con-noi-la-cha-cua-me-kiep-truoc-truong-hop-luan-hoi-lam-rung-dong-the-gioi
Con nói là cha của mẹ kiếp trước: Trường hợp luân hồi làm rúng động thế giới
- bởi map --
- 08/04/2017
Những câu chuyện về luân hồi chuyển kiếp xưa nay lưu truyền trong nhân gian thường thu hút khá nhiều sự chú ý của mọi người. Trong đó, có rất nhiều câu chuyện vô cùng chân thực được chính những người trong cuộc miêu tả, nhất là những câu chuyện về hồi ức tiền kiếp của trẻ em. Chương trình “Discovery Channel” của đài truyền hình Mỹ là một chương trình phim phóng sự nổi tiếng, nội dung về khám phá tự nhiên, lịch sử, văn hóa thế giới được phủ sóng khắp 140 quốc gia trên thế giới. Dưới đây xin được giới thiệu 2 câu chuyện đặc sắc từ bộ phim phóng sự “Kiếp trước kiếp này – Câu chuyện luân hồi” (Past Lives-Stories of Reincarnation) của kênh “Discovery Channel”.
Các nhà khoa học tại Đại học Virginia ở Hoa Kỳ đang tiến hành các nghiên cứu về trường hợp những người có ký ức luân hồi. Trải qua bốn thập kỷ, họ luôn cố gắng để giải thích những điều lạ kỳ xảy ra đối với một số trẻ em khi nhớ về tiền kiếp.
Nhà tâm lý học trẻ em, tiến sĩ Jim Tucker đã thu thập được những tài liệu này, ông nói: “Chúng tôi điều tra các trường hợp một số trẻ em tự nói về cuộc sống trong kiếp trước, nhiều khi những đứa trẻ 2 tuổi đã bắt đầu nói chuyện về cuộc sống tiền kiếp, và tiếp tục cho đến khi 5 hoặc 6 tuổi”.
“Trong bốn thập niên qua, chúng tôi đã thu thập được nhiều trường hợp như vậy, điển hình là hơn 2.700 trường hợp. Những câu chuyện loại này có ở khắp mọi nơi, châu Á, Tây Phi, Nam Mỹ, Châu Âu, Hoa Kỳ… hầu như đều tìm thấy. Chúng tôi thu được chứng cớ rõ ràng, từ các nghiên cứu cho thấy chúng ta nên nghiêm túc đối đãi với khả năng luân hồi”.
Tiến sĩ Jim Tucker. (Ảnh: Internet)
Hãy để chúng ta theo chân các nhà khoa học và nhóm quay phim, cùng nhau lắng nghe những ký ức về tiền kiếp mà những đứa trẻ kể lại, tìm kiếm các bằng chứng của luân hồi.
“Khi mẹ còn nhỏ, con là cha của mẹ”
Cậu bé Ian 5 tuổi sống ở Florida vốn là một đứa trẻ hồn nhiên ngây thơ. Có một lần cậu quá nghịch ngợm, mẹ cậu là bà Maria nói cần phải đánh cậu, nhưng cậu bé đã nói với mẹ: “Khi mẹ là một cô gái nhỏ, thực ra con là cha của mẹ, nhưng con không bao giờ đánh mẹ”. Nghe những lời này, Maria sửng sốt, lắp bắp kinh hãi.
Hơn nữa cậu bé nhiều lần khẳng định rằng trước đây mình chính là cha của Maria. Ông từng là một sĩ quan cảnh sát, trong một lần đụng độ với kẻ xấu tại một cửa hàng nên ông đã bị bắn chết. Cậu còn nói về rất nhiều chuyện của mẹ mình trước đây. Ví như khi bà còn bé, cha bà nuôi hai con mèo, một đen một trắng. Con màu đen gọi là Maniac, con màu trắng gọi là Boston.
Có một lần, Iran nói với mẹ: “Mẹ ơi, khi mẹ còn nhỏ, con là cha của mẹ, khi đó con mèo nhỏ của con tên gọi là gì?”. Maria trả lời: “Maniac?”. Cậu nói: “Không, là con màu trắng kia mà?”. Maria nói: “Boston”.
