No icon

nguoi-khong-lo-co-ton-tai-that-khong-p-nhung-bo-xuong-hien-tai-nam-o-dau

Người khổng lồ có tồn tại thật không? P2: Những bộ xương hiện tại nằm ở đâu?

Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn và thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!

Xem Phần 1, Phần 3, Phần 4

Phần 2: Những bộ xương hiện tại nằm ở đâu?

Xem Phần 1

Rất nhiều mẩu tin trên báo vào thế kỷ 19, và một số trong thế kỷ 20, đã báo cáo các phát hiện về những bộ xương hoàn chỉnh hay mẩu xương cho thấy sự tồn tại của một chủng tộc người khổng lồ.

Lấy ví dụ, vào ngày 19/12/1897, tờ New York Times đưa tin từ Maple Creek, bang Wisconsin, Mỹ như sau: “Một trong ba gò đất được phát hiện gần đây trong thị trấn đã được khai quật. Bên trong người ta tìm thấy bộ xương của một người đàn ông với tầm vóc khổng lồ. Các mảnh xương từ đầu đến chân dài hơn 2,7 m và được bảo quản trong một trạng thái khá tốt. Hộp sọ lớn bằng một nửa cái giạ (35 lít). Có một số thanh đồng chịu nhiệt và các di vật khác nằm gần chỗ những mảnh xương.”

Vào ngày 3/5/1912, tờ New York Times đưa tin từ Madison, bang Wisconsin: “Khi khai quật một gò đất lớn tại cánh đồng Lake Lawn, 18 bộ xương đã được anh em nhà Phillips phát hiện. Phần sọ, có lẽ của đàn ông, là lớn hơn rất nhiều so với sọ não của tất cả các chủng tộc hiện đang sinh sống trên đất Mỹ ngày nay.”

Bang Wisconsin không phải là nơi tập trung các phát hiện xương khổng lồ duy nhất. Bang Ohio cũng có rất nhiều các báo cáo như vậy trong giai đoạn này, và các mảnh xương lớn được cho là của người khổng lồ đã được phát hiện trải khắp đến tận miền Đông Canada. Các mảnh xương lớn đã được phát hiện trên toàn thế giới.

Vào tháng 8 năm 1890, Tờ tin tức khoa học phổ biến và Tạp chí Hóa học Boston đã đưa tin về một phát hiện của nhà nhân chủng học Georges Vacher de Lapouge tại nghĩa trang thời kỳ đồ đồng Castelnau-le-Lez, Pháp. Lapouge đã tìm thấy các đoạn xương tay người lớn bất thường.

Tạp chí đã viết: “Nếu chúng ta đánh giá chiều cao của người khổng lồ thời kỳ đồ đá mới này dựa vào tỷ lệ tương ứng giữa các bộ phận của một bộ xương thông thường, thì người này phải cao từ 3 đến 3,3 m. Câu hỏi đặt ra là sự phát triển xương quá mức này là một hiện tượng thông thường, hay là do một tình trạng bệnh lý nào đó … Đã xuất hiện sự bất đồng giữa các chuyên gia về vấn đề này. Một giáo sư tại trường Đại học Montpellier cho rằng các mảnh xương này là bình thường trên tất cả các phương diện, trong khi người khác đã tìm thấy bằng chứng của một tình trạng bệnh lý.”

Ba đoạn xương của “Người khổng lồ xứ Castelnau” (trái, phải, dưới) được phát hiện bởi Georges Vacher de Lapouge, so với xương cánh tay người với kích cỡ thông thường (trung tâm). ( Wikimedia Commons)
Ba đoạn xương của “Người khổng lồ xứ Castelnau” (trái, phải, dưới) được phát hiện bởi Georges Vacher de Lapouge, so với xương cánh tay người với kích cỡ thông thường (trung tâm). ( Wikimedia Commons)

Cũng có báo cáo ghi từng có một câu chuyện truyền miệng giữa những người nông phu địa phương rằng một người khổng lồ từng sống trong một hang động gần đó. Ít nhất trong trường hợp này, truyền thuyết về người khổng lồ có thể chứa đựng ít nhiều sự thật trong đó.

TAMTHUC

Ông nhìn vào lịch sử của Viện bảo tàng Smithsonian, đặc biệt chú ý đến chính sách kiểm soát mà nhà nhân chủng học Ales Hrdlicka thực thi để định hướng ý kiến dư luận về lịch sử của thổ dân bản địa Mỹ khi ông giữ chức giám đốc Khoa Nhân học hình thể vào năm 1910.

