ban-co-biet-tat-ca-moi-nguoi-deu-co-mat-mau-nau
Bạn có biết:Tất cả mọi người đều có mắt màu nâu?
- bởi map --
- 17/03/2017
Cặp mắt màu xanh của ai đó đang đánh lừa bạn. Vì thực ra, tất cả mọi người đều có mắt màu nâu. Đây là một thực tế không ngờ.
Theo CNN, bất kể bạn có mắt màu nâu, màu xanh dương, màu xanh lục, … trên thực tế chúng đều là các sắc thái khác nhau của cùng một loại màu. Nói đúng hơn, nó phụ thuộc vào cách bạn định nghĩa “màu sắc”.
Melanin, bao gồm các tế bào hắc tố melanocyte, là một sắc tố màu nâu đậm. Tất cả tròng đen (hay mống mắt) chúng ta đều chứa loại sắc tố này, tức là, trên phương diện kỹ thuật, mắt của mọi người đều có màu nâu ở một mức độ nào đó.
Bấm vào ảnh để phóng to. (Ảnh: Internet)
Càng nhiều sắc tố này bên trong tròng đen, ánh sáng khả kiến được hấp thụ sẽ càng nhiều, nghĩa là tròng đen sẽ trông nâu hơn. Với ít sắc tố melanin hơn một chút, thì các bước sóng ánh sáng được hấp thụ cũng ít hơn, và nhiều màu sắc xanh lục hơn được tán xạ trở lại.
Tương tự, những người có nồng độ sắc tố melanin thấp nhất sẽ có mắt màu xanh dương. Trên thực tế, rất nhiều đứa trẻ mới sinh ra có mắt màu xanh dương, là do chúng chưa phát triển đầy đủ sắc tố melanin trong tròng đen. Cùng với sự gia tăng lượng melanin trong tròng đen khi lớn lên, có thể màu mắt chúng sẽ đổi khác, hướng về phía bên phải của dải quang phổ.
Bấm vào ảnh để phóng to. (Ảnh: Internet)
Không chỉ người, cơ chế điều chỉnh màu sắc tương tự cũng được ghi nhận ở nhiều loài chim; chúng sử dụng cơ chế này để thay đổi màu lông của mình.
Tuy rằng sắc tố nhiều hay ít trong cấu trúc lông của từng loài chim sẽ quyết định màu sắc nào được hiển thị, nhiều loài có thể tự thay đổi hình dáng bề ngoài của mình bằng cách thay đổi cấu trúc nano của sợi lông, một loại chất liệu keratin giống bọt biển với nhiều lỗ nhỏ li ti có kích thước nano, tương tự tóc người. Tuy nhiên, khác với người, loài chim có khả năng thay đổi kích thước của những lỗ nano nhỏ đến gần như vô hình này, khiến các bước sóng ánh sáng được tán xạ khác nhau. Sự tán xạ khác nhau của ánh sáng sẽ quyết định màu sắc được nhìn thấy là gì. Chính vì vậy, khi già đi, lượng sắc tố melanin mà cơ thể có thể sản xuất sụt giảm, nhưng chính nhờ khả năng mở rộng hoặc thu hẹp các lỗ nano trên cấu trúc sợi lông, nên bộ lông loài chim sẽ không bao giờ chuyển bạc. Trái lại, màu tóc con người chỉ dựa vào một yếu tố duy nhất chính là lượng các sắc tố này, nên khi chúng ta già đi, khả năng sản xuất lượng sắc tố này sụt giảm, nên rốt cục tóc tai sẽ chuyển bạc.
TAMTHUC Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/thuc-ra-tat-ca-moi-nguoi-deu-co-mat-mau-nau.html
Comment