Ian còn nói: “Con trước kia bình thường gọi nó là Bos, đúng không?”. Mẹ cậu lúc đó cực kỳ kinh hãi: Cậu bé không chỉ nhớ màu sắc của 2 con mèo, thậm chí còn nhớ chính xác biệt danh mà cha cô gọi chúng, những chi tiết nhỏ mà đến người khác cũng không biết. Dựa theo càng nhiều phát sinh những ngày đối với Ian, cô tin rằng đứa con trai này chính là cha mình đầu thai.
Đó chính là các em thường bị chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (Post traumatic stress disorder – PTSD). Đây triệu chứng tâm lý của một người trong tình trạng có sự đối kháng hay áp lực lớn (các mối đe dọa đến sự sống, chấn thương thể chất nghiêm trọng, hoặc thương tổn nghiêm trọng về thân thể hoặc tinh thần), trạng thái tâm lý này để lại di chứng rối loạn về sau. Nhưng điều đáng nói là những đứa trẻ này trong cuộc sống hiện tại, không gặp nguy hiểm đáng kể hoặc trải qua áp lực nào.
Giáo sư Haraldsson cho biết thêm, những ký ức trải qua cái chết trong tiền kiếp, chính là nguyên nhân tạo nên chứng rối loạn tâm lý này. Giáo sư Haraldsson cung cấp cho tổ làm phim một trường hợp ấn tượng ở Sri Lanka.
Tổ quay phim cùng Haraldsson đã đến Gamphaha, một thị trấn ở Veyangoda để tìm ngôi nhà của anh Nissanka. Cặp vợ chồng này có một người con gái tên là Dilukshi Nissanka (Di Luxi).
Người mẹ nói khi Di Luxi chưa đầy 2 tuổi đã bắt đầu nói mình không phải là con của nhà Nissanka, cô bé tin chắc rằng “gia đình thật” của cô ở Dambulla (cách 100 km từ Veyangoda, nằm ở miền Trung Sri Lanka). Mới đây, cha mẹ cô bé đã gửi cô đến một nhà trẻ tại một ngôi đền gần nhà, cô bé nói: “Ngôi đền của con là ở nơi khác”. Trước khi ăn cơm và ngủ, đứa bé vẫn không ngừng nói về “gia đình thật sự” của mình.
Cha mẹ cô bé nghĩ rằng đây chỉ là trò đùa của con mình, nên cũng không để ý và không tin mấy. Tuy nhiên, cô con gái liên tục lặp đi lặp lại như vậy, nói về nhiều chi tiết cuộc sống của gia đình trước kia, bao gồm cả những bộ quần áo cũ, những đồ dùng trong nhà, tài sản… Cô bé nói mình trong lúc chơi đùa ở bờ sông, bị người khác đẩy xuống sông mà không may chết đuối. Những cảnh vật xung quanh con sông, từ những chi tiết nhỏ đều được cô bé kể lại rõ ràng.
Cô bé Di Luxi ở Sri Lanka.
Có phải là cô bé đang ảo tượng và thêu dệt mọi chuyện? Giáo sư Haraldsson phân tích, một đứa bé nếu chỉ ảo tưởng, nó sẽ tưởng tưởng những khung cảnh thoải mái, dễ chịu, chứ không thích tưởng tưởng cảnh mình đau đớn vì chết đuối.
Còn đối với cha mẹ Di Luxi, “hồi ức kiếp trước” của con gái khiến họ rất buồn khổ, bởi vì đứa trẻ thậm chí từ chối nhận cha mẹ của mình, cô bé tin rằng nó “thuộc về” gia đình khác. Người mẹ rất buồn, cảm thấy con gái cho rằng cha mẹ chăm sóc mình không tốt nên mới có ý nghĩ như vậy. Còn người cha cũng có một lần vì chuyện này, quá tức giận nên không kiềm chế được mà đánh con gái. Như vậy, rõ ràng “thêu dệt” nên loại chuyện này đối với ai thì cũng không phải là một việc hay.
