No icon

thich-ca-tieu-nghiep-dai-chan-ngon

THÍCH CA TIÊU NGHIỆP ĐẠI CHÂN NGÔN

Posted by: MT | 18/01/2014

THÍCH CA TIÊU NGHIỆP ĐẠI CHÂN NGÔN

THÍCH CA TIÊU NGHIỆP ĐẠI CHÂN NGÔN (.PDF)

Thich Ca Tieu Nghiep Chan Ngon

Hán văn: chỉnh lý Nhiên Đăng tạp chí biên tập bộ

Việt dịch: HUYỀN THANH

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nguyên là vua Công Đức của Bạc Già Phạm Ứng Chính Đẳng Giác và Ngài cũng là vị Giáo Chủ của Thế Giới Sa Bà (Sāha-loka-dhātu)

Ngay trong Mật Pháp, Đức Phật Thích Ca chính là Bản Tôn của việc sám hối tội chướng, tiêu trừ nghiệp chướng. Có rất nhiều Tăng Nhân với Đệ Tử của Phật biết Đạo, hứa nhiều phương pháp tiêu trừ nghiệp chướng, có điều Môn khác chẳng biết rõ Chân Ngôn của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lại là Đại Bí Mật tiêu trừ nghiệp tội cực nặng. Pháp này được nói tinh tế như bên dưới:

Hai tay kết Thích Ca Mâu Ni Phật Thủ Ấn: Dựng đứng ngón cái, ngón giữa, ngón út trong hư không. Co ngón trỏ, ngón vô danh vào tâm lòng bàn tay, chắp hai tay lại

Vào Đàn: tĩnh tọa, kết Ấn, quán tưởng: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trụ ở trung ương ngay phương trước mặt, thân thuần màu vàng ròng, tay phải đè mặt đất, tay trái là Định Ấn, bên trên Định Ấn nâng cái bình bát chứa đầy Cam Lộ (Amṛta), trên thân khoác ba loại áo của người xuất gia, tướng mạo viên mãn trang nghiêm, ánh sáng trong suốt, thân thể tựa như  một loại Lưu Ly (Vaiḍurya), ngồi an lành trên tòa hoa sen trắng, trong ánh sáng nhập vào Định

Lúc này, quán tưởng nước Cam Lộ trong cái bình bát Cam Lộ ấy hóa thành một đường ánh sáng màu trắng, thành một tia sáng hướng xuống dưới, giáng đến nơi mà mình đang tĩnh tọa, rồi ánh sáng trắng từ đỉnh đầu nhập vào, thân của mình ngồi Định ngay trong một vùng ánh sáng trắng

Do tia sáng trắng rưới rót vào đỉnh đầu rồi chảy vòng trong thân, đẩy nghiệp chướng có màu đen ra bên ngoài, hóa ở trong luồng hơi rộng lớn (đại khí). Quán tưởng trạng huống ấy liền có thể tiêu trừ tội chướng của vạn kiếp trong quá khứ.

Quán tưởng kết thúc, liền trì Thích Ca Mâu Ni Phật Tiêu Nghiệp Đại Chân Ngôn 108 biến. Chân Ngôn như bên dưới:

Na ma la đát na, thất cật nê, đát tha nga đa dã, a la ha đế, tam miểu cật tam một đà dã. Đát ninh tha: Ông, la đát nê, la đát nê, tô la đát nê, la đát nô na bà vị, ma hạ la đát na, chỉ la nê, la đát na tam bà bị, sa bà hạ”

NAMO  RATNA-ŚIKHINE TATHĀGATĀYA  AṂRHATE  (? ARHATE) SAMYAKSAṂBUDDHAYA (?SAMYAKASAṂBUDDHĀYA)

TADYATHĀ: OṂ_ RATNE  RATNE,  SURATNE,   RATNODBHAVE,  MAHĀ-RATNA  KIRAṆI,  RATNA-SAṂBHAVE  SVĀHĀ

Chú này mỗi khi tu thì một lần hồi Pháp, niệm 49 biến hoặc 108 biến. Tu Pháp theo trạng huống ấy liền có thể tiêu trừ hết tội chướng của vạn kiếp

Trọng điểm của Pháp này ở tại tia sáng trắng của nước Cam Lộ ngang bằng với sự quán đỉnh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đấy. Dùng nghĩa tối thượng của Phật Quả, từ đỉnh đầu rồi nhập vào trong thân của mình, hay khiến cho Công Đức biến thành ý của Đại Viên Mãn. Điều này đương nhiên là Mật Pháp tiêu trừ nghiệp chướng rất lớn.

Thích Ca Mâu Ni Phật Tiêu Nghiệp Đại Chân Ngôn cũng là Túc Mệnh Trí Đà La Ni. Trì Chân Ngôn này hay biết Túc Mệnh (Mạng của đời trước), biết rõ nhân quả trong đời trước.

Phật Thuyết Túc Mệnh Trí Đà La Ni Kinh nói rằng: Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo A Nan (Ānanda) rằng: “Có Đà La Ni tên là Túc Mệnh Trí, nếu có chúng sinh nghe được Đà La Ni này, hay chí Tâm thọ trì thì hết thảy nghiệp tội cực nặng trong một ngàn kiếp thảy đều tiêu diệt. Nếu hay trọn đời chẳng gián đoạn thì người này ở bảy câu chi đời thường biết Túc Mệnh”

18/01/2014

Advertisements


100%

Nguồn KinhMatGiao

Comment