nghien-cuu-khoa-hoc-truong-hop-doc-suy-nghi-du-doan-tuong-lai-trong-giac-mo
Nghiên cứu khoa học: 2 trường hợp đọc suy nghĩ, dự đoán tương lai trong giấc mơ
- bởi map --
- 13/08/2015
Giấc mơ luôn là chủ đề hấp dẫn nhân loại ngay từ thời kỳ bình mình của lịch sử, và trong thời gian gần đây, rất nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để khám phá hiện tượng phổ biến nhưng rất khác thường này.
Dưới đây là một số nghiên cứu cho thấy những người nằm mơ có thể tiếp cận với tư tưởng của những người khác hoặc dự đoán tương lai.
Xem thêm:
1. Khám phá thần giao cách cảm tại phòng thí nghiệm giấc mơ tại Trung tâm Y tế Maimonides ở Brooklyn, New York vào năm 1962
Đối tượng thí nghiệm là những người chưa từng có các nhận thức ngoại cảm, nhưng lại tin tưởng vào sự tồn tại của loại hiện tượng này. Họ đã ngủ qua đêm tại phòng thí nghiệm.
Một người sẽ ngồi ở trong một căn phòng cách đối tượng đang nằm ngủ khoảng 12 mét. Hai đối tượng sẽ gặp mặt một lúc trước khi thử nghiệm bắt đầu, nhưng sau đó sẽ bị tách ra và chấm dứt sự tương tác. Đối tượng ngồi trong phòng sẽ được cho xem một bức tranh nổi tiếng được lựa chọn ngẫu nhiên, với kích cỡ bằng tấm bưu thiếp. Những bức tranh được chọn có khác biệt lớn trong phong cách và chủ đề tác phẩm.
Trong khi đối tượng đang ngủ tiến đến giai đoạn Ngủ động mắt nhanh (rapid-eye-movement-REM sleep) – hay trạng thái xuất hiện giấc mơ, đối tượng giữ bức tranh ở phòng bên sẽ được yêu cầu tăng cường độ tập trung vào bức tranh.
Người nằm mơ sẽ tường thuật lại những giấc mơ của họ và cảm nhận của họ về giấc mơ sau khi thức giấc. Nhiều trọng tài độc lập đã đối chiếu những bức tranh với các bản tường thuật của những người nằm mơ để xem liệu có tồn tại sự tương đồng.
“Bản phân tích xếp hạng các đối tượng đã ghi nhận 10 lần ‘trúng’ và 2 lần ‘chệch’”, Montague, nhà tâm lý học đồng thời là người sáng lập Trung tâm Y tế Maimonides, và nhà tâm lý học Jon Tolaas, đã giải thích trong bài viết “Truyền giao cách cảm và giấc mơ” (Extrasensory Communication and Dreams)
Một ví dụ điển hình về một trong số những lần “trúng” là giấc mơ của một nữ giáo viên trẻ. Bức ảnh mà đối tượng trong căn phòng bên cạnh tập trung tư tưởng vào là bức “Động vật” (Animals) của họa sĩ Rufino Tamayo. Trong bức hình, hai chú chó đang gào rú và nhe răng. Xung quanh chúng là những khúc xương được gặm sạch và một tảng đá lớn màu đen ở phía sau.
TAMTHUC
Một ví dụ về lần dự đoán thành công của Robinson được nêu ra trong video đăng tải trên trang web của TS Schwartz (xem bên dưới).
Điều Robinson nhìn thấy trong giấc mơ của ông dường như đã trùng khớp với các sự kiện xảy ra trong chuyến đi tới Đài quan sát Thiên văn Quốc gia Kitt Peak (Kitt Peak National Observatory), ở Tuscon, Arizona, Mỹ. Đài quan sát thiên văn này có nhiệm vụ quan sát Mặt trời, và nó cũng được đặt trên đỉnh núi giống như Đài quan sát Thái dương Quốc gia (National Solar Observatory). Trước chuyến tham quan, Robinson đã mơ thấy hai tờ báo, một tờ được gọi là Mặt trời (The Sun), một tờ được gọi là Chiếc gương (The Mirror). Ông cuộn tròn chúng lại thành hai ống nhòm dùng để quan sát các tinh tú.
Trong giấc mơ ông cũng nhìn thấy các thiết bị kỹ thuật, màn hình trình chiếu và một ngọn núi.
