nguoi-khong-lo-co-that-hay-khong-p-nguoi-khong-lo-da-xay-dung-cac-cong-trinh-cu-thach-co-xua
Người khổng lồ có thật hay không? P4: Người khổng lồ đã xây dựng các công trình cự thạch cổ xưa?
- bởi map --
- 08/01/2015
Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!
Hãy tưởng tượng thế giới chúng ta thời xa xưa, khi Đại kim tự tháp Giza và tượng đài cự thạch Stonehenge vẫn còn khá trẻ. Những tảng đá mới cắt rất trơn nhẵn chưa bị bào mòn và phân hủy như hiện nay. Kiến trúc cao chót vót của chúng vươn thẳng lên bầu trời như một dấu mốc cho trí tuệ và thành quả của nhân loại.
Các công trình cự thạch được phát hiện trên khắp thế giới, từ Nam Mỹ (Puma Punku) kéo dài đến phía đông Nhật Bản (Hầm mộ Ishibutai), và gần như có ở khắp mọi nơi.
Phải chăng những người khổng lồ cổ đại đã xây dựng một số những công trình tháp cao ngất này?
Việc kiến tạo Đại kim tự tháp và nền móng cự thạch trong tổ hợp đền thờ Baalbek ở Lebanon vẫn làm sửng sốt các nhà khoa học. Nếu người khổng lồ tồn tại, đương nhiên họ sẽ có lợi thế hơn so với con người hiện nay trong việc xây dựng các công trình cự thạch to lớn.
Xem thêm: Tảng cự thạch cổ đại lớn nhất từng được biết đến—Ai là người tạo ra nó?
Vào năm 1901, trong cuốn “Lịch sử thế giới: khảo sát tư liệu của nhân loại,” Han Ferdinand Helmolt và James Bryce Bryce đã viết: “Để xây dựng những công trình này tại vị trí hiện nay khi không có các nguồn lực kỹ thuật hiện đại, thì sức người có lẽ là không đủ, và nhìn chung thì chỉ những người khổng lồ mới có thể tạo ra những công trình như vậy.”
Tuy nhiên, người khổng lồ không phải là cách lý giải duy nhất cho việc xây dựng quần thể công trình cổ đại này.
Hiện nay chúng ta biết rằng người khổng lồ không phải là tác giả của Lâu đài San hô thời hiện đại ở gần thành phố Miami, bang Florida, Mỹ. Công trình này đã được xây dựng bởi một người đàn ông độc thân tên là Ed Leedskalnin với cân nặng chỉ khoảng 50kg và chiều cao chỉ 1,5m. Leedskalnin đã tự mình cắt và di chuyển các khối đá, một số nặng đến 9 tấn, vào vị trí với độ chính xác gần như hoàn hảo. Thật không may, vào năm 1953, ông đã yên nghỉ cùng với bí quyết xây dựng công trình này.
Để hình dung được kích cỡ của các tảng cự thạch, hãy nhìn những người đi bộ bên trái những tảng đá này ở Avebury Cove. (Jim Champion/Wikimedia Commons)
Nhưng các tư liệu ghi chép về những công trình khổng lồ này nằm ở đâu? Liệu chúng ta có nên kỳ vọng tìm được những ghi chép hay dấu vết lịch sử về cách thức, thời điểm, và tại sao những công trình này được dựng lên? Các nhà khảo cổ đã phải tự mình phán đoán và suy luận.
Tuy nhiên, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy các hình ảnh thú vị trên những bức chạm nổi trong Lăng mộ Rekhmire ở thành phố Luxor (Thê-bê cổ đại), Ai Cập. Một bức họa cho thấy hai người đang chăn một con hươu cao cổ. Điểm lạ kỳ ở đây là những người đàn ông này có tầm vóc gần bằng với con hươu cao cổ. Một con voi trong hình cũng nhỏ hơn hình người được vẽ, đồng thời báo đốm và khỉ đầu chó dường như cũng nhỏ hơn tương ứng. Tuy nhiên, khó để nói được vì những con bò trong hình lại có cùng kích cỡ với người.
Bản sao một bức chạm nổi trong lăng mộ Rekhmire. Hãy để ý kích cỡ tương đối của voi và hươu cao cổ (trong ô đánh dấu màu xanh lam) so với người. ( George Alexander Hoskins/Wikimedia Commons)
Hầu hết những người được vẽ ở mặt tiền đều có tầm vóc tương đương nhau, và cũng có một số hình trong đó hình người vừa có lớn vừa có bé. Hình người nhỏ hơn có thể là trẻ em chứ không phải một loại người nhỏ hơn. Một vài hình người này xuất hiện trong các cảnh công trường xây dựng, đang mang vác đá tảng và mặc bộ áo giáp nịt vai.
