểm. Đường gấu gấu đi, việc ông ông làm, không để ý đến chúng, không tấn công chúng, thì sẽ không gặp nguy hiểm.
Mấy năm sống trong hang, ông Lâm đã chứng kiến nhiều lần gấu cái trở dạ sinh ra đàn gấu con. Ông Lâm để ý và thấy rằng, gấu bố không ở cùng gấu con, không chăm sóc gấu con. Khi gấu mẹ sinh gấu con, gấu bố tìm ổ riêng để ở, cách “nhà” mấy chục mét. Khi gấu con trưởng thành thì chúng đi tự đi tìm cuộc sống khác. Chú gấu con nào không tự động đi, thì gấu bố cũng đuổi đi.
Đến bây giờ, nhắc lại đàn khỉ và gia đình nhà gấu, ông Lâm vẫn buồn. Ông bảo rằng, chính ông là người có lỗi với gia đình gấu và đàn khỉ, khi vì ông mà chúng phải bỏ đi.
Ông Trần Ngọc Lâm nhiều lần dẫn tác giả xem cảnh phá rừng của lâm tặc trong đại ngàn Hoàng Liên Sơn
Chuyện là, khi ông tìm ra con đường ngắn nhất chinh phục đỉnh Fansipan, chỉ mất 2 ngày một đêm, thì cũng là lúc khách du lịch
Comment