TS Schwartz nói: “Với tư cách một nhà khoa học, kết luận duy nhất tôi có thể đưa ra cho đến thời điểm hiện tại là: Christopher thật sự có khả năng đó, nghĩa là đây không phải một trò bịp, không phải kỹ thuật đọc nguội [1], không phải sự trùng hợp, không phải sự ngẫu nhiên, không phải là những thông tin mơ hồ. Christopher cung cấp những thông tin cụ thể, chi tiết vượt quá những gì có thể giải thích bằng sự ngẫu nhiên”.
Nhưng TS Schwartz cũng cảnh báo rằng ông không xem thành công của Robinson là bằng chứng xác thực, mà là chứng cớ khá thú vị để tiếp tục tiến hành điều tra.
Một khi chúng ta chấp nhận sự tồn tại của những khả năng này, TS Schwartz nói, thì những câu hỏi sâu sắc hơn sẽ xuất hiện.
“Câu hỏi tiếp theo là : ‘Nó đến từ đâu?’ Câu trả lời là: ‘Chúng ta không biết,’” ông nói. “Cho đến thời điểm hiện tại, đây mới chỉ là sự suy đoán”. Ông cho rằng tính phức tạp của thông tin được truyền đạt “đòi hỏi chúng ta phải mở lòng để tìm kiếm nguồn thông tin từ một trí tuệ cao hơn”.
Một câu hỏi nữa, theo TS Schwartz, là “Tại sao thông tin này được truyền đạt và đối tượng là Christopher?”
Ông tin rằng thái độ và tinh thần trách nhiệm của Robinson có mối liên hệ rất lớn [tới khả năng của ông]. Robinson mong muốn dùng những khả năng của bản thân vào việc tốt. Ông cảm thấy một trách nhiệm đối với xã hội và không muốn lợi dụng năng lực của mình. Robinson đã sẵn lòng bỏ tiền túi để đến Arizona tham gia thử nghiệm. Anh không mong cầu lợi ích cá nhân thông qua khả năng của mình, mà trái lại còn có thể nhẫn chịu trước sự chế giễu [từ những người xung quanh].
TS Schwartz cũng chỉ ra rằng Robinson không muốn khả năng của mình bị hiểu nhầm, “trong đó bao gồm việc dám đứng lên bảo vệ luận điểm cho rằng những thông tin đó có thể rất có tính thông minh [thay vì thông tin lẫn lộn thu được trong lúc thần trí không tỉnh táo]”.
Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức hiện tại của nhân loại. Chuyên mục “Khoa học huyền bí” của thời báo Đại Kỷ Nguyên sưu tầm các câu chuyện về những hiện tượng kỳ lạ để kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!
Chú thích của người dịch:
[1] “Cold reading” (“Đọc nguội” – tạm dịch) là những biện pháp được sử dụng bởi các nhà tư vấn tâm lý, các bác sĩ trong lĩnh vực tâm thần, các ảo thuật gia và các thầy bói để xác định các thông tin cụ thể về đối tượng – thường là để thuyết phục đối tượng rằng mình rất hiểu về họ (mặc dù sự thật thì không phải thế). Khi không có sẵn thông tin của đối tượng, một người đọc nguội kinh nghiệm vẫn có thể nhanh chóng có được rất nhiều thông tin về đối tượng đó bằng cách: phân tích ngôn ngữ cơ thể, giới tính và độ tuổi, quần áo phụ kiện trên người, kiểu tóc, tôn giáo, chủng tộc/ dân tộc, cách thức giao tiếp…
Người đọc nguội thường sử dụng biện pháp suy luận với xác suất chính xác rất cao từ những tín hiệu thông tin đối tượng cung cấp (dù là nhỏ nhất), thậm chí sau đó họ biết rằng suy đoán/nhận định của mình đã sai cũng chỉ qua quan sát. Cuối cùng là nhấn mạnh, củng cố những thông tin đúng với đối tượng trong khi nhanh chóng bỏ qua các suy đoán sai trước đó.
Tìm hiểu chi tiết diễn biến kỹ thuật đọc nguội ở đây.
Tara MacIsaac, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Đọc bản gốc ở đây.
Ngọc Mai biên dịch
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/nghien-cuu-khoa-hoc-co-the-doc-suy-nghi-du-doan-tuong-lai-trong-giac-mo.html
Comment