TÍNH NĂNG NÀY ĐANG ĐƯỢC NÂNG CẤP, SẼ TRỞ LẠI TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI

QUỶ CỐC TOÁN MỆNH

I.BÁT TỰ

QUỶ CỐC TOÁN MỆNH hay LƯỠNG ĐẦU KIỀM TOÁN là môn toán mệnh dùng tám chữ Can Chi của Năm, Tháng, Ngày và Giờ sanh, gọi là Bát tự.

Theo cách tính Âm lịch của Trung Quốc, Năm Tháng, Ngày, Giờ đều mang 2 chữ Can và Chi.
10 CAN: Giáp Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.
12 CHI: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Can có 10, Chi có 12, đem phối hợp với nhau có 6 vòng Con Giáp thành 60 năm nhưng đến năm 61 thì trở lại như cũ.

I. a) Năm:
Can Chi năm đã có sẳn trong lịch. Lịch đi kèm có đối chiều Âm Dương Lịch từ năm 1920 dến năm 2000. Lịch có 80 năm nhưng Can Chi năm chỉ có 60 thành thử phải nên lưu ý tuổi lớn hay tuổi nhỏ. Muốn chính xác nên dùng năm Dương Lịch.

Biết năm Dương Lịch, dùng Lịch đối chiếu sang Âm Lịch để biết Can Chi năm đó.
Biết Can Chi hoặc chỉ biết Chi năm Âm Lịch muốn đối chiếu sang Dương Lịch, cần phải biết người đó cở tuổi nào rồi dùng Dương Lịch mà đối chiếu.

I. b) Tháng:
Can tháng tùy thuộc vào Can Năm.
Đối chiếu Can Năm và Can tháng.

Năm mà Can GIÁP, KỶ tháng Giêng năm đó là Bính DẦN.
Năm mà Can ẤT, CANH tháng Giêng năm đó là Mậu DẦN.
Năm mà Can BÍNH, TÂN tháng Giêng năm đó là CANH DẦN.
Năm mà Can ĐINH, NHÂM tháng Giêng năm đó là NHÂM DẦN.
Năm mà Can MẬU, QUÝ tháng Giêng năm đó là GIÁP DẦN.

Chi Tháng. Tháng 1 là Dần, tháng 2 là Mão, tháng 3 là Thìn, tháng 4 là Tị, tháng 5 là Ngọ, tháng 6 là Mùi, tháng 7 là Thân, tháng 8 là Dậu, tháng 9 là Tuất, tháng 10 là Hợi, tháng 11 là Tý, tháng 9 là Sửu.

Can Chi tháng. Ghép Can khởi của Chi tháng 1 là Dần, đếm một Can và một Chi kế tiếp cho đến tháng muốn tính. (Xin dùng bàn tay, trang TV#4.13). Ví dụ: Sang tháng 2 năm Kỷ Tị (1989). Can năm Kỷ, tháng Giêng là Bính Dần, tháng 2 là Đinh Mão. Muốn biết chắc đúng hay là không đếm tiếp cho đến tháng giêng năm sau thấy phù hợp với Can khởi của năm saulà đúng. Tháng chạp năm Kỷ Tị (1989) là Đinh Sửu, năm sau Canh Ngọ (1990) tháng giêng là Mậu Dần.

Tháng có yếu tố khác nữa là Tiết Khí. Tiết khí lại tính theo Dương Lịch (xin xem phần Tiết khí trong lịch, trang LI#5.5)

Quỷ Cốc Toàn Mệnh cần đi vào chi tiết Tiết Khí, muốn nắm chắc Bát Tự để còn dùng cho Môn Toán Mệnh khác có liên hệ đến tiết khí như Bát Tự Tử Bình, Hà Đồ Lạc Thư, thì xin tính kỷ trong phần Tiết Khí.