Nhưng vợ chồng Nissanka không thể ngăn cản Di Luxi không ngừng đòi tìm kiếm “gia đình thực sự” của mình. Cuối cùng họ phải đến ngôi đền Rock nổi tiếng ở Dambulla, liên hệ với người chủ trì ngôi đền này, bởi vì Di Luxi đã nói rất nhiều về ngôi đền này. Họ hỏi người chủ trì có hay biết về chuyện một cô gái bị chết đuối hay không, hỏi về từng chi tiết giống như miêu tả của Di Luxi. Nhưng mà người chủ trì này có vẻ không nhớ chuyện này. Cuối cùng ông giới thiệu cho họ tới gặp một phóng viên nhà báo
Người phóng viên này sau khi phỏng vấn Di Luxi, đã đem câu chuyện này đăng lên báo, trong đó kể lại những miêu tả chi tiết của cô bé về “cuộc sống kiếp trước” của mình. Vài ngày sau, gia đình Nissanka nhận được một bức thư từ ngôi làng ở Dambulla, chủ nhân của bức thư này là Dharmadasa. Sau khi gia đình Dharmadasa Ranatunga đọc được bài báo kể về câu chuyện của Di Luxi, nhận thấy từng chi tiết đều giống với trường hợp cô con gái Shiromi đã chết của họ, hiện trường cảnh vật nơi con sông đều giống y như vậy. Và Dharmadasa cũng muốn gặp Di Luxi.
Cuối cùng cuộc gặp gỡ đã được sắp xếp. Hôm đó, Di Luxi cùng cha mẹ ngồi trên xe đi đến “nhà” ở Dambulla. Còn chưa tới thôn, cô bé đã cao hứng miêu tả người trong thôn và đồ vật này nọ như thế nào, thậm chí còn chỉ đường cho lái xe chạy đến “nhà mình”. Cha mẹ cô bé rất kinh ngạc, bởi trước nay con gái họ chưa từng đến nơi này.
Cuối cùng, Di Luxi đã gặp được cha mẹ, anh chị em của mình ở kiếp trước, lúc ấy cô bé quỳ xuống đất mà khóc lóc. Hai đời gặp lại, cha mẹ hai bên cũng buồn vui lẫn lộn, còn mọi người xung quanh thì cảm thấy rất kinh ngạc và tò mò. Di Luxi nhận ra những đồ vật mà mình trước đây đã dùng cũng như những người hàng xóm xung quanh. Giáo sư Haraldsson để ý thấy khi cô bé đến ngôi nhà này, tính cách dường như đã thay đổi, không còn thấy u buồn, cũng chẳng e ngại, vui vẻ thoải mái hơn rất nhiều.
Về sau Di Luxi còn dẫn giáo sư Haraldsson tới nơi mà cô bé bị chết đuối ở kiếp trước, đó là rìa của một con sông, có một khối đá lớn đứng sừng sững là nơi trẻ em thường vui chơi. Di Luxi nói đây chính là nơi mà kiếp trước mình đã bị rơi xuống và chết đuối.
Nếu như trong cuộc đời quả thật có luân hồi chuyển kiếp, thì được thân người trong kiếp này quý giá lắm thay. Mỗi kiếp sống thật ngắn ngủi tựa như một giấc mộng… Phật gia giảng không phải chết là hết, vạn vật đều có luân hồi, người nhiều đức, làm nhiều việc tốt thì kiếp sau được thân người, hưởng phúc phận, kẻ hành ác sẽ phải sống đời đau khổ mà không biết vì đâu, đáng thương hơn thì sẽ chẳng được thân người. Thiện ác hữu báo là thiên lý mà không ít kẻ mê muội cười chê, trong vô minh mà hành việc bất hảo, nhắm mắt xuôi tay mới thấy chân tướng thì đã muộn.
Bạch Mỹ tổng hợp.
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/dau-thai-thuc-su-ton-tai-kham-pha-lam-rung-dong-the-gioi.html
Comment