luu-dan-co-dai-mon-do-tao-tac-bi-an-o-pennsylvania-my
Lựu đạn cổ đại: Món đồ tạo tác bí ẩn ở Pennsylvania, Mỹ
- bởi map --
- 14/11/2015
Một món đồ tạo tác được khai quật trên một đỉnh đồi trông ra phía con sông Delaware ở miền đông bang Pennsylvania, Mỹ, cùng với các món đồ tạo tác khác được khai quật trong một cuộc nghiên cứu kéo dài 10 năm đã cho thấy lịch sử của vùng đất này còn ẩn chứa rất nhiều điều bí ẩn.
Theo người chủ sở hữu và nhà nghiên cứu hiện vật không muốn tiết lộ danh tính, chiếc bình đất sét cao lanh màu trắng này đột ngột xuất hiện vào một ngày trong năm 2013 bên ngoài cửa hang của loài chuột chũi. Cô là người có chuyên môn trong lĩnh vực phục chế các tác phẩm nghệ thuật, và khá am hiểu về đồ gốm và các loại bột màu. Mẫu đất sét và các đặc điểm hình dạng độc đáo của chiếc bình đã thu hút được sự chú ý của cô vì đây không phải là thứ phổ biến trong khu vực.
Khác biệt với đất nung của thổ dân da đỏ châu Mỹ
Cô đã giải thích như sau: “Đất sét cao lanh có thành phần chủ yếu từ thạch anh và không có lẫn tạp chất, trong khi đó, gốm đất nung của thổ dân da đỏ châu Mỹ sử dụng bùn và các chất tạo màu tự nhiên thu thập từ khu vực lân cận… Kỹ thuật làm gốm của thổ dân da đỏ bang Delaware sẽ tạo ra một loại gốm sẫm màu hơn, đồng thời có trộn lẫn trong thành phần của nó các loại tạp chất tự nhiên, ví như đá và cỏ”. Ngoài ra, hình dạng đối xứng của cái bình gốm này có lẽ đã được tạo thành nhờ một cái khuôn, trái ngược với kỹ thuật xoay tròn được ứng dụng phổ biến trong ngành gốm ở Bắc Mỹ.
Một sự khác biệt đáng kể khác giữa đất sét cao lanh và gốm đất nung là đất sét cao lanh cần được nung trong lò kín với một mức nhiệt độ đều đặn và cao hơn rất nhiều (1315 độ C) so với các mức nhiệt độ thấp hơn khi sử dụng phuong pháp nung truyền thống trong hố lộ thiên của những thổ dân da đỏ.
Người ta tin rằng phần chính của bình gốm có thể đã được chế tác thành nhiều công đoạn khác nhau, với bằng chứng là sự mở rộng ra ở thân bình cùng với các vòng tròn cấu trúc ở xung quanh phần cổ bình và phần giữa thân bình. Dưới kính hiển vi, tiết diện phần đỉnh và phần đáy dường như đã được gắn lại với nhau và hàn kín bởi một dải cấu trúc xung quanh phần giữa thân bình.
Chất liệu cao lanh
Người Trung Quốc cổ đại được cho là những người đầu tiên đã sử dụng đá cao lanh, và qua nhiều thế kỷ, họ đã vận dụng hoàn hảo loại chất liệu này trong việc chế tác các món đồ gốm sứ tinh mỹ. Chính vì vậy, cao lanh còn được gọi là đất sét Trung Quốc. Vào thể kỷ 14, những sản phẩm ưa chuộng đã được nhập khẩu vào thị trường châu Âu.
Người Trung Quốc cổ đại được cho là những người đầu tiên đã sử dụng cao lanh.
Ở Bắc Mỹ, một lượng lớn trầm tích đá cao lanh chất lượng cao tập trung ở hai thành phố Macon và Augusta thuộc bang Georgia, Mỹ. Tuy có vị trí rất gần mỏ nguyên liệu thô, nhưng hai công ty gốm sứ công nghiệp Nam Carolina vào thế kỷ 19 đã không thể bán được những sản phẩm cao lanh này.
Mục đích sử dụng của món đồ tạo tác này là gì?
TAMTHUCCho đến khi đó, người chủ sở hữu hiện vật sẽ vẫn cảm thấy tò mò và hi vọng rằng việc công bố món tạo tác này trên truyền thông sẽ giúp hé mở những thông tin về lai lịch của nó (các bình luận được chuyển tới trang www.precontact.org).
Một khu vực cao ráo bên trên dòng sông là địa điểm lý tưởng để định cư trong tất cả các giai đoạn của lịch sử. Bình gốm và những tạo tác kỳ lạ khác được phát hiện tại di chỉ này sẽ khiến con người ta phải ngừng lại để suy ngẫm về vô số thế hệ và các nhóm văn hóa từng gọi nơi đây là quê hương.
Một hình ngôi sao chạm nổi dài 1 mm được tráng một lớp chất tạo màu bằng thạch anh màu xanh dương trong suốt bên trong một bông hoa phản sáng, cũng đã được tìm thấy tại di chỉ ở Pennsylvania. (Ảnh: Jon Haskell)
Jon Haskell là một thành viên sáng lập Quỹ Nghiên cứu các Dân tộc Bản địa (Indigenous Peoples Research Foundation). Tổ chức này được thành lập với mục đích bảo vệ, bảo tồn và nghiên cứu các món đồ tạo tác kỳ lạ được khai quật ở Mỹ, đặc biệt các món tạo tác ban đầu cho thấy ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc và/hoặc Ca-ri-bê.
Trong chuyên mục Khoa học huyền bí, Đại Kỷ Nguyên khám phá các nghiên cứu và các sự kiện liên quan tới các hiện tượng và giả thuyết đang thách đố hiểu biết của chúng ta hiện này. Chúng tôi sẽ đào sâu vào những ý tưởng có thể kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng mới. Hãy chia sẻ với chúng tôi suy nghĩ của bạn về những chủ đề có thể gây nhiều tranh luận trong phần bình luận bên dưới.
Tác giả: Jon R. Haskell, Quỹ Nghiên cứu các Dân tộc Bản địa
Đọc bản gốc ở đây.
Ngọc Mai biên dịch
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/luu-dan-co-dai-mon-do-tao-tac-bi-an-o-pennsylvania-my.html
Comment