No icon

thong-diep-tu-tuc-tho-cho-da-trong-dan-gian

Thông điệp từ tục thờ chó đá trong dân gian

Hiện nay, tại một số đình, chùa, nhà dân vẫn giữ được tín ngưỡng dân gian thờ chó đá. Tục thờ chó đá được thể hiện dưới hai hình thức: một là chôn chó đá trước cổng nhà như một linh vật để canh cổng với ý nghĩa trừ tà, cầu phúc, hai là đặt chó đá trên bệ thờ như một thần linh để cầu cúng, phụng thờ.

Đi tìm hiểu ở một số địa điểm quanh Hà Nội, ta có thể tìm thấy dấu tích của tục thờ chó đá này.

Tại đình làng Địch Vị, xã Phương Đình, huyện Đan Phượng có một bệ thờ chó đá. Chó lớn cao 1,4m, xung quanh là 13 con chó nhỏ với nhiều kích cỡ khác nhau. Người dân xã Địch Vị gọi đàn chó đá là Quan lớn Hoàng Thạch. Hoàng Thạch được thờ trong đình làng cùng với Thành Hoàng làng là Đức Linh Lang đại vương, cho thấy Hoàng Thạch có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân làng Địch Vị.

201301-264

Bệ thờ chó đá tại đình làng Định Vị

Tại đền thờ Hai Bà Trưng (Xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ) hiện vẫn còn một đôi chó đá giữ vai trò canh cửa.

Đại Việt sử ký toàn thư và sách Tây Hồ chí, khi chép về việc trồng muỗm ở đời Trần trên đê sông Hồng, đoạn ở kinh thành cũng đều có nói đến miếu Chó Thần.

Khoảng thời gian sau 1954, những người già ở Hà Nội vẫn kể rằng, ở mé nam ngã tư Trung Hiền có một con chó đá khá lớn, do đó mà có tên là cửa Ô Chó Đá. Nhưng bây giờ thì chó đá cũng không còn nữa, mà cái tên Ô Chó Đá cũng chỉ còn trong kí ức của một số người.

Hiện nay, tại đền Cẩu Nhi (hồ Trúc Bạch, Hà Nội) vẫn còn một bức tượng đá đề “Di tích cẩu nhi”.

201301-265

Di tích Cẩu Nhi hiện nay vẫn còn tại đền Cẩu Nhi, nằm trên hồ Trúc Bạch, Hà Nội

Còn việc dân chúng chôn chó đá trước nhà mình thì hiện vẫn còn rải rác ở một số nơi.

Thế mới nói, tục thờ chó đá của nhân dân ta đã có từ lâu đời, trở thành một tín ngưỡng dân gian. Vậy tại sao người dân lại có tục thờ chó đá? Trả lời được câu hỏi này chính là chúng ta đã giải mã được thông điệp bí ẩn đằng sau hình tượng chó đá mà ta vẫn bắt gặp tại một số đình, chùa hay trước cổng nhà dân.

Theo : vietpictures.net

TAMTHUC

Comment