No icon

ky-bi-gieng-than-trong-ngoi-chua-o-hue-co-the-che-ngu-rong-du

Kỳ bí “giếng thần” trong ngôi chùa ở Huế có thể chế ngự Rồng dữ

Tại thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên – Huế) có 1 giếng rất độc đáo mang tên Hàm Long (miệng của con rồng) trên quốc tự Báo Quốc với truyền thuyết gắn liền lịch sử của các vua triều Nguyễn (1802-1945).

Theo truyền thuyết nhiều người xưa kể lại, khi vua Nguyễn từ Bắc vào Huế (xứ Thuận Hóa) định đô thì nhiều đêm liên tiếp có 1 con rồng gây ra mưa gió quấy nhiễu, vua bèn sai thầy địa xem phong thủy thì thấy trước mặt Kinh thành có 1 dãy núi thiêng với nhiều long mạch.

Để chế ngự con rồng này cần phải mời bậc cao nhân về yểm long mạch. Sau khi mời các thầy về yểm tại nhiều điểm, quả nhiên sau đó không còn rồng quấy phá vua nữa. Từ đó, dãy núi đó được đặt tên là Bình An Sơn.

Hiện vẫn còn hàng chục ngôi chùa tại núi này. Điểm khởi đầu của các chùa là quốc tự Báo Quốc do thiền sư Giác Phong dựng lên vào cuối thế kỷ XVII. Khi thiền sư đến lập chùa đã đào 1 cái giếng để lấy nước ngay dưới chân núi. Bỗng từ dưới giếng có mạch nước ngọt tỏa mùi thơm ngát phun ra liên tục như miệng con rồng phun nước nên đặt là giếng Hàm Long. Một sự tích khác là khi đào đúng viên đá dẫn lộ xuống mạch nước ngầm, vì đá quá giống miệng con rồng nên đặt tên Hàm Long.

Giếng Hàm Long

Bia đá của chùa và xóm Báo Quốc ghi sát giếng: “Giếng Hàm Long có tên chữ Hán là Hàm Long Tĩnh. Theo bộ Hàm Long Sơn Chí thì Giếng xuất hiện cùng thời với việc khai sơn chùa Báo Quốc khoảng năm 1674.

Đáy giếng có đá như hàm rồng. Nước trong đá tuôn ra mát lạnh có vị ngọt nên ngạn ngữ có câu: Giếng Hàm Long trong lại ngọt. Anh thương em rày có Bụt chứng tri.

Theo Đại Nam Nhất Thống chí: Buổi đầu khai quốc, các quan lại triều đình thường lấy nước giếng này để Vua dùng nên lại có tên nữa là Giếng Cấm”.

Nhiều người dân ở xung quanh chùa Báo Quốc cho biết hiện nước giếng không có ai đến lấy uống nữa vì sợ là giếng cấm cho vua. Giếng chỉ được phục vụ cho mục đích thăm quan. Ngày xuân, nếu lên dạo cảnh, thắp hương tại chùa Báo Quốc, du khách hãy đến giếng “miệng rồng” để cầu nguyện cho những điều may mắn, sức khỏe, bình an cho gia đình.

Dưới đây là chùm ảnh về giếng Hàm Long:

Quốc tự Báo Quốc

Giếng Hàm Long nằm ngay dưới chân núi dẫn lên chùa Báo Quốc

Một đầu rồng dữ tợn được đắp nổi trước giếng

Giếng có mực nước đầy quanh năm

Nước giếng xanh vắt

Có cá chép vàng bơi lội tung tăng dưới giếng Hàm Long. Liệu cá có hóa rồng trong vài trăm năm tới khi được sống tại giếng thiêng?

Tương truyền các viên đá dưới đáy giếng có hình dạng giống miệng con rồng

Người dân quanh vùng hay đến thắp hương trước giếng trong ngày lễ

Phía sau giếng lúc xưa có 1 cây cổ thụ rất to nhưng giờ không còn nữa vì bị mối mọt ăn chết

Du khách cầu nguyện nhiều may mắn, sức khỏe trong năm Nhâm Thìn ở giếng Hàm Long

Vùng đất xung quanh giếng vẫn còn rất nhiều cây cổ thụ tỏa bóng mát quanh năm

Màu thời gian của giếng

Không ai dám dùng nước giếng Hàm Long kể từ khi nước tại đây được tiến vua dùng vì độ ngọt

và thơm kỳ lạ không giếng nào sánh bằng. Giếng đã được đậy lại kín bởi 1 tấm lưới sắt đan

Hình tượng rồng rất nhiều gần giếng Hàm Long, trên các mái chùa ở dãy núi xưa nơi truyền thuyết kể từng có rồng dữ quấy phá nhà vu.

Theo Đại Dương – DT

TAMTHUC

Comment