I. c) Ngày:
Can Chi ngày chỉ có cách duy nhất là tìm trong Lịch.

c. 1) Lịch từ năm 1920 đến năm 1980, đối chiếu Âm Dương Lịch từng ngày. Số thứ tự Hoa Giáp ghi ngày 15 Âm Lịch mỗi tháng.
Đếm theo số thứ tự này đến ngày muốn tra cứu trong năm, tra vào bảng số thứ tự Hoa Giáp(trang LI#5.3), số mấy đó là Can Chi ngày. Ví dụ sanh ngày 15 tháng 3 năm Mậu Thìn (1928), số thứ tự (41) ngày là ngày Giáp Thìn. Sinh ngày 30 tháng 09 Mậu Thìn, số (52) là ngày Ất Mão.

c. 2) Lịch từ năm 1981 đến năm 2000, đối chiếu Âm Dương Lịch ngày 1 tháng 1 Âm Lịch mỗi tháng. Âm Lịch tháng thiếu có 29 ngày có ghi dấu (“), tháng đủ 30 ngày không có dấu gì. Tháng Dương Lịch 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12 có 31 ngày tháng 4, 6, 9, 11 có 30 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày. Mỗi 4 năm có tháng 2: 29 ngày, tháng này có ghi dấu (+) trên Lịch.
Số thứ tự Hoa Giáp chỉ ghi vào ngày 1 mỗi tháng Âm Lịch. Khi đối chiếu và tìm Can Chi ngày xin lưu ý tháng thiếu tháng đủ trong trong tháng Âm Lịch và tháng 30 hay 31 ngày trong tháng Dương Lịch tương ứng. Ví dụ sang ngày 7 tháng 12 năm 1982. Ngày 1 tháng 11 năm Nhâm Tuất là ngày 15 tháng 12 năm 1982, số thứ tự Hoa Giáp ngày đó là (9). Tìm ngày 7 tháng 12 phải tính lui, Âm Lịch tháng 10 năm đó không ghi dấu là tháng đủ 30 ngày. Týnh lui từng ngày, ngày 7 tháng 12 Dương Lịch là ngày 23 tháng 10 Âm Lịch, số thứ tự Hoa Giáp (1), tra bảng Hoa Giáp là Ngày Giáp Tý. Can Chi ngày là nhất định, Can Chi tháng có thay đổi theo Tiết Khí, nhưng Can chi ngày vẫn là ngày đó. Nếu chỉ biết ngày Dương Lịch không thôi cũng chỉ ra Can chi ngày trong Lịch. Sau năm 2000 cứ theo số thứ tự Hoa Giáp đếm từng ngày vào Lịch thế kỷ 21 để biết Can Chi ngày.

I. d) Giờ:
Can giờ tùy thuộc vào Can ngày. Đối chiếu Can ngày và Can giờ.
Ngày có Can: GIÁP, KỶ giờ Tý ngày đó là giờ GIÁP TÝ.
Ngày có Can: ẤT, CANH giờ Tý ngày đó là giờ BÍNH TÝ.
Ngày có Can: BÍNH, TÂN giờ Tý ngày đó là giờ MẬU TÝ.
Ngày có Can: ĐINH, NHÂM giờ Tý ngày đó là giờ CANH TÝ.
Ngày có Can: MẬU, QUÝ giờ Tý ngày đó là giờ NHÂM TÝ.

Giờ: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Mỗi giờ Âm Lịch có 2 giờ của giờ Dương Lịch đang dùng. Can Chi giờ. Từ Can khởi với Chi là giờ Tý, ghép một Can và một Chi cho đến giờ muốn tính.
Ví dụ: muốn tính ngày Mậu Tý, giờ Hợi. Ngày Mậu thì giờ Nhâm Tý. Khởi Can Nhâm tại cung Tý (xin xem bàn tay trang TV.#4.13): Nhâm, Quý, Giáp, Ất cho đến cung Hợi là Can Quý, vậy ngày Mậu Tý, giờ Hợi là Quý Hợi.

