bi-an-o-thanh-dia-muong-va-hai-hung-chuyen-than-giu-cua
Bí ẩn ở thánh địa Mường và hãi hùng chuyện thần giữ của
- bởi map --
- 24/09/2013
Theo chỉ dẫn của ông Cường, ngay phía chân tháp là ngôi mộ tạm mà cánh thợ vừa đắp lên để an táng cho bộ hài cốt mà họ vô tình tìm được. Ông lão kể, khi đào thấy bộ hài cốt này, ai cũng kinh hồn về linh hồn …
Hài cốt lạ
Lặn lội lên đây nhận công trình này, đã nghe nhiều chuyện bí hiểm, kỳ lạ về ngọn tháp, hãi nhất là chuyện chôn sống người để yểm bùa giữ của nên nhóm thợ vừa làm vừa run. Thấy anh em hoang mang, là người cao tuổi nhất, ông lão phục vụ cơm nước cho cánh thợ đã ra sức động viên. Nào là mình là người làm ăn lương thiện thì quỷ thần cũng phù hộ huống chi là tiên Phật; nào là những chuyện người ta vẫn kể cho nhau ấy chỉ là chuyện vui thôi chứ làm gì có thật.
Thế nhưng, hôm trước, đang lúi húi cơm nước ở dưới chân đồi, nghe mấy cậu thanh niên đang làm trên tháp la oai oái, ông mới hốt hoảng chạy lên thì thấy… hãi thật. Theo những cái chỉ tay run rẩy của đám thanh niên đó, trước mặt ông là nguyên cái sọ người và những chiếc răng trắng hếu. Bên cạnh bộ xương là chiếc tẩu dùng để hút thuốc phiện bằng sành, nhìn qua cũng biết là rất cổ.
Khi lên đây và tìm hiểu, ông biết người Lào, người Thái trước đây khi mất thường hỏa táng chứ không chôn. Việc địa táng chỉ được tiến hành từ sau khi mảnh đất này thoát khỏi ách cai trị của thực dân Pháp. Thêm nữa, nơi này, với họ là tuyệt đối linh thiêng nên chẳng ai to gan lớn mật đưa người chết lên đây chôn cất. Như vậy, lẽ nào bộ hài cốt kia chính là hiện thân của thần giữ của? Nếu vậy thì “tội” mình quá to rồi! Nghĩ đến đó, ông thấy bủn rủn chân tay, trời đang căm căm rét mà mồ hôi cứ túa ra như tắm …
Định thần lại, ông bảo mọi người giữ nguyên hiện trường rồi cho người vào báo với chính quyền xã. Biết đây là việc lớn, ông Cường vội báo lại với các cơ quan chuyên môn của huyện, đồng thời đích thân vào xem xét tình hình. Không dám để lộ thiên lâu, ông Cường đã chỉ đạo cánh thợ tiến hành gom những mẩu xương cùng những đồ vật mà họ tìm thấy tạm thời an táng để chờ các cơ quan có thẩm quyền của huyện vào nghiên cứu, xử lý. Nhưng, sợ “ngài” quở trách nên không ai dám động đến. Sau cùng, việc đó được giao cho ông Lò Văn Xiêng Ón – một cao niên trong xã đảm trách.
Hé lộ kho báu?
Ông Xiêng Ón năm nay 74 tuổi, dáng người ục ịch. Trước đây, khi còn trai tráng, ông phục dịch một cao tăng tu hành ở tháp. Khi những sư sãi đó về Lào, ông cũng trở lại với đời, lấy vợ sinh con. Cũng bởi sự hoàn tục đó mà ông có thêm chữ “Xiêng” ở tên của mình (tên khai sinh của ông là Lò Văn Ón). Theo ông Xiêng Ón thì chính ông là người tắm rửa cho bộ hài cốt trên và đặt “ngài” nằm ngay ngắn trong chiếc tiểu sành. Ngoài chiếc tẩu sứ có hoa văn cầu kỳ dùng để hút thuốc phiện thì cánh thợ trên còn tìm thấy hai chiếc đinh bằng sắt và cùng những đồng tiền xu mà theo phỏng đoán của nhiều người đó là tiền cổ của Trung Quốc. Những chữ tượng hình dập nổi trên mặt đồng tiền khiến ông và mọi người suy luận như vậy.
Bao năm sống ở cạnh ngọn tháp, ông Xiêng Ón chưa từng thấy ai đem người chết lên tháp để chôn. Thêm nữa, nhìn những hiện vật được chôn theo bộ hài cốt đó, chẳng cần phải là người sành sỏi ông cũng biết chúng có tuổi đời đến mấy trăm năm. Ông Xiêng Ón bảo, nếu những nhận định của ông là đúng thì câu chuyện về kho của được người xưa chôn dưới chân tháp mà dân bản vẫn truyền tai nhau là hoàn toàn có cơ sở.
Theo lời kể của ông Xiêng Ón và ông Lò Văn Thoong – Chẩu sửa (tộc trưởng của người Lào ở Mường Và) thì trước đây, đất này từng sống dưới ách cai trị hà khắc của triều đình phương Bắc. Khi bị các cuộc khởi nghĩa của những tù trưởng, lãnh chúa đánh lui, trước khi gấp gáp rút khỏi vùng đất một thời phồn thịnh ấy, không thể đem theo những của cải đã vơ vét được, quân giặc đã chọn quả đồi thiêng, nơi có ngọn tháp sừng sững trên tọa lạc để chôn giấu và chôn sống người để làm thần giữ của…
Câu chuyện thứ hai là của ông Lò Minh Ón – hiện là Phó Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Sốp Cộp. Nhiều năm nghiên cứu về văn hóa, lịch sử các dân tộc, ông Ón cũng cho rằng, dưới chân tháp là nơi giấu của của người Tàu. Tuy nhiên, làm phép yểm thần giữ của, quân giặc đã bắt và chôn sống 8 người gồm 4 thanh niên và 4 trinh nữ. Một Sa Thú ở Luông Pha Băng (Lào) biết chuyện giấu của trên, đã cùng một đệ tử của mình sang tìm kiếm. Tuy nhiên, việc tìm kiếm đó đã thất bại do pháp thuật của Sa Thú không vượt qua tà thuật trấn yểm của người Tàu và hậu quả là đệ tử của cao tăng đó đã chết bất đắc kỳ tử ngay dưới chân tháp.
Theo: Chùa phúc lâm
TAMTHUC
Comment