No icon

lien-hoa-bo-bach-tu-minh-chan-ngon

LIÊN HOA BỘ BÁCH TỰ MINH CHÂN NGÔN

Posted by: MT | 25/02/2014

LIÊN HOA BỘ BÁCH TỰ MINH CHÂN NGÔN

LIÊN HOA BỘ BÁCH TỰ MINH CHÂN NGÔN (.PDF)

LIÊN HOA BỘ BÁCH TỰ MINH CHÂN NGÔN

Chú thích Phạn Văn: HUYỀN THANH

OṂ_ PADMASATVA  SAMAYAM  ANUPĀLAYA _ PADMASATVA  TVENA UPATIṢṬA _ DṚḌHO  ME  BHAVA _ SUTOṢYO  ME  BHAVA _ SUPOṢYO  ME  BHAVA  _ANURAKTO  ME  BHAVA _ SARVA  SIDDHIṂ ME  PRAYACCHA  SARVA  KARMASU _ CA  ME  CITTAṂ  ŚRĪYAṂ  KURU _ HŪṂ  HA  HA  HA  HA  HOḤ_ BHAGAVAṂ  SARVA  TATHĀGATA  PADMA _ MA  ME  MUṂCA  _ PADMĪ  BHAVA _ MAHĀ  SAMAYA  SATVA _ HRĪḤ.

OṂ: Hình thức của một chữ nói về tinh hoa trong sạch tinh khiết về một cơ thể Liên Hoa của tất cả Đấng Thiện Thệ (Sugata). Nó còn biểu thị cho dự định của một người nào đó hoặc biểu thị cho sự ước muốn may mắn nào đó.

PADMASATVA: Liên Hoa Tát Đỏa. PADMA là hoa sen biểu thị cho bản chất trong sạch không ô nhiễm, không bị bất cứ nguyên nhân nào làm cho nhơ bẩn được. SATVA là người có lòng trắc ẩn lớn .

PADMASATVA còn biểu thị cho sự không thể chia cắt được của tính trong sạch không nhiễm cấu và tâm Đại Bi. Tình trạng nhơ bẩn ô uế là hiện tướng của vòng luân hồi. Sự luân chuyển trong trạng thái nhơ bẩn ô uế mà luôn luôn trong sạch tinh khiết được gọi là Đạo. Tình trạng thoát ly vĩnh viễn sự nhơ bẩn ô uế chính là Phật Đạo. Chữ nghĩa chỉ là phương cách hướng dẫn cho nên danh tự PADMASATVA biểu thị cho sự kết tinh Tâm Nguyện của kẻ hữu tình nhằm vượt thoát sự nhiễm ô trói buộc và đạt được sự thanh tịnh vô nhiễm trước.

SAMAYAM: Bản Thệ, có nghĩa là những gì mà ta không thể vượt qua được. Nó là khuôn mẫu giải thoát mà ta cần phải trân trọng gìn giữ.

ANUPĀLAYA: gìn giữ, có nghĩa là giữ cho lời nguyện thề của Padmasatva luôn quan hệ với ta.

TVENA: bởi Ngài ( Padmasatva)

UPATIṢṬA: Kiên trú. Padmasatva đang được kêu gọi để trú ngụ vững chắc trong một cá thể.

DṚḌHO: Vững chắc, thuộc tính cách mà Padmasatva trú ngụ trong Bản Thể đó.Mặc dù Padmasatva là hình thức tồn tại trong mọi hiện tượng, tỏa khắp và lưu lại trong mọi vật từ lúc khởi thủy cho đến sau này, hình thức này luôn luôn tồn tại trong khi luân chuyển nơi sinh tử cũng như ổn định vững chắc nơi Niết Bàn. Padmasatva được yêu cầu trú ngụ trong một cá thể đã giúp cho cá thể đó tự nhận biết về đặc tính trong sạch không nhiễm dính duy nhất.

ME: là tôi, cái Ta

BHAVA: là phát sinh (cảm giác của sự tự tạo ra , cảm nhận về sự tạo lập)

SUTOṢYO: Ước nguyện tốt, sự thỏa mãn cùng cực. Người ta van nài Padmasatva để làm cho bản thân họ trở nên thỏa mãn từ sự tự do khoái lạc, nhận thức tỉ mỉ tinh vi cho đến cả ước nguyện lớn lao (Đại Nguyện).

