No icon

bach-cu-di-nho-cong-nang-ma-nhin-thau-duoc-nhieu-kiep-truoc-cua-minh

Bạch Cư Dị nhờ công năng mà nhìn thấu được nhiều kiếp trước của mình

Bạch Cư Dị (772-846), tự là Lạc Thiên, là nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng thời nhà Đường. Ngôn từ trong thơ ca của ông dễ hiểu, mạch lạc và trôi chảy.

Phong cách thơ vô cùng độc đáo của ông đã trở thành một thể loại văn học thường được gọi là “nguyên bạch thể”, hay còn gọi là thể thơ giản dị tới mức căn bản. Bạch Cư Dị là người ủng hộ trường phái tân nhạc và các bài hát dân ca mang phong cách triều Hán.

Bạch Cư Dị nhà thơ nổi danh

Tho duong

Ông có sở trường về các thể thơ ca, đặc biệt là tự sự trường ca. Trong đó “Trường hận ca” và “Tỳ bà hành” là hai tác phẩm tiêu biểu. “Trường hận ca” được xưng là tác phẩm thiên cổ có một không hai.

Không giống như Hàn Dũ, Đỗ Phủ và một nhà thơ khác, sau khi mất mới được người đời đặc biệt tôn sùng. Ngay ở sinh thời, Bạch Cư Dị đã là nhà thơ nổi danh, được người trong nước và ngoài nước sùng bái, hơn nữa còn có sự ảnh hưởng mạnh mẽ và lâu dài đến lịch sử.

Trong khoảng thời gian 20 năm nổi danh, các bài thơ của ông được dán ở khắp nơi như chùa chiền, đạo miếu, các bức tường…Từ vương công đại thần, cho tới lão nông, trẻ chăn trâu, không phân biệt nam nữ, già trẻ, thậm chí cả những bà lão không biết chữ đều yêu thích và tích cực truyền bá thơ ca của ông.

Lúc ấy, khắp nơi đều có những người sao chép thơ của ông để bán lấy tiền hoặc đổi lấy rượu, lấy trà để uống. Thời ấy, đọc thuộc được “Trường hận ca” của Bạch Cư Dị có thể nâng cao giá trị con người, tự sẽ không giống những người bình thường khác. Thậm chí tể tướng cũng sẵn sàng bỏ tiền vàng ra để nhờ thương nhân mua thơ của ông.

Đủ thiện niệm quyết tâm tu Phật

Bach cu di 2

Trong cả đời Bạch Cư Dị, thể loại thơ trào phúng, khuyên răn mà ông viết nhiều hơn so với những nhà thơ khác. Điều này thể hiện rõ, ông rất quan tâm đến người lao động nghèo khổ, đồng cảm với những người lương thiện, chịu khó chịu khổ. Nổi tiếng trong những tác phẩm về đề tài này là “Mại thán ông”, “Quan ngải mạch”, “Liễu lăng”…Đến nay, mỗi khi đọc những bài thơ này, người ta có thể cảm nhận được lòng thiện tâm bao dung lớn lao của Bạch Cư Dị.

Đặc biệt, điều đáng quý chính là, đồng thời với việc quan tâm và đồng cảm với nỗi khổ của người lao động, ông còn thường xuyên suy xét lại mình. Ông cảm thấy cuộc sống đầy đủ của mình là một việc đáng xấu hổ. Khi thấy một người đàn bà đang bế đứa bé nhặt từng hạt từng hạt lúa mì thừa trên cánh đồng sau buổi thu hoạch, Bạch Cư Dị tự xỉ vả mình vì đã nhận 300 giạ lúa làm lương bổng. Đó là một lượng lớn lúa gạo thời bấy giờ mà ông không tự mình kiếm được khi làm bánh bột gạo. Việc này được ghi lại trong “Quan Ngải Mạch”.

 Từ lời nói này, Bạch Cư Dị cho chúng ta biết, kiếp này sở dĩ ông có thể là một thiên tài thơ ca đều là do đã không ngừng tích lũy từ rất nhiều kiếp trước.

Thuyết pháp của Bạch Cư Dị cho người đời một giải thích xác đáng về những điều như “thiên tài” mà chúng ta vẫn thấy ngày nay. Hơn nữa điều này cũng được giới khoa học nghiên cứu về luân hồi chuyển thế ở phương Tây chứng thực được. Một trong những nghiên cứu về luân hồi từng báo cáo về một đứa bé mới biết đi đã có thể lái thuyền mà chưa từng học trước đó. Đây là một trường hợp đặc biệt nhất về “thiên phú”. Sau đó, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng trong tiền kiếp đứa trẻ đó đã có 10 năm kinh nghiệm làm thuyền trưởng.

Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch

Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/van-hoa/bach-cu-di-nho-cong-nang-ma-nhin-thau-duoc-nhieu-kiep-truoc-cua-minh.html

Comment