-phat-minh-co-nguon-goc-tu-truyen-khoa-hoc-vien-tuong
10 phát minh có nguồn gốc từ truyện khoa học viễn tưởng
- bởi map --
- 21/12/2014
Dọc theo một con phố thành thị đông đúc, người dân qua lại, một số hối hả đi làm, số khác thư thái tản bộ, với điện thoại di động áp sát tai, iPad trong tay, đồng hồ thông minh đang đếm số bước đi, hay rất nhiều các thiết bị khác mà đã xuất hiện trong truyện khoa học viễn tưởng nhiều thập kỷ trước khi chúng được phát minh.
Khoa học viễn tưởng không chỉ dự đoán được rất nhiều các phát minh, từ những sản phẩm trong không gian vũ trụ cho đến những thứ trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, mà nó thậm chí còn có thể truyền cảm hứng cho rất nhiều người.
Theo thời báo Time, chiếc điện thoại di động thương mại chúng ta biết ngày nay đã được tạo ra bởi Martin Cooper vào năm 1983. Mô hình điện thoại nắp gập có nguồn gốc từ chương trình truyền hình “Star Trek” được phát sóng trong giai đoạn 1966-1969. Mặc dù mẫu mã chiếc máy liên lạc của Thuyền trưởng Kirk được sử dụng hoàn toàn cho các liên lạc vô tuyến tàu-bờ, chiếc “máy liên lạc” gập và chiếc điện thoại nắp gập lại có những sự tương đồng đáng kinh ngạc với nhau.
“Star Trek” cho chúng ta một cái nhìn về các thiết bị khác được sử dụng ngày nay. Trong show truyền hình “Star Trek: The next generation (Du hành giữa các vì sao: Thế hệ mới), “Thiết bị hiển thị truy cập cá nhân” đã được sử dụng dưới dạng một thiết bị tương tác máy tính cá nhân, giống với với chiếc iPad được Apple trình làng vào năm 2010.
Chúng ta vẫn đang trông chờ sự ra đời của chiếc máy vận chuyển trong Star Trek. Nhưng các nhà khoa học đang tiến gần hơn đến việc tạo ra nó. Vào năm 2012, các nhà khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học Áo và các tổ chức Châu Âu khác đã viễn tải (vận chuyển tức thời) thành công các hạt photon qua một quãng đường dài 89 dặm giữa hai hòn đảo trong quần đảo Canaria.
Máy sao chép trong Star Trek, một thiết bị có khả năng tạo ra các đồ vật và thực phẩm thông qua việc kiến tạo từng phân tử của chúng, đã có một bước tiến vững chắc đến gần hơn với thực tiễn hiện nay khi các máy in 3-D đã sẵn sáng để sử dụng và có lẽ sẽ trở nên thông dụng hơn trong tương lai gần khi giá thành tiếp tục hạ thấp hơn nữa. Đừng vội đòi hỏi sao chép một cốc cà phê quá sớm, nhưng rất nhiều vật thể có thể được in bằng máy in 3-D hiện nay.
Một phát minh khác, mà đã gây nên khá nhiều tranh luận, từng được trình chiếu trên màn ảnh lần đầu tiên trong bộ phim “Công viên kỷ Jura” (Công viên khủng long) vào năm 1993. Trong bộ phim, các con khủng long đã được nhân bản vô tính để phục vụ mục đích giải trí. Khủng long vẫn còn đôi chút nằm ngoài tầm với của kỹ thuật nhân bản vô tính hiện nay.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đang thảo luận về việc nhân bản vô tính voi ma mút, trong đó họ sẽ sử dụng voi thông thường để đẻ mướn và ADN từ phần còn sót lại 9.000 năm tuổi từ xác ướp của một con voi ma mút. Ý tưởng này vẫn đang được xem xét xem mẫu vật 9.000 năm tuổi có phù hợp với thành quả này hay không. Cừu Dolly đã được Viện Roslin nhân bản vào năm 1996. Dolly đã được đặt vào trạng thái ngủ sau khi các khối u nguy hiểm được phát hiện bên trong ngực của nó.
Trong tác phẩm “The War of the Worlds (Đại chiến thế giới)” năm 1898 của H.G. Well, những người ngoài hành tinh đã sử dụng loại vũ khí “tia nhiệt” chết người để hủy diệt nhân loại. Vào năm 2007, “tia nhiệt” này đã trở thành sự thực khi quân đội Mỹ cho ra mắt một thiết bị sử dụng bức xạ vi sóng dưới dạng thức không chết người để khiến các mục tiêu cá nhân hay đám đông cảm thấy vô cùng khó chịu, từ đó khiến họ phân tản ra.
Áo giáp năng lượng cũng là một công nghệ quân sự khác đã xuất hiện lần đầu trong khoa học viễn tưởng, bao gồm trong truyện tranh, trong cuốn sách năm 1959 của Robert A. Heinlein có tựa đề “Starship Troopers (Nhện khổng lồ),” bộ phim “Iron Man (Người sắt)” năm 2008, và ngay cả trong video game “Halo.”
Vào năm 2013, Patrick Kane đã trở thành thiếu niên đầu tiên ở Vương Quốc Anh nhận được một bàn tay sinh học điều khiển bằng não bộ. “Tất cả mọi thứ đã trở nên khác biệt,” Kane nói. “Đây là những việc nhỏ nhưng quan trọng, như việc có thể cầm một cái cốc khi bạn đổ nước vào đó, hay có thể tự cắt thức ăn trên đĩa, thay vì có ai đó làm hộ cho bạn.”
Gọi điện qua video, một thứ thường thấy trong hầu như tất cả các thể loại khoa học viễn tưởng trong những thập kỷ vừa qua, đã trở thành một thực tế thường ngày sau sự ra đời của Skype vào năm 2003.
*Ảnh một hành lang tàu vũ trụ và một bàn tay chạm vào một màn hinh điện từ từ Shutterstock
Bởi Paul Darin, Epoch Times
Biên dịch: Phastacook
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/cac-phat-minh-co-nguon-goc-tu-truyen-khoa-hoc-vien-tuong.html
Comment