No icon

tien-si-dai-hoc-stanford-chung-minh-long-tot-dan-toi-thanh-cong

Tiến sĩ Đại học Stanford chứng minh lòng tốt dẫn tới thành công

Đại học Stanford có hẳn một trung tâm dành cho ngành khoa học về tình thương và lòng trắc ẩn. Tiến sĩ Emma Seppala là giám đốc khoa học của trung tâm này, và bà đã giúp chứng minh bằng khoa học rằng tình thương, hay lòng vị tha là điều tuyệt vời nhất dẫn đến thành công.

Bà được đào tạo ở ba trường Đại học Yale, Columbia, và Stanford, và trong tất cả những môi trường Ivy League này (cụm tám trường đại học cổ kính và nổi tiếng nhất nước Mỹ), bà đã chứng kiến những người đạt thành tích cao vật lộn trong các giá trị nhầm lẫn của nước Mỹ về “sự chăm chỉ” và “thành công”.

“Một trong số những bộ óc rạng rỡ nhất ở đất nước chúng ta cũng đang cực kỳ không hạnh phúc và rất, rất căng thẳng”, TS Seppala nói.

Một trong những sinh viên của TS Seppala tại Đại học Stanford bảo bà rằng cô được nuôi dạy để vươn tới sự thành công. Cô sinh viên này đã hỏi ba mẹ, “Làm sao con có thể thành công?”

Họ bảo cô, “Làm việc chăm chỉ”.

Cô hỏi họ, “Làm sao con biết con đã làm việc đủ chăm chỉ?”

Họ bảo cô, “Nếu con đang phải đau khổ, thì có nghĩa là con đang làm việc đủ chăm chỉ”.

ts seppala stanfordTiến sỹ Emma Seppala, giám đốc khoa học Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục Tình thương và Lòng trắc ẩn trực thuộc Đại học Stanford. (Ảnh: Tiến sỹ Emma Seppala)

Trong cuốn sách “The Happiness Track (Đường mòn hạnh phúc)”, Ts Seppala viết: “Quan điểm nổi trội nhất lấn át tất cả các quan điểm khác về sự thành công là chúng ta phải hy sinh hạnh phúc trong ngắn hạn để đạt được sự thành công và hạnh phúc trong dài hạn. Tuy nhiên, phương thức này không những không khiến năng suất của chúng ta đạt mức tối ưu mà trên thực tế còn khiến chúng ta trở nên cực kỳ bất mãn”.

TAMTHUC

Trong môi trường làm việc ở Mỹ, 50% nhân viên khá thờ ơ (có mặt nhưng không có cảm hứng làm việc), và 20% rất thờ ơ (cực kỳ bất mãn với công việc).

Tình trạng này tiêu tốn cho kinh tế Mỹ khoảng 450 tỷ USD hàng năm.

70% người dân Mỹ không có cảm hứng với công việc, tiêu tốn cho kinh tế Mỹ khoảng 450 tỷ USD hàng năm.

Ts Seppala đã tư vấn cho các công ty trong danh sách Fortune 500 (danh sách 500 công ty lớn nhất nước Mỹ) để giúp họ hiểu được cái giá phải trả cho một môi trường làm việc thiếu hạnh phúc. Bà đã giúp họ nuôi dưỡng lòng trắc ẩn để không chỉ nâng cao tiêu chuẩn đạo đức, mà còn gián tiếp cải thiện việc làm ăn.

Bản chất của con người là ích kỷ hay thiện lương?

hoi hop ban be
Nghiên cứu thật sự đang bắt đầu cho thấy rằng các công ty có một môi trường văn hóa tích cực, với các đặc điểm như sự tôn trọng, sự tử tế, sự cảm thông, sự hỗ trợ, và sự thấu hiểu lẫn nhau đã dẫn tới các kết quả tốt hơn cho tất cả mọi người. (Ảnh: g-stockstudio/iStock)

“Nếu nhìn vào các nghiên cứu, bạn sẽ nhận thấy thiện lương là thứ gì đó rất bẩm sinh trong chúng ta”, bà nói. Trong các nghiên cứu, các quyết định rất nhanh được mọi người đưa ra dù chưa suy nghĩ thấu đáo thường có thiên hướng hướng đến sự thiện lương. “Khi một sinh vật khác đang đau khổ, chúng ta thường có thiên hướng đến giúp đỡ họ”.

Một số người cho rằng bản chất của con người là ích kỷ và việc cạnh tranh khắc nghiệt là con đường dẫn đến thành công. Nhưng “kẻ mạnh sống sót” không thật sự là cách thức tự nhiên vận hành, TS Seppala giải thích. Mọi người thường liên kết nguyên lý này với thuyết tiến hóa của Charles Darwin, nhưng chính Herbert Spencer mới là người nghĩ ra nó.

Spencer (1820–1903) là một nhà sinh học và lý thuyết chính trị, người đã sử dụng nguyên lý “kẻ mạnh sống sót” để biện minh cho hệ thống phân biệt chủng tộc và phân chia cấp bậc xã hội. Trái lại, bà nói rằng, “Chúng ta sẽ không bao giờ có thể tồn tại trong giới tự nhiên nếu không có nhau”.

Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/tien-si-dai-hoc-stanford-chung-minh-long-tot-dan-toi-thanh-cong.html

Comment