Phải chăng những nghệ sĩ và thợ thủ công làm ra những bức chạm nổi này đã khắc họa người khổng lồ đang xây dựng các công trình kiến trúc cổ đại?
Phải chăng những nghệ sĩ và thợ thủ công làm ra những bức chạm nổi này đã khắc họa những người khổng lồ đang xây dựng các công trình kiến trúc cổ đại?
Rekhmire giữ chức thị trưởng thành phố Thê-bê và tể tướng dưới thời vua Tuthmosis III và Amenophis II ở vương triều thứ 18 của Ai Cập cổ đại. Ông có thể đã giám sát nhiều công trình xây dựng trong nhiệm kỳ của mình trong vai trò thị trưởng và tể tướng. Có khả năng khi giữ chức tể tướng dưới trướng pha-ra-ông, ông đã tiết lộ những bí mật cổ đại, trong đó bao gồm những hiểu biết về người khổng lồ nếu họ thật sự tồn tại cũng như các bí ẩn khác từ lịch sử xa xưa. Những thứ này có thể đã được phác họa trong lăng mộ của ông.
Vào năm 1988, Gregor Spörri đến Ai Cập, ông là nhà nghiên cứu nghiệp dư có hứng thú với kim tự tháp. Theo một bài viết của Annemieke Witteveen cho trang Ancient Origins, Spörri đã có một phát hiện thú vị về người khổng lồ. Một người dân địa phương đã giới thiệu ông với một người nông dân tên là Nagib, và tổ tiên của ông này từng là những tên trộm mộ. Các cổ vật đã được truyền xuống trong gia tộc của ông, một số được bán để tậu đất và các tài sản khác. Một cổ vật kỳ quái mà Nagib luôn cất giữ rất cẩn thận là một ngón tay đang phân hủy của người khổng lồ.
Một cổ vật kỳ quái mà Nagib luôn cất giữ rất cẩn thận là một ngón tay đang phân hủy của người khổng lồ.
Ngón tay này có chiều dài chỉ hơn 30 cm, Spörri cho hay. Spörri đã chụp ảnh nó, nhưng lại không thể tìm thấy Nagib khi ông trở lại Ai Cập vào năm 2009 để tìm lại món cổ vật đó. Trong chuyến thăm năm 1988, Nagib đã khẳng định ông sẽ không rời bỏ ngón tay đó.
Hãy chú ý đến quai hàm rộng và trán cao của những bức tượng “moai” này. Phải chăng những người kiến tạo những bức tượng này đang miêu tả người khổng lồ? (Ian Sewell/Wikimedia Commons)
Sau cùng, một cuộc thảo luận về những tảng cự thạch sẽ không thể hoàn thiện nếu không đề cập đến những cái đầu đá trên Đảo Phục Sinh. Bí ẩn xoay quanh những cái đầu khổng lồ này không chỉ khiến các nhà nghiên cứu táo bạo cân nhắc đến khả năng chúng miêu tả những người người khổng lồ với khuôn mặt dài và quai hàm rộng, nhưng cũng cho thấy một loạt các giả thuyết không kém phần táo bạo về khả năng tồn tại các lục địa chìm xuống đáy biển và các nền văn minh cổ đại tiên tiến. Đảo Phục Sinh được coi là một trong những địa điểm xa xôi nhất trên thế giới, tọa lạc trên biển Thái Bình Dương, ở khoảng giữa New Zealand và Nam Mỹ. Một số người tự hỏi phải chăng một nền văn minh thất lạc đã để lại những di vật này ở một nơi xa xôi hẻo lánh.
Những cái đầu này, được dân đảo gọi là “moai,” vẫn còn là một bí ẩn; chưa có ghi nhận lịch sử về công trình của họ dù là viết tay hay truyền miệng tồn tại ngày nay mặc dù có tồn tại đến gần 900 bức tượng. Những cái đầu này cao khoảng 4m và nặng gần 14 tấn mỗi cái.
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/nguoi-khong-lo-co-hay-khong-phan-4-nguoi-khong-lo-da-xay-dung-cac-cong-trinh-cu-thach-co-xua.html
Comment