Lấy ví dụ, Hrdlicka đã phản kháng kịch liệt trước bất kỳ ý kiến nào cho rằng con người đã đặt chân lên Bắc Mỹ từ hơn vài nghìn năm trước đó. Hamilton giải thích: “Nhà địa chất học thuộc trường Đại học Harvard Kirk Bryan (1888-1950) đã từng khuyên học sinh của ông rằng trong thời kỳ ‘trị vì’ của Hrdlicka, ‘nếu bạn từng tìm thấy bằng chứng tồn tại của con người cổ xưa, thì hãy chôn cất nó cẩn thận, nhưng đừng quên lãng nó.’”

Ales Hrdlicka (Wikimedia Commons)
Ales Hrdlicka (Wikimedia Commons)

Vào năm 2009, một bài viết trên kênh thông tấn Associated Press đã bàn luận về một số biểu hiện kỳ lạ của Hrdlicka. Bài viết đề cập đến việc cải táng xác của những thổ dân da đỏ Yaqui ở miền bắc Mexico đã bị giết hại trong một cuộc thảm sát năm 1902 bởi quân đội liên bang nước này. Bài viết ghi: “Cứ như thể sự kinh hoàng của cuộc thảm sát là chưa đủ, nhà nhân chủng học người Mỹ Ales Hrdlicka đã tiếp cận một số thi thể khi chúng vẫn còn đang phân hủy, chặt đầu bằng một con dao rựa và đun sôi thi thể để loại bỏ lớp thịt nhằm phục vụ cho nghiên cứu của ông về ‘các chủng tộc’ ở Mexico.”

Hrdlicka cũng đã vứt bỏ xác một đứa trẻ sơ sinh, mang theo tấm ván bên dưới và tấm vải nhuốm máu đến bảo tàng. Bảo tàng trao đổi với kênh AP rằng “giá trị và mức độ nhạy cảm văn hóa trong cộng đồng các bảo tàng đã biến đổi” kể từ thời kỳ của Hrdlicka. Hrdlicka cũng đã có những đóng góp đáng kể, bao gồm việc phát triển lý thuyết cho rằng người dân bản địa Mỹ đã băng qua eo biển Bering từ Châu Á để đến đây.

Nhà khảo cổ học Tiến sĩ Warren King Moorehead, cùng thời với Hrdlicka, là người có hứng thú với chủ đề người khổng lồ. Tiến sĩ Moorehead là một học giả đáng kính của thời đại, ông thậm chí đã được tổng thống Teddy Roosevelt đề xuất giữ một chức vụ đảm nhiệm đối sách ngoại giao với thổ dân bản địa Mỹ. Viện bảo tàng Smithsonian đã thu mua mẫu vật xương người khổng lồ mà Moorehead đang nghiên cứu. Nhưng, Hamilton lại viết: “Viện bảo tàng Smithsonian hiện nay không thể giải thích mẫu vật này và rất nhiều các phần còn sót lại và đồ chế tác khác.”

Ông đã viết như sau: “Thay vì phổ biến tri thức, Viện bảo tàng Smithsonian lại ngoan cố từ chối mở cửa các hầm đồ cổ cho các học giả từ các bảo tàng, các tổ chức của bang và địa phương khác, cũng như bất kỳ nghiên cứu độc lập nào – đặc biệt nếu mục đích của họ là để tìm kiếm các điểm dị thường.

4. Nghiền nát, vứt đi

Khi những người định cư xây dựng nước Mỹ, các gò đất đã bị san phẳng và các cuộc khai quật khảo cổ kỹ càng không phải là điều thường xảy ra. Một số mảnh xương đã được trưng bày như dị vật, rồi sau đó bị vứt bỏ.

Hamilton đã trích dẫn bản Kỉ yếu hội nghị Cộng đồng Sử học thành phố New York (1843) như sau: “…có rất nhiều thứ chưa đạt được trong lĩnh vực này, và mong rằng sẽ có nỗ lực nhằm giải cứu khỏi sự quên lãng các bia mộ ở rất nhiều khu vực của đất nước, chứng tích cho sự tồn tại của một chủng tộc vĩ đại, mà hiện đang tàn lụi rất nhanh chóng. Mỗi năm trôi qua những di vật này lại trở nên ít hơn; các gò núi và công trình đào đắp ở miền Tây lại bị san phẳng khi các cuộc định cư được mở rộng, và chỉ cần vài năm để tiêu hủy những bia tưởng niệm của một quốc gia vĩ đại và hùng mạnh này.”

Không rõ “một chủng tộc vĩ đại” ám chỉ những người khổng lồ hay thổ dân bản địa Mỹ, nhưng dù sao câu nói này cũng có thể áp dụng với những người khổng lồ nếu một chủng tộc như vậy thực sự tồn tại.

Xem Phần 1

Tara MacIsaac, Epoch Times
Biên dịch: Phastacook

Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/nguoi-khong-lo-co-ton-tai-hay-khong-phan-2-nhung-bo-xuong-hien-tai-nam-o-dau.html

Comment