Giờ Tý từ 23 đến 01 giờ, trên mặt đồng hồ
Giờ Sửu từ 01 đến 03 giờ, trên mặt đồng hồ
Giờ Dần từ 03 đến 05 giờ, trên mặt đồng hồ
Giờ Mão từ 05 đến 07 giờ, trên mặt đồng hồ
Giờ Thìn từ 07 đến 09 giờ, trên mặt đồng hồ
Giờ Tị từ 09 đến 11 giờ, trên mặt đồng hồ
Giờ Ngọ từ 11 đến 13 giờ, trên mặt đồng hồ
Giờ Mùi từ 13 đến 15 giờ, trên mặt đồng hồ
Giờ Thân từ 15 đến 17 giờ, trên mặt đồng hồ
Giờ Dậu từ 17 đến 19 giờ, trên mặt đồng hồ
Giờ Tuất từ 19 đến 21 giờ, trên mặt đồng hồ
Giờ Hợi từ 21 đến 23 giờ, trên mặt đồng hồ

Giờ này tính theo Múi giờ qui định quốc tế, tính thành giờ Âm Lịch.
Giờ tại Việt Nam có thay đổi qua các thời kỳ từ năm 1911 đến 1975. Xin xem bảng thay đổi giờ (trang TV.#.4.14). Nếu sanh trong các thời kỳ có sự thay đổi giờ, giờ phải tính khi xem giờ trên mặt đồng hồ lúc đó.

I. e) Tiết Khí

Một chi tiết khá quan trọng trong khi lập Bát tự.
Một năm có 24 Tiết khí. Một Tiết khí và một Khí trung bình bằng 1/12 của năm thời tiết, kể như một tháng (Xin xem bảng Tiết Khí, Trang LI.#5.5). Hàng trên là Tiết Khí, hàng dưới là Trung Khí.

Âm Lịch có Tiết Khí, Dương Lịch thì không, nhưng khi tính Tiết Khí thì lại dùng ngày Dương Lịch làm chuẩn. Khi tính đến Can Chi tháng thì phải đối chiếu sang Bảng Tiết Khí xem đó có nằm trong Tiết Khí và Trung Khí hay không. Nếu chưa đến hay đã qua Tiết Khí rồi thì kể như tháng trước hoặc tháng sau. Điều nầy dẫn đến có khi, tính lệch tháng, lệch tới hoặc lệch lui, lệch luôn cả năm.

Ví dụ toàn bộ:

Ví dụ 1:
Lệch tháng tới, năm lui, chỉnh giờ thành ra chỉnh ngày.
Sinh ngày 16 tháng 1 năm 1942, lúc 23 giờ 45 (Mẹ cho biết).

Tra lịch năm 1942 là Nhâm Ngọ, ngày 16/1 Dương Lịch là ngày 30/11 Âm Lịch năm Tân Tị. Tra bảng Tiết Khí, tiết Tiểu Hàn đổi ngày 6/1 Dương Lịch, ngày sinh nằm trong Tiết Tiểu Hàn và Trung Khí Đại Hàn nên kể tháng 12. Vậy Chi tháng là Sửu, Can tháng, tính theo Can năm Tân Tị. Can năm Tân, tháng 1 là Canh Dần, tháng 12 là Tân Sửu. Số thứ tự Hoa giáp ngày 14/11 Âm Lịch ghi số (50), đếm theo Bảng, ngày 30/11 số (6). Can Chi ngày 30/11 là Kỷ Tị. Sinh lúc 23 gờ 45 năm 1942. Tra bảng thay đổi giờ, năm 1942 dùng Múi giờ thứ 7 , 23 giờ 45 là giờ Tý (a). Vậy phải lưu ý thật kỷ: sanh giờ Tý là phải kể ngày hôm sau, không phải ngày hôm đó. Ngày sanh và Bát tự đổi ra như sau:

Sanh ngày mồng 1 tháng chạp năm Tân Tị, giờ Tý.
Bát tự:
Năm: Tân Tị.
Tháng: Tân sửu.
Ngày : Canh Ngọ.
Giờ: Bính Tý.

(a)Ghi chú : Theo Tử vi, sinh giờ Tý cũng phải đổi qua ngày 1/12.

Ví dụ 2:
Lệch tháng tới, ngày giờ đúng.
Sinh ngày 18 tháng 7 năm 1955 lúc 3 giờ 15 sáng.
Tra lịch năm 1955, ngày 18/7 Dương Lịch là ngày 29/5 năm Ất Mùi.

Tra bảng Tiết Khí ngày 18/7, đã ở trong Tiết Tiểu Thử nên tháng phải tính là tháng 6, Chi là Mùi. Năm Aát, tháng 1 là Mậu Dần, tháng 6 là Quý Mùi. Can Chi ngày 18/7 số (17) Canh Thìn. Năm 1952 dùng múi giờ thứ 7, 3 giờ 15 sáng kể là giờ Dần. Ngày Can Canh, giờ Tý là giờ Can Bính, vậy giờ sanh là Mậu Dần.

