bi-mat-nen-van-minh-co-dai-that-lac-tai-sa-mac-sahara
Bí mật nền văn minh cổ đại thất lạc tại sa mạc Sahara
- bởi map --
- 28/02/2017
Sahara là sa mạc lớn nhất trên thế giới. Với diện tích khoảng 9 triệu km2, Sahara lớn ngang Hoa Kỳ, bao phủ 1/3 diện tích Châu Phi.
Sa mạc Sahara. Bấm vào ảnh để phóng to. (Ảnh: Britannica)
Với mức nhiệt cao nhất lên đến 57 độ C và độ ẩm thấp nhất chỉ 2%, thật khó tưởng tượng nơi đây từng là một thiên đường xanh mát.
Dù hiện là một trong những địa điểm khô nóng nhất trên Trái Đất, nhưng chỉ cách đây 10.000 năm, Sahara lại là một vùng đất tuyệt vời để cư ngụ.
Sahara từng là một thảo nguyên xanh mát. (Ảnh: Internet)
Sahara xanh mát từng là một thảo nguyên phì nhiêu màu mỡ tràn ngập động vật hoang dã, đồng cỏ, cây cối, và sông ngòi đầy cá.
Chính vào giai đoạn này, ở đây có một nền văn minh cổ đại cư ngụ.
Trong khoảng năm nghìn năm, con người đã sinh sôi nảy nở, săn bắt đánh cá, chăn thả gia súc, trồng cây lương thực, chế tác đồ gốm và trang sức. Nhưng rồi tất cả đều đi đến hồi kết…
Sa mạc Sahara từng tràn ngập sắc xanh
Khoảng 8.000 đến 10.000 năm trước, một sự kiện biến đổi khí hậu xảy ra do sự thay đổi độ nghiêng trục quay và quỹ đạo của Trái Đất.
TAMTHUCẨn giấu bên dưới lớp cát của sa mạc Sahara là những vết tích sót lại của nền văn minh từng cư ngụ trên mảnh đất này. Gần đây, các nhà khảo cổ học đã bắt đầu tìm thấy manh mối về thế giới huyền diệu bị thất lạc này.
Tại hơn một trăm di chỉ khảo cổ, các nhà khoa học đã đào được các mẫu vật địa chất, xương động vật, công cụ và bích họa nghệ thuật ấn tượng trên đá. Chúng tái hiện một bức tranh sinh động, nhiều màu sắc về cuộc sống trên vùng đất Sahara xanh tươi.
Nếu leo lên cao nguyên Tassili N’Ajjer ở phía đông nam Libya, tại hai ngọn Hoggar và ngọn Air, chúng ta vẫn có thể bắt gặp các loài thực vật như cây bách và cây ôliu.
Vì không thể sinh sôi nảy nở, chúng đã cố gắng sống sót qua năm tháng dài đằng đẵng. Rất nhiều cây có tuổi thọ ít nhất lên đến 4.000 năm tuổi. Bộ rễ của chúng vươn dài hơn 7m trong lòng đất, nhằm duy trì nguồn cung nước cho cây.
Trước khi biến đổi thành một sa mạc, Sahara cũng từng sở hữu các loài cây như tần bì, tuyết tùng, sồi, óc chó, sim, và chanh.
Khái niệm lạc đà không tồn tại trong nền văn minh cổ đại thất lạc ở Sahara
Ngày nay, khi nhắc tới sa mạc Sahara, người ta liên tưởng ngay đến hình ảnh đoàn lữ khách hành hương trên lưng lạc đà, nhưng ít ai biết rằng loài động vật này là điều hoàn toàn xa lạ với nền văn minh cổ đại từng cư trú ở đây vào khoảng 10.000 năm trước. Thực ra, lạc đà không xuất hiện trong khu vực này cho đến khoảng thời gian đầu Công nguyên.
Lạc đà là một khái niệm xa lạ đối với nền văn minh cổ đại thất lạc ở Sahara thời xưa. (Ảnh: Internet)
Nhiều loại hóa thạch khủng long đã được khai quật trong khu vực. Các chi khủng long khổng lồ như Ouranosaurus, Afrovenator, Jobaria và một số loài khác từng tung hoành ở đây thời cổ đại.
Khủng long Ouranosaurus. (Ảnh: Internet)
Khủng long Afrovenator. (Ảnh: Internet)
Khủng long Jobaria. (Ảnh: Internet)
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/187062.html
Comment