tam-linh-noi-mieu-thieng-bao-oan-doc-nhat-xu-cao-bang
Tâm linh nơi miếu thiêng báo oán độc nhất xứ Cao Bằng
- bởi map --
- 20/07/2013
Nhắc đến ngôi miếu, người dân vẫn rùng mình về ký ức kinh hoàng của những vụ thảm sát đẫm máu từ những thập niên đầu của thế kỷ trước , tâm linh nơi miếu thiêng .
Nhiều người dân cho rằng, linh hồn ” thần miếu ” báo oán nằm trong rừng đặc dụng Phia Oắc, thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng sẽ “bắt” những ai dám cả gan xâm phạm đến ngôi miếu , thế giới tâm linh .
Mỗi khi nhắc đến ngôi miếu này, người dân vẫn rùng mình về ký ức kinh hoàng của những vụ thảm sát đẫm máu từ những thập niên đầu của thế kỷ XX.
Từ thị trấn Nguyên Bình, chúng tôi vượt 20km đường núi để đến được ngôi miếu hoang linh thiêng chuyên “bắt người” ở ngọn núi Phia Oắc.
Giữa thung lũng hoang vu, những ngôi biệt thự cổ từ đầu thế kỷ XIX hiện lên hoang sơ và cổ kính.
Dân làng cho hay, thực dân Pháp xây dựng những ngôi biệt thự để nhằm phục vụ cho việc khai thác quặng và giám sát công nhân. Chúng tôi giật mình khi đứng trước ngôi miếu hoang tĩnh mịch.
Ngôi miếu được xây bằng đá núi và gạch đỏ, màu rêu phong cổ kính đã bao phủ thành từng đám dày cộp, dương xỉ đã phủ kín mái. Bên trong ngôi miếu, một số vật dụng thờ cúng đã bị mục nát, hư hỏng theo thời gian.
Nhiều người dân cho rằng, “thần miếu” sẽ bắt những ai dám cả gan xâm phạm đến ngôi miếu. |
Cụ Nông Thị Thơm (92 tuổi, thị trấn Nguyên Bình) kể lại: “Mặc dù đã hoang phế từ gần trăm năm nay nhưng ngôi miếu vẫn rất thiêng.
Cách đây 50 năm, bố tôi vào Phia Oắc đi mót quặng, chặt củi, khi đến ngọn núi nơi có miếu thiêng tọa lạc, do không sợ ma mãnh, quỷ thần gì nên ông đã đứng cạnh ngôi miếu đi vệ sinh.
Sau đó, ông bình thản vác bó củi ra về, không ngờ vừa bước chân ra khỏi ngôi miếu, ông bị trượt chân ngã lăn từ trên đỉnh núi xuống, ông bị gãy chân, chấn thương sọ não, cây rừng đâm trúng phổi.
Tôi đưa bố về nhà được hai hôm thì ông mất. Mọi người bảo rằng, do ông đã coi thường thần miếu nên mới bị trừng phạt đến thê thảm như vậy”.
Từ đó, người dân vẫn quen gọi miếu hoang này là miếu báo oán. Thực ra chuyện ông bố cụ Thơm trượt chân ngã dẫn đến cái chết chỉ là sự ngẫu nhiên không phải chuyện thần đền trừng phạt như mọi người vẫn quen gọi.
Chuyện miếu báo oán trong rừng Phia Oắc thỉnh thoảng “bắt người” là chuyện chẳng có gì lạ lẫm.
Trước đây, khi thực dân Pháp còn khai thác quặng, chúng đã giết quá nhiều công nhân nên cũng bị “thần miếu” trừng phạt.
Năm 1939, có một tên quan Pháp giết chết hai công nhân, hắn trèo lên ngọn núi nơi miếu thiêng tọa lạc để quan sát tình hình, bị trượt chân và ngã lăn xuống chân núi. Cú ngã đã vô tình cướp cò súng, viên đạn găm từ cằm lên đến đầu tên Pháp, hắn chết ngay tại chỗ.
Người dân sống cạnh khu rừng Phia Oắc cho rằng, ngôi miếu này rất thiêng. Họ vẫn thường đồn rằng, nếu ai có hành vi xâm phạm đến miếu thì đều bị trừng phạt. Người dân trong làng không ai dám bén mảng đến gần ngôi miếu hoang này, trẻ em chăn trâu cũng chẳng dám lùa trâu qua cánh rừng này. Từ trước đến giờ, chưa ai dám chặt cây cạnh miếu.
Theo NĐT
TAMTHUC
Comment