cau-chuyen-luan-hoi-co-that-cua-binh-si-nhat-ban
Câu chuyện luân hồi có thật của binh sĩ Nhật Bản
- bởi map --
- 10/04/2017
Trong các nhà khoa học nghiên cứu về thuyết luân hồi, Giáo sư tâm thần học Lan Stevenson, người Thụy Điển, được công nhận là một đại diện xuất sắc.
Từ năm 1961 tới nay, ông đã làm việc không mệt mỏi như một con thoi đi khắp các nơi trên thế giới, để thu thập, sắp xếp và kiểm chứng các trường hợp nhớ được tiền kiếp ở các quốc gia khác nhau. Đến nay, qua 40 năm, ông thu thập được hơn 2000 trường hợp luân hồi.
Dưới đây là một câu chuyện được Giáo sư Stevenson ghi chép lại trong cuốn sách “Đứa trẻ nhớ được tiền kiếp” xuất bản vào năm 1987. Câu chuyện kể về một binh sĩ Nhật Bản được chuyển sinh tới Myanmar.
Giáo sư Stevenson sau 40 nghiên cứu về luân hồi, ông đã có những kết luận đáng kinh ngạc. (Ảnh: Internet)
Tháng 12 năm 1953, Tingang Nassour Miao đã được sinh ra trong ngôi làng của Myanma. Điều kỳ lạ là, vài tháng trước khi sinh, mẹ cô bé bỗng liên tục ngủ mơ thấy một người lính Nhật với vẻ ngoài buồn bã, chỉ mặc một cái quần soóc, cởi trần, đi theo bà và nói rằng ông sẽ đến sống với họ. Bà nhận ra rằng đây là một đầu bếp nấu ăn trong quân đội trong thời kỳ Nhật. Sau khi hạ sinh, người nhà phát hiện thấy ở bụng dưới của cô bé có một cái bớt đen nhỏ.
Khi Tingang lên 4 tuổi, cô bé tỏ ra rất sợ hãi và khủng hoảng khi nhìn thấy máy bay. Cô bé nói rằng mình đã từng bị máy bay nã súng bắn chết. Thỉnh thoảng cô bé còn tự khóc một mình và thì thầm “rất nhớ Nhật Bản”.
Cô bé Tingang Nassour Mia tin rằng kiếp trước mình từng là 1 binh sĩ Nhật Bản. (Ảnh minh hoạ: Internet)
Cô bé cho biết, kiếp trước cô là một binh sĩ Nhật Bản đóng quân ở làng này. Vào lúc đó, cô đang ở bên cạnh một đống củi chuẩn bị để nấu ăn, chỉ mặc một chiếc quần sooc, đeo một cái thắt lưng da lớn và không mặc áo. Đột nhiên chiếc máy bay của quân đồng minh từ đâu xuất hiện, họ liên tục nã đạn, do không kịp chạy trốn nên cô đã chết thảm vì một viên đạn găm vào bụng.
Cô bé kể rằng, trong kiếp đó cô đến từ miền Bắc của Nhật Bản, đã có vợ và 5 người con. Đứa đầu của cô bé là con trai và trước khi nhập ngũ, cô còn sở hữu một cửa hàng ăn nhỏ. Chính vì những ký ức đó của mình nên Tingang từ chối mặc quần áo của con gái, để tóc ngắn, thích chơi với con trai, đặc biệt thích trò chơi làm bộ đội và hay đòi cha mẹ mua súng đồ chơi để chơi. Cô bé còn nói muốn có một cái thắt lưng da để giúp bảo vệ bụng không bị lạnh.
Tingang cho hay nếu mặc quần áo con gái cô bé sẽ bị đau đầu, da sẽ bị ngứa và chỉ có mặc quần áo con trai mới khiến cô cảm thấy dễ chịu. Khi Tingang lên 11 tuổi, nhà trường yêu cầu cô bé bắt buộc phải mặc quần áo của con gái khi đến trường, cô bé từ chối không mặc, hai bên đều kiên quyết ý kiến của mình, cuối cùng dẫn tới việc cô bé chỉ còn cách nghỉ học.
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/khoa-hoc-huyen-bi/cau-chuyen-luan-hoi-co-that-cua-binh-si-nhat-ban-khien-giao-su-tam-than-hoc-thuy-dien-an-tuong-sau-sac.html
Comment