ME: là Tôi

BHAVA : là phát sinh

SUPOṢYO : là tăng trưởng rất tốt. Đi theo  ME  BHAVA thì mang nghĩa là “Tăng trưởng Trí Tuệ thanh tịnh qua đại nguyện Không Hai và lòng Đại Bi trong tôi“

ANURAKTO: là hài lòng. Đi theo ME BHAVA thì có nghĩa là “Làm cho tôi phát khởi Đại Bi”. Đây chính là nghĩa khiến cho tôi yêu thương và dứt trừ khổ não cho tất cả chúng sinh khiến cho họ xa lià mọi sự ô uế dính mắc

SARVA: là tất cả

SIDDHIṂ: sự thành tựu. Sarva siddhiṃ đi theo ME  BHAVA thì có nghĩa là “Làm cho tôi thành tựu tất cả”

ME: là Tôi

PRAYACCHA : Ban cho, hoặc cầu nguyện cho ai

SARVA : Tất cả

KARMASU : Hành động

ME  PRAYACCHA  SARVA  KARMASU là cung cấp cho tôi tất cả hành động lớn, nhỏ, siêu đẳng, bình thường

CA: là và, luôn luôn

ME: là của Tôi

CITTAṂ: là Tâm

ŚRĪYAṂ: là đức tính, đức hạnh

KURU: là làm

CA  ME  CITTAṂ  ŚRĪYAṂ  KURU: Hãy làm cho Tâm của tôi trong sáng tinh khiết trong mọi hành động. (Bởi vì Tâm dẫn đầu tất cả mọi hành động, nếu Tâm trong sáng thì tất cả hành động trong sáng)

Người ta van nài Padmasatva để xin nhận thức được Cứu cánh bí mật mà bí mật này đã tạo ra rất nhiều vẻ mặt bên ngoài. Sự tồn tại của luân hồi và Niết Bàn được bắt nguồn từ năng lực tự nhiên của một Padma duy nhất. Sự nhận thức về ước nguyện vĩ đại này đã giúp cho họ vượt qua được bản chất tự tâm của chính họ và đó là lời khẩn cầu lớn nhất.

HŪṂ: Chủng Tử biểu thị cho Tâm Tịnh Bồ Đề, là Đại Ấn của 5 dòng Như Lai, là bản chất trong sạch tinh khiết của 5 sự hợp nhất và sẵn sàng để hiển lộ ra bất cứ lúc nào.

HA  HA  HA  HA: Là bản chất nguyên thủy tinh khiết của 4 sự vui vẻ, khoái lạc

HOH: là bản chất tinh khiết của hữu tình thông qua sự đối đãi giữa 6 căn và 6 trần

BHAGAVAṂ: là Thế Tôn.

SARVA  TATHĀGATA: Tất cả Như Lai

PADMA: Thanh tịnh vô nhiễm trước. Trường hợp chỉ định được thêm vào với một nghĩa quy hướng, bởi vì người ta đang xin sự quan tâm của tất cả Như Lai

: là đừng

ME: là Tôi

MUṂCA  (hay Muṅca, Muñca): là bỏ rơi

MÀ  ME  MUṂCA là “Đừng bỏ rơi Tôi  mang nghĩa là “đừng để cho sự nhận thức được pháp NHƯ THỊ xa lìa khỏi tôi”, hoặc là “qua những ràng buộc của Tâm Đại Bi vô biên, đừng để cho tôi bị thoái chuyển”.

PADMĪ: là có một Padma

BHAVA: là phát sinh, cái có (Hữu)

PADMĪ  BHAVA có nghĩa là làm cho tôi có tính trong sạch không dính mắc, tức chỉ ra nghĩa không bỏ rơi của Padmasatva

MAHĀ: là to lớn không ngằn mé

SAMAYA: là lời thề

SATVA: là hữu tình

MAHĀ-SAMAYA-SATVA là Đại nguyện hữu tình (Hữu tình có lời thề to lớn)

HRĪḤ: Chủng tử  tinh hoa của Liên Hoa Bộ biểu thị cho sự mau chóng xa lìa các trần cấu, tham, sân, si, chứng được 4 đức thanh tịnh là Ái Nhiễm Thanh Tịnh, Sân Thanh Tịnh, Cấu Uế Thanh Tịnh, Tội Thanh Tịnh

Một người van xin một biểu tượng vĩ đại Padmasatva thì tự dâng hiến toàn bộ nhân vị của họ để trở thành sự thanh tịnh không nhiễm dính. Đây là lý tưởng Bồ Tát được thực hiện như nó đã được thể hiện trong hình tướng Padmasatva

Toàn bộ LIÊN HOA BÁCH TỰ MINH CHÂN NGÔN có thể diễn dịch là :

“Hỡi Liên Hoa Tát Đỏa!  Xin Ngài hãy giữ gìn lời thề của mình! Xin Liên Hoa Tát Đỏa hãy trú ngụ cùng con,làm cho con được kiên cố vững chắc, giúp cho con hoàn thành ước nguyện, ban bố cho con thỏa mãn mọi nguyện cầu, thúc đẩy con phát khởi Tâm Đại Bi mà thành tựu tất cả, đồng thời làm cho Tâm của con được tinh khiết trong sáng trong mọi hành động HÙM, HA, HA, HA, HA, HỐC. Xin Đức Thế Tôn, tất cả Như Lai Liên Hoa đừng bỏ rơi con, hãy giúp cho con phát sinh được sự thanh tịnh không nhiễm dính, đừng để con phân cách với Đấng Liên Hoa Tát Đỏa ngỏ hầu thành tựu Đại Nguyện Hữu Tình. HƠ-RÍCH”

                                                                                                               19/08/1997

Advertisements


100%

Nguồn KinhMatGiao

Comment