No icon

-nguoi-khong-phan-biet-duoc-mau-qua-dau-tay-trong-anh-la-gi-khoa-hoc-ly-giai-vi-sao

90% người không phân biệt được màu quả dâu tây trong ảnh là gì, khoa học lý giải vì sao

Sau chiếc váy màu xanh đen hay vàng trắng, cả thế giới lại tiếp tục một cuộc tranh cãi mới về màu sắc của một đĩa dâu tây màu đỏ (hay màu xám?).

Hai năm trước, một chiếc váy màu xanh dương đã khiến cả thế giới bối rối, và vào tháng 11 năm ngoái, một cặp dép tông màu xanh đen (hay màu vàng trắng?) lại một lần nữa khiến cả thế giới bị phân lập.

Hiện một nhà tâm lý học người Nhật Bản đã tạo ra một ảo giác màu sắc loạn trí nữa bằng cách thế chỗ các điểm ảnh màu đỏ bằng màu xám trong một bức ảnh chụp dâu tây, để một lần nữa chứng minh rằng ngay cả với một thực tế khách quan như màu sắc thì bộ não chúng ta vẫn là “người có tiếng nói cuối cùng”.

Giáo sư tâm lý học Akiyoshi Kitaoka từ Đại học Ritsumeikan (Nhật Bản) đã làm khuấy đảo một cơn bão khi đăng trên twitter cá nhân bức ảnh chụp một đĩa dâu tây và tuyên bố rằng không có chút sắc đỏ nào trong bức tranh, trái ngược với vẻ bên ngoài.

Bức ảnh chụp của nhà tâm lý học Akiyoshi Kitaoka. (Ảnh: Internet)

Chú thích ảnh:

2色法によるイチゴの錯視。この画像はすべてシアン色(青緑色)の画素でできているが、イチゴは赤く見える。

Strawberries appear to be reddish, though the pixels are not.
Dâu tây dường như có màu đỏ, tuy rằng các điểm ảnh thì hoàn toàn không phải thế.
Nhiều người phản hồi rằng vẫn có thể nhìn thấy sắc đỏ trong bức ảnh, và cả hai nhóm ủng hộ và phản đối đều quay sang Photoshop để tìm kiếm bằng chứng.
Để tiết kiệm thời gian, đây là một bức ảnh chúng tôi đã chuẩn bị trước, khi so sánh một phiên bản gốc chưa lọc màu đỏ so với phiên bản đã lọc ‘màu xám’ của bức ảnh chụp dâu tây:
dâu tâyBấm vào ảnh để phóng to. (Ảnh: Akiyoshi Kitaoka/Juno Kim/ScienceAlert)

Như bạn có thể thấy trong bức ảnh bên phải, nếu nhìn gần những quả dâu tây này thực sự có màu xám.

Loại ảo giác này là bằng chứng của một hiện tượng gọi là tính bất biến của màu sắc (colour constancy).

“Điều này xảy ra bởi bộ não xác định màu sắc vật thể bằng cách phớt lờ màu sắc của nguồn sáng”, TS Juno Kim từ Đại học New South Wales cho biết.

Nói một cách đơn giản, điều chúng ta nhìn nhận là các màu sắc khác nhau thực ra là các bước sóng ánh sáng khác nhau trong khoảng tầm 390 đến 700 nanomét.

Quang phổ mắt người nhìn thấy được. Các màu sắc khác nhau thực ra chỉ là các bước sóng ánh sáng khác nhau trong khoảng tầm 390 đến 700 nanomét. (Ảnh: Internet)

Cụ thể, các bước sóng khác nhau khiến ba loại cơ quan thụ quang bên trong mắt gửi các tín hiệu đặc thù đến vỏ não thị giác, chịu trách nhiệm kết hợp thông tin này với các gợi ý khác về hoàn cảnh xung quanh để tạo ra một trải nghiệm chúng ta gọi là màu sắc.

Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/dung-tin-vao-mat-ban-buc-anh-chup-trai-dau-tay-nay-khong-phai-mau-do.html

Comment