tai-sao-nhieu-khu-vuc-o-canada-duong-nhu-khong-ton-tai-trong-luc
Tại sao nhiều khu vực ở Canada dường như “không tồn tại trọng lực”?
- bởi map --
- 14/02/2017
Các nhà khoa học đã cố gắng giải mã bí ẩn tại sao rất nhiều khu vực ở Canada không tồn tại trọng lực.
Vào những năm 1960 khi trường trọng lực toàn cầu được lập bản đồ và đo đạc, các chuyên gia đã nhận thấy một điểm dị thường trọng lực tại vùng vịnh Hudson và xung quanh.
So với các nơi khác trên thế giới, trọng lực ở khu vực này của Canada là thấp hơn rất nhiều. Nguyên nhân đằng sau hiện tượng bí ẩn này là gì?
Biểu đồ biểu thị mức độ dị thường trọng lực trên Trái Đất. Cướng độ lực hấp dẫn từ yếu nhất (màu xanh dương) đến mạnh nhất (màu đỏ) được biểu thị bằng các màu sắc khác nhau trên biểu đồ. (Ảnh: Internet)
Cường độ trọng lực thay đổi khác nhau tại các khu vực khác nhau trên Trái Đất. Nghiên cứu chỉ ra rằng khối lượng Trái Đất không phân bố theo tỷ lệ vì nó có thể thay đổi vị trí theo thời gian.
Các nhà khoa học có thể lập bản đồ trọng trường Trái Đất từ không gian và quan sát các biến đổi nhỏ từ năm này sang năm khác.
Vài năm trước, các nhà khoa học tại Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard-Smithsonian và Đại học Toronto, đã đo lường trọng lực của Trái Đất bằng cặp kính thiên văn cực nhạy GRACE của NASA. Kết quả nghiên cứu của họ đã xác nhận giả thuyết hiện nay, rằng 20.000 năm trước các con sông băng đã đè ép xuống lớp vỏ Trái Đất trong khu vực, như khi một người ngồi lên một cái đệm nước cực dính.
Số liệu của kính viễn vọng GRACE cho phép các nhà khoa học có thể thử vẽ bản đồ địa hình vịnh Hudson trong thời kỳ đó. Lúc đó nó được bảo phủ bởi dải băng Laurentide, vốn bao phủ phần lớn lãnh thổ Bắc Mỹ ngày nay.
Các nhà khoa học tin rằng dải băng này dày gần 3,2 km ở hầu hết các phần, và ở hai khu vực của vịnh Hudson, độ dày lên đến 3,7 km. Nó cũng rất nặng và đè nén xuống Trái Đất. Sau 10.000 năm, dải băng Laurentide tan chảy, cuối cùng biến mất vào khoảng 10.000 năm trước, để lại một vết lõm sâu trên bề mặt Trái Đất.
TAMTHUCBiểu đồ 3D miêu tả trường trọng lực (trọng trường) của Trái Đất. Hãy quan sát những chỗ nhấp nhô uốn lượn kia. Chỗ phình ra càng lớn, thì trọng lực ở khu vực đó càng mạnh. Trọng lực không được phân bố đều trên Trái Đất.
Có nghĩa là khu vực này đang nảy trở lại khoảng 1 cm mỗi năm.
Cần phải nói thêm rằng giả thuyết dải băng chỉ áp dụng cho 25-45% các biến đổi trọng lực xung quanh vịnh Hudson và khu vực xung quanh. Loại trừ “hiệu ứng nảy lại” khỏi dấu hiệu trọng lực trong khu vực, các nhà khoa học xác định rằng 55-75% biến thiên trọng lực còn lại là do dòng đối lưu trong manti Trái Đất.
Khu vực Hudson của Canada sẽ có trọng lực nhỏ hơn trong một thời gian dài. Người ta ước tính rằng Trái Đất sẽ phải nảy trở lại gần 200 m để khôi phục hình thái ban đầu. Quá trình này cần khoảng 5.000 năm, nhưng hiệu ứng nảy lại vẫn có thể được quan sát.
Tuy rằng mực nước biển đang gia tăng trên khắp thế giới, nhưng trái lại mực nước biển dọc bờ biển vịnh Hudson lại đang hạ thấp xuống khi đất đai tiếp tục nảy trở lại, khôi phục trước trọng lực đè ép của dải băng Laurentide.
Quý Khải
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/adasada.html
Comment