Bát tự:
Năm: Ất Mùi.
Tháng: Quý Mùi.
Ngày: Canh Thìn.
Giờ: Mậu Dần.

Ví dụ 3:
Lệch tháng lui, ngày giờ đúng.
Sinh ngày 30 tháng 4 năm 1963, 20 giờ 30.
Tra lịch năm 1963, ngày 30/4 Dương Lịch là ngày 7/4 năm Quý Mão. Can Chi ngày là Quý Mão. Xem bảng Tiết Khí ngày 30/4 còn trong Trung Khí Cốc Vũ, kể là tháng 3. Tháng 3, Chi là Thìn. Can năm Quý, tháng 1 là năm Giáp Dần, tháng 3 là Bính Thìn. Giờ Tý là Nhâm Tý, giờ Tuất là Nhâm Tuất.

Bát tự:
Năm: Quý Mão.
Tháng: Bính Thìn.
Ngày: Quý Mão.
Giờ: Nhâm Tuất.

Ghi chú: Năm này nhuận 2 thứ tư. Tháng nhuận không có Can Chi, theo Tiết Khí mà kể tháng.

Ví dụ 4:
Lệch tháng tới, ngày giờ đúng .
Sinh ngày 6 tháng 3 năm 1964, lúc 2 giờ 15 tại Saigon (Khai sinh ghi như vậy). Tra lịch năm 1964, ngày 6/3 Dương Lịch là ngày 23/1 năm Giáp Thìn. Can Chi ngày là Giáp Dần. Tra bảng Tiết Khí, ngày 6/3 sau ngày đổi Tiết Khí Kinh trật 1 ngày nên kể là tháng 2, Chi là Mão. Năm Can Giáp, tháng 1 là Bính Dần tháng 2 là Đinh Mão. Năm 1964 tại Saigon dùng múi giờ thứ 8, 02 giờ 15 là giờ Sửu. Can ngày Giáp, giờ Tý là Giáp Tý, vậy giờ Sửu là Ất Sửu.

Bát tự:
Năm: Giáp Thìn.
Tháng: Đinh Mão.
Ngày: Giáp Dần.
Giờ: Ất Sửu.

II. LƯỠNG ĐẦU

Dùng CAN của năm SINH và CAN của giờ SINH.

Khi tính xong Bát tự, dùng 2 chữ Can của năm sinh và Can của giờ sinh làm thành một Lưỡng Đầu để đi vào lá số. 10 Can năm và 10 Can giờ làm thành 100 Cách Cục. Can và Chi giờ đi vào chi tiết của từng lá số, định thành Tứ Tự, xưa gọi là Tứ Tự Kim (4 chữ vàng), 4 chữ vàng ngọc này toát yếu toàn cuộc đời, đem phối hợp vào môn Tử Vi xem như phần phê số mà sách TỬ VI ĐẨU SỐ TOÀN THƯ do Ông Vủ Tài Lục biên soạn có dẫn chứng (sách đã dẫn từ trang 337 đến trang 341 do Ngân Hà Thư Xã xuất bản tại SaiGon năm 1973).

Quỷ Cốc Toán Mệnh dùng Lưỡng Đầu Can và Chi giờ để lập Cục, đi vào chi tiết Cơ Nghiệp và Hành Tàng, lập thành Lục Thân và sau cùng là Thu Thành. Ngoài ra còn cho biết Can hay Chi của những năm nào đi qua sẽ gặp như thế nào trong tiểu hạn. Rõ ràng Quỷ Cốc Toán Mệnh đã dùng đủ Bát tự để luận mệnh nhưng giản dị hơn.

1.- Can NĂM và Can GIỜ: GIÁP GIÁP khởi đầu bộ số.
1.a) Can và Chi giờ đi vào chi tiết là Tứ Tự.
1.b) Giải nghĩa là giải nghĩa 4 chữ nầy.

2.- Bài thơ Cách diễn tả cách cục toàn cuộc đời.

3.- Sáu bài thơ luận đoán: Cơ Nghiệp, Hunh Đệ, Hành Tàng.
Hôn Nhân, Tử Tức, Thu Hành.

Ví dụ:
Năm:  Nhâm Tân (1932)
Tháng: Quý Mão
Ngày: Mậu Dần
Giờ:  Kỷ Mùi

Lưỡng Đầu là Nhâm Kỷ (trang QC.#3.341).

Giờ Kỷ Mùi:
Tứ tự: YÊU CHIỀN KỴ HẠC
Giải: Mãn tải nhi qui thị nãi đại phú
Cách: Nhạn quá Hàm Dương

Sáu bài thơ: 2 trang tiếp theo

III.NỘI DUNG

a1) Tứ Tự: 4 Chữ toát yếu toàn cuộc đời .

a2) Giải: Giải lý và giải nghĩa 4 chữ trên.

b) Cách: Thơ 8 câu 7 chữ thể thơ Đường luật (1).
Luận đoán tiến trình Cách cục toàn cuộc đời, cô đọng sự giàu, nghèo, sang, hèn của cuộc đời; sự kiện nổi bật đôi khi còn nói lại trong 6 bài thơ kế tiếp, nhất là 2 bài thơ Cơ Nghiệp và Hành Tàng.

c) 6 bài thơ, Mỗi bài 4 câu 7 chữ (thơ tứ tuyệt) nói về:

Cơ Nghiệp: Nhà cửa,của cải, tài sản có được bao nhiêu. Ngày xưa giàu thì vàng ròng đong bằng đấu, hộc, từ đó suy luận số mệnh giàu hay nghèo. Ngày nay tiền để ngân hàng, nhà cửa, xe cộ đều là của cải.

Huynh Đệ: Anh em có bao nhiêu người, giàu nghèo như thế nào, lập nghiệp ở nơi nào, anh em có hoà thuận hay không.

Hành Tàng: là hành động tàng ẩn tạm, tạm dịch là Sự nghiệp và Chức phận, địa vị hay nghề nghiệp trong xã hội. Ngày xưa, làm quan to gọi là quí, dẫn đến giàu gọi là phú. Ngày nay, có thể hiểu học hành đỗ cấp bằng cao, có hay không tham gia chính quyền, có địa vị trong xã hội cũng gọi là phú quí. Chủ nhân xí nghiệp làm ăn buôn bán lớn, dẫn đến giàu sang cũng gọi là phú quí.
Xin hiểu 2 bài Hành Tàng và Cơ Nghiệp là một.

Hôn Nhân: Vợ hay chồng như thế nào, hoà thuận, bền vững, hay gãy đổ.

Tử Tức: Con cái bao nhiêu người, sự nghiệp con cái sau này như thế nào.

Thu Thành: tạm dịch là Mãn Cuộc là khoảng đời còn lại sau tuổi hưu trí cho đến lúc lâm chung, cuộc đời sung sướng nhàn rỗi hay không, từ đó có thể suy luân số mệnh giàu nghèo lâu dài. Mệnh chung vào năm tháng nào, ma chay lớn hay nhỏ.

(1)Ghi chú:
QUỶ CỐC TOÁN MỆNH gồm toàn những bài thơ Đường luật:
Bài Cách là thơ thất ngôn bát cú, 6 bài thơ là thơ Tứ tuyệt.

Thơ thất ngôn bát cú, có bố cục như sau:
Câu thứ 1, gọi là phá đề: mở ý đầu bài.
Câu thứ 2, gọi là thừa đề: tiếp ý phá đề và chuyển vào thân bài.
Câu thứ 3 và câu thứ 4, gọi là thực đề: giải thích ý nghĩa đầu bài.
Câu thứ 5 và 6, gọi là câu luận: phát triển rộng hơn nữa ý nghĩa toàn bài.
Câu thứ 7 và 8: gọi là kết , kết thúc ý nghĩa toàn bài.
Thơ thất ngôn bát cú hay thơ tứ tuyệt, mỗi phần câu dưới bổ nghĩa cho câu trên và xin hiểu như vậy để biết sự việc nào xẽ xảy ra trước sự việc nào sẽ